Đặc điểm kinh tế-xã hội của tỉnhVĩnh Phúc

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 40)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2.Đặc điểm kinh tế-xã hội của tỉnhVĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là một tỉnh mới đƣợc tái lập, ban đầu còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên với sự quyết tâm, cố gắng

Formatted: Dutch (Netherlands)

của Đảng bộ tỉnh và nhân dân biết tranh thủ thời cơ, khai thác tiềm năng, lợi thế, vƣợt qua khó khăn thách thức để tập trung phát triển kinh tế nhằm đạt đƣợc các mục tiêu kinh tế mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 13 đề ra. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh đạt tốc độ tăng trƣởng cao và ổn định, tổng sản phẩm quốc nội của tỉnh (GDP) tăng bình quân 14,4%/năm (giai đoạn 2001- 2005). Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch mạnh theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Hiện nay, cơ cấu kinh tế của tỉnh là: Công nghiệp - xây dựng: 54,8%, dịch vụ: 26,4%, nông nghiệp: 18,8%; GDP bình quân đầu ngƣời (theo giá hiện hành) năm 2006 đạt 11 triệu đồng/năm, thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đạt 4.467 tỷ đồng. Kết quả đạt đƣợc trên những lĩnh vực chủ yếu nhƣ sau:

- Về nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: có tốc độ tăng trƣởng khá, bình quân giá trị sản xuất toàn ngành tăng 7%/năm giai đoạn 2001 - 2005, trong đó nông nghiệp tăng bình quân 6,8%/năm, thuỷ sản tăng bình quân 19,8%/năm. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế giảm từ 31,2% năm 2001 xuống còn 21,2% năm 2005. Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành chuyển dịch tích cực, tỷ trọng trồng trọt giảm, tỷ lệ chăn nuôi và thuỷ sản tăng.

- Về sản xuất công nghiệp và hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 23%/năm giai đoạn 2001-2005, riêng giá trị sản xuất công nghiệp tăng 23,6%/năm. Phần lớn các sản phẩm công nghiệp chủ yếu nhƣ ô tô, xe máy, gạch ốp lát, đồ gỗ nội thất, săm lốp, quần áo may sẵn đều tăng cao và vƣợt xa so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 13 đề ra do đó có tác động mạnh mẽ đến tình hình thu chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh. Công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nƣớc, địa

Formatted: Dutch (Netherlands)

phƣơng tiếp tục đƣợc triển khai, tỉnh đã thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu 82% doanh nghiệp nhà nƣớc.

- Về xây dựng cơ bản: Là một tỉnh mới đƣợc tái lập nên nhu cầu xây dựng cơ bản là rất lớn. Với quan điểm tiết kiệm để đầu tƣ, kêu gọi mọi nguồn vốn có thể cho đầu tƣ xây dựng cơ bản. Năm 2005 vốn đầu tƣ huy động trên địa bàn đạt 6.618 tỷ đồng, bằng 131% so với năm 2004.

- Hoạt động thương mại, dịch vụ: Có chuyển biến tích cực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống vì vậy mức đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc đạt kết quả khá. Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 13,4%/năm từ năm 2001-2005. Hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả cao, kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 185 triệu USD, tăng 20,1% so với năm 2004. Ngành du lịch có bƣớc phát triển mới, đã tăng cƣờng quảng bá xúc tiến du lịch, thu hút khách trên cơ sở từng bƣớc tiêu chuẩn hoá cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lƣợng phục vụ, doanh thu du lịch năm 2005 đạt 220 tỷ đồng, tăng 22,2% so với năm 2004. Vận chuyển hàng hoá và vận tải hành khách tăng mạnh, đã đƣa nhiều tuyến xe buýt vào hoạt động phục vụ vận chuyển hành khách công cộng, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Bƣu chính viễn thông có tốc độ tăng trƣởng cao, cơ sở vật chất phát triển khá nhanh, các dịch vụ bƣu chính viễn thông đa dạng với chất lƣợng ngày càng tốt hơn, giá cả rẻ hơn, chất lƣợng phục vụ tốt. Hoạt động ngân hàng có nhiều đổi mới, chất lƣợng đƣợc nâng lên, góp phần tích cực vào sự tăng trƣởng của nền kinh tế. Năm 2005 huy động vốn tăng gấp 4,02 lần, dƣ nợ cho vay tăng 4,37 lần so với năm 2000. Các dịch vụ tài chính, bảo hiểm có bƣớc phát triển khá so với giai đoạn 1996-2000.

- Hoạt động kinh tế đối ngoại: Vĩnh phúc có điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài, cùng với cơ chế chính sách thu hút đầu tƣ khá cởi mở, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, cho nên thu hút đầu tƣ từ các

Formatted: Dutch (Netherlands)

thành phần kinh tế tăng mạnh. Trong 5 năm từ năm 2001-2005 đã thu hút đƣợc 450 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 1,7 tỷ USD, trong đó có