THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 101)

7. Bố cục của luận văn

2.2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC.

2.2.1. Kết quả thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn qua một số năm (2004 - 2006).

Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tuy còn gặp nhiều khó khăn thách thức, nhƣng năm nào cũng hoàn thành dự toán Trung ƣơng giao. Năm 2004 tổng thu Ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đạt 2.887.024 triệu đồng, bằng 135% dự toán trung ƣơng giao, trong đó ngân sách cấp tỉnh đƣợc hƣởng là 1.895.108 triệu đồng. Tổng thu Ngân sách nhà nƣớc các năm 2005, 2006 đều cao, hoàn thành đƣợc nhiệm vụ thu do trung ƣơng cũng nhƣ Hội đồng nhân dân tỉnh giao. Năm 2005, dự toán trung ƣơng giao là 2.930.300 triệu đồng nhƣng tổng thu ngân sách của tỉnh đạt 3.440.518 triệu đồng, đạt 117,4% dự toán, bằng 119,1% so với năm 2004, nguồn thu ngân sách cấp tỉnh đƣợc hƣởng theo phân cấp là 2.318.765 triệu đồng. Tổng thu Ngân sách năm 2006 là 4.467.000 triệu đồng bằng 110,9% dự toán trung ƣơng giao là 4.027.000 triệu đồng, nguồn thu ngân sách cấp tỉnh đƣợc hƣởng là 3.361.544 triệu đồng. Phấn đấu năm 2007 thu Ngân sách nhà nƣớc đạt 5.000 tỷ đồng. Trong đó các chỉ tiêu thu nội địa tăng cao, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu ngân sách, hoàn thành vƣợt mức dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao.

Tình hình thu Ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn qua các năm 2004-2006 thể hiện qua Bảng 2.1.

Formatted: Dutch (Netherlands)

(Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Phúc năm 2004, 2005, 2006)

* Thu xí nghiệp quốc doanh trung ương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có số thu chiếm một tỷ trọng tƣơng đối lớn so với các chỉ tiêu thu khác. Năm

Bảng 2.1:

Vĩnh Phúc:Tình hình thu ngân sách địa phương tỉnh giai đoạn 2004-2006 (triệu đồng)

Chỉ tiêu thu 2004 2005 2006 Dự toán TW giao Thực hiện Tỷ lệ TH/DT Dự toán TW giao Thực hiện Tỷ lệ TH/DT Dự toán TW giao Thực hiện Tỷ lệ TH/DT Tổng thu NS 2.142.000 2.887.024 135% 2.930.300 3.440.518 117,4% 4.027.000 4.467.000 110,9% 1.Thu XNQDTW 38.500 63.278 164% 38.200 38.400 100,5% 32.500 32.500 100% 2.Thu XNQDĐP 6.000 6.337 106% 7.500 12.200 162,6% 10.500 17.000 161,9% 3.Thu XNĐTNN 604.000 862.907 143% 1.240.000 1.861.750 150% 2.893.000 2.600.000 89,9% 4.Thu NQD 47.000 56.644 121% 60.000 85.300 142% 95.500 140.000 146,6% 5.Thu phí trƣớc bạ 11.700 19.299 165% 19.000 16.700 87,8% 17.000 17.500 102,9% 6.Thuế sử dụng đất NN 1.350 820 600 7.Thuế nhà đất 2.600 3.548 136% 3.000 3.900 130% 4.110 4.200 120% 8.Thuế thu nhập 16.000 29.548 185% 22.000 38.000 173% 32.000 45.000 140,6% 9.Thu xổ số kiến thiết 3.000 5.544 185% 3.600 6.000 166,6% 5.500 6.500 118% 10.Thu phí và lệ phí 7.500 16.360 218% 8.000 8.000 100% 6.500 10.000 153,8% 11.Thuế CQSDĐ 1.700 5.568 328% 4.200 4.200 100% 3.500 3.700 105,7% 12.Tiền sử dụng đất 31.300 277.075 885% 70.000 173.000 247,1% 120.000 535.000 445,8% 13.Tiền thuê đất 1.400 11.346 810% 1.800 2.000 111,1% 2.000 5.000 250% 14.Thu phí xăng dầu 15.000 17.207 115% 22.000 23.000 104,55% 26.000 26.000 100% 15.Các khoản thu tại xã 13.300 40.707 306% 8.000 25.530 319,1% 8.500 22.000 258,8% 16.Thu khác ngân sách 3.000 18.817 627% 3.000 9.900 330% 4.000 10.000 250% 17.Thuế xuất nhập khẩu 1.340.000 840.821 63% 1.420.000 650.000 45,7% 767.000 950.000 123,8% 18.Thu kết dƣ 85.830 176.881 19.Thu chuyển nguồn 98.406 245.937 20.Thu viện trợ 311 21.Thu vay XDCSHT 145.000 22.Thu không đƣa CĐNS 141.207 23.Thu chuyển giao ngân sách các cấp 139.914 24.Các khoản thu để lại QL qua NSNN 59.000 42.000

Formatted: Dutch (Netherlands)

2004, tổng số thu 63.278 triệu đồng, đạt 164% dự toán, số tăng thu chủ yếu là thuế thu nhập doanh nghiệp tăng và thuế tài nguyên tăng (124%). Năm 2005, dự toán trung ƣơng giao là 38.200 triệu đồng, thực hiện đạt 38.400 triệu, bằng 100,5% dự toán. Số thu của năm 2006 là 32.500 triệu đồng, bằng 100% dự toán, giảm so với năm 2005 là do sản lƣợng sản xuất tiêu thụ của hầu hết các doanh nghiệp giảm nhiều so với năm 2005 dẫn đến thuế phát sinh và nộp trong năm giảm. Điện lực Vĩnh Phúc và Bƣu điện Vĩnh Phúc do thay đổi phƣơng thức kê khai tính thuế và cách tính thuế đối với doanh thu phân chia nên dẫn đến số nộp Ngân sách nhà nƣớc tại Vĩnh Phúc giảm.

* Thu xí nghiệp quốc doanh địa phương: Đây là chỉ tiêu thu tăng liên tục và vƣợt kế hoạch giao trong 3 năm. Năm 2004 dự toán trung ƣơng giao 6.000 triệu đồng, thực hiện 6.337 triệu đồng, đạt 106% dự toán. Năm 2005, thực hiện 12.200 triệu, bằng 162,67% dự toán giao là 7.500 triệu đồng. Năm 2006, thực hiện thu xí nghiệp quốc doanh địa phƣơng tiếp tục tăng cao đạt 17.000 triệu đồng, bằng 161,9% dự toán trung ƣơng giao là 10.500 triệu đồng. Số thu từ các xí nghiệp quốc doanh địa phƣơng tăng cao, đạt và vƣợt toán đƣợc giao, nguyên nhân chủ yếu là do một số đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao do thực hiện kế hoạch cổ phần hoá và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nƣớc.

* Thu xí nghiệp đầu tư nước ngoài: Đây là chỉ tiêu thu thuế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2004 số thực hiện đạt 862.907 triệu đồng, vƣợt dự toán trung ƣơng giao 258.907 triệu đồng, đạt 143% dự toán. Năm 2005, số thu tăng cao đạt 1.861.750 triệu đồng bằng 150% dự toán trung ƣơng giao là nhờ giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ tăng cao, mức tiêu thụ sản phẩm của một số công ty lớn nhƣ Công ty Honda, Công ty Toyota tăng, số lƣợng các doanh nghiệp kinh doanh có lãi nhiều hơn nên số thu từ hoạt động của các doanh nghiệp

Formatted: Dutch (Netherlands)

đầu tƣ nƣớc ngoài đạt khá. Năm 2006, số thu từ khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là 2.600.000 triệu đồng, bằng 89,9% dự toán. Giá trị tuyệt đối có tăng tuy nhiên lại không đạt đƣợc dự toán đƣợc giao, nguyên nhân chủ yếu là do chính sách nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng làm mức tiêu thụ ô tô giảm mạnh, mặt khác cơ cấu chủng loại xe cũng thay đổi, xe có mức thuế cao giảm, loại xe có mức thuế thấp chiếm tỷ trọng cao dẫn đến kết quả thu đạt thấp.

* Thu ngoài quốc doanh: Kết quả thu đạt khá, tăng đều qua các năm và đều vƣợt dự toán trung ƣơng giao chủ yếu là do trong giai đoạn này (2004- 2006) một số doanh nghiệp đi vào hoạt động đã đến hạn thực hiện các sắc thuế, số đối tƣợng đƣợc quản lý thu thuế ngày một tăng lên, tạo số thu nộp ngân sách nhà nƣớc tăng. Năm 2004 số thu ngoài quốc doanh là 56.644 triệu đồng, năm 2005 là 85.300 triệu đồng, đặc biệt năm 2006 số thu đạt 140.000 triệu đồng, bằng 146,6% dự toán trung ƣơng giao.

* Thu lệ phí trước bạ: Đây là loại lệ phí nhằm vào việc hƣớng dẫn tiêu dùng của xã hội và điều tiết thu nhập của các đối tƣợng có thu nhập khá trong xã hội. Năm 2004, thu trƣớc bạ vƣợt dự toán trung ƣơng giao 165% đạt 19.299 triệu đồng, nguồn thu đƣợc tập trung chủ yếu từ thu trƣớc bạ không phải nhà đất. Do nhu cầu tiêu dùng, mua sắm phƣơng tiện của các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh tăng, ý thức chấp hành luật thuế đƣợc nâng cao nên thu nộp ngân sách đạt kết quả khá. Năm 2005, tuy không hoàn thành dự toán nhƣng số thu tuyệt đối cũng đạt khá cao 16.700 triệu đồng.

* Các khoản thu từ nhà, đất: thu qua các năm đều tăng cao, vƣợt dự toán trung ƣơng giao nhƣ năm 2004 tiền sử dụng đất bằng 885% dự toán trung ƣơng giao. Các khoản thu từ nhà, đất tăng cao là do các địa phƣơng đã và đang tích cực triển khai công tác quy hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để huy động nguồn lực đất đai cho đầu tƣ phát triển, tăng cƣờng các biện pháp quản lý, hạn chế thất thoát, thực hiện theo chủ trƣơng của tỉnh.

Formatted: Dutch (Netherlands)

* Thu thuế xuất nhập khẩu: trong 2 năm 2004 và 2005 đều không đạt dự toán đƣợc giao, nguyên nhân chính là do việc phải bù trừ thuế giá trị gia tăng cho một số mặt hàng đƣợc nội địa hoá, bù trừ vào số thu năm 2005 khoảng 400 tỷ đồng. Năm 2006, thực hiện lộ trình giảm thuế xuất nhập khẩu do đó dự toán trung ƣơng giao chỉ là 767.000 triệu đồng, số thực hiện là 950.000 triệu đồng, bằng 123,8% dự toán.

* Các khoản thu khác như: phí, lệ phí, thu phí xăng dầu, thu khác ngân sách…thực hiện đều đạt và vƣợt dự toán trung ƣơng giao.

Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua đã tăng dần qua các năm (2004-2006), cơ cấu thu chuyển dịch tích cực, thu nội địa tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách trên địa bàn, tỉnh đã tự cân đối đƣợc thu chi ngân sách và có đóng góp cho ngân sách trung ƣơng. Các nguồn thu ngân sách nhà nƣớc đƣợc quản lý tƣơng đối chặt chẽ theo hƣớng vừa động viên mức cao nhất có thể vào ngân sách nhà nƣớc, vừa tạo điều kiện nuôi dƣỡng nguồn thu ngân sách nhà nƣớc. Thực tế kết quả thu ngân sách nhà nƣớc của tỉnh qua các năm 2004, 2005, 2006 cho thấy nguồn thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu ở lĩnh vực kinh tế có vốn đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài, kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh, mức độ huy động ngân sách nhà nƣớc từ nông nghiệp chiếm tỷ trọng không lớn vì quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta là giảm thuế nông nghiệp, miễn thuỷ lợi phí…nhằm tạo điều kiện nâng cao đời sống cho nhân dân ở khu vực nông thôn.

Tình hình thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh luôn có biến động do giá cả nhiều mặt hàng không ổn định, thực hiện lộ trình giảm thuế quan theo cam kết AFTA và lộ trình ra nhập WTO, dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, mƣa lũ, ngập úng diễn ra gây thiệt hại không nhỏ làm ảnh hƣởng tới phát triển kinh tế nƣớc ta nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Tuy

Formatted: Dutch (Netherlands)

nhiên cũng có nhiều thuận lợi đó là đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Uỷ Đảng, Chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể quần chúng, lại kế thừa một nền kinh tế đang tăng trƣởng cao, kinh tế xã hội phát triển toàn diện là động lực quan trọng để năm nào cũng thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách, đạt và vƣợt dự toán trung ƣơng và Hội đồng nhân dân tỉnh giao, để Vĩnh Phúc tiếp tục là 1 trong 10 tỉnh đứng trong hàng ngũ câu lạc bộ các tỉnh có số thu 3.000 tỷ đồng trở lên. Nhờ thực hiện tốt nhiệm vụ thu mà tỉnh đã đảm bảo đƣợc nguồn lực tài chính ngân sách thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng, giải quyết kịp thời kinh phí khắc phục thiên tai, hạn hán, dịch bệnh và các nhiệm vụ đột xuất phát sinh.

2.2.2 Thực trạng chi Ngân sách địa phương ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2004 - 2006.

Chi ngân sách địa phƣơng nhằm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, cụ thể tình hình chi ngân sách địa phƣơng của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2004-2006 nhƣ sau:

Formatted: Dutch (Netherlands)

Bảng 2.2:

VÜĩnh phóúc: Tình hình chi ngân sách địa phương tØỉnh giai đoạn 2004-2006 (triệu đồng) Chỉ tiêu chi 2004 2005 2006 Dự toán TW giao Thực hiện Tỷ lệ TH/DT Dự toán TW giao Thực hiện Tỷ lệ TH/DT Dự toán TW giao Thực hiện Tỷ lệ TH/DT Tổng chi NSĐP 837.764 1.710.634 204% 1.424.404 2.610.676 183% 2.997.559 3.669.989 123% I.Chi đầu tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phát triển 160.044 671.433 420% 581.175 910.864 157% 1.126.000 1.903.988 169% 1.Chi XDCB tập trung 127.744 234.182 183% 510.175 582.944 114,3% 1.005.000 1.234.724 123% 2.Chi XDCB từ nguồn để lại 31.300 239.483 765% 70.000 187.920 268.5% 120.000 536.000 446,7% 3.Chi đầu tƣ hỗ trợ DN 1.000 21.092 1.000 34.500 1.000 43.464 4.Chi trả nợ vay 30.100 105.500 89.800 II.Chi thường xuyên 524.610 762.264 145% 591.896 835.478 141% 839.677 1.009.045 120,2% 1.Chi trợ giá các mặt hàng C/S 780 572 73% 860 1.466 170,5% 1.529 2.Chi sự nghiệp kinh tế 54.773 49.866 91% 57.182 63.680 111,4% 75.450 3.Chi sự nghiệp GD-ĐT 250.321 296.796 119% 305.916 332.232 108,6% 464.010 469.400 101,2% 4.Chi sự nghiệp y tế 46.839 86.285 184% 49.039 73.450 149,8% 83.010 104.700 126% 5.Chi sự nghiệp KHCNMT 7.058 10.322 146% 7.759 10.700 138% 10.000 10.300 103% 6.Chi sự nghiệp VHTT,PTTH, TDTT 20.584 25.461 123,6% 21.380 35.350 165% 36.253 7.Chi đảm bảo xã hội 30.818 32.621 105,8% 31.320 65.500 209% 45.600 8.Chi quản lý hành chính 96.449 216.255 224% 100.450 204.000 203% 226.858 9.Chi an ninh,quốc phòng 13.215 25.452 192,5% 14.210 27.400 193% 19.290 21.335 110,6% 10.Chi khác ngân sách 3.774 18.634 493% 3.780 21.700 574% 17.620 11.Chi chƣơng trình mục tiêu 128.228 128.228 100% 111.088 90.968 82% 103.817 79.672 76,7% 12.Chi bổ sung quỹ dự trữ TC 900 900 100% 900 900 100% 900 900 100% 13.Nguồn cải cách tiền lƣơng 2.562 117.154 99.484 702.108 705,7% 785.885 676.384 86% 14.Dự phòng 21.420 39.861 141.280

(Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Phúc năm 2004, 2005, 2006)

Qua số liệu ở Bảng 2.2 ta thấy chi ngân sách địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng tăng qua các năm 2004, 2005, 2006. Thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách địa phƣơng năm 2004 là 1.710.634 triệu đồng đạt 204% so với dự toán trung ƣơng giao, năm 2005 chi 2.610.676 triệu đồng đạt 183,3% dự toán trung ƣơng giao. Năm 2006 thực hiện nhiệm vụ chi

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch (Netherlands)

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch (Netherlands)

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch (Netherlands)

Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch (Netherlands)

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch (Netherlands)

Formatted: Dutch (Netherlands)

3.669.989 triệu đồng, đạt 122,4% dự toán trung ƣơng giao và đạt 116,3% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao. Trong quá trình tổ chức thực hiện đã đảm bảo các nhiệm vụ chi theo dự toán đƣợc duyệt, đồng thời nhờ tăng thu nên có nguồn để bổ sung cho các nhiệm vụ chi quan trọng theo Luật Ngân sách nhà nƣớc và Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh. Đánh giá về tình hình chi cho một số chỉ tiêu chủ yếu nhƣ sau:

* Chi đầu tƣ phát triển: Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao so với tổng chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (35% - 50% trong tổng chi), tập trung chủ yếu cho chi xây dựng cơ bản. Năm 2004 tổng số chi đầu tƣ phát triển là 671.433 triệu đồng trong đó chi cho các nhiệm vụ nhƣ xây nhà đại đoàn kết, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, bổ sung dịch cúm gia cầm, bù thuỷ lợi phí, đền bù dự án QL2…chi trả nợ vay đến hạn cả gốc và lãi là 30.100 triệu đồng, chi đầu tƣ hỗ trợ doanh nghiệp là 21.092 triệu đồng. Năm 2005 tổng chi đầu tƣ phát triển là 910.864 triệu đồng đạt 156,7% dự toán trung ƣơng, vốn đầu tƣ đƣợc tập trung cho các dự án, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các công trình trọng điểm, thanh toán kịp thời các khoản nợ vay đến hạn, tăng đầu tƣ phát triển hạ tầng cơ sở và các dự án thuỷ lợi quan trọng nhƣ nạo vét trạm bơm Thanh Điềm, các công trình phòng chống lũ lụt, tăng đầu tƣ cơ sở vật chất giáo dục - đào tạo và các chƣơng trình văn hoá, xã hội, xoá đói giảm nghèo. Chi đầu tƣ hỗ trợ các doanh nghiệp 34.500 triệu đồng (ngân sách cấp tỉnh chiếm 100%) đó là bù lỗ xe buýt, bổ sung kinh phí hoạt động công ích lâm trƣờng Tam Đảo….Năm 2006, tổng chi đầu tƣ phát triển là 1.903.988 triệu đồng, đạt 169,1% dự toán trung ƣơng giao, đạt 148,2% dự toán Hội đồng nhân dân, nâng chi đầu tƣ phát triển chiếm tỷ trọng 51,8% tổng chi ngân sách địa phƣơng, chủ yếu là chi cho đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn tập trung và các nguồn thu đƣợc để lại.

Formatted: Dutch (Netherlands)

Các khoản chi đầu tƣ phát triển còn tập trung làm mới, nâng cấp, sửa chữa một số tuyến đƣờng liên huyện, liên xã, tạo nên một kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện, góp phần quan trọng trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, thông thƣơng của nhân dân, cũng nhƣ tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, du lịch; đồng thời làm tăng sức hấp dẫn thu hút vốn đầu tƣ từ bên ngoài.

* Chi thƣờng xuyên: Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 101)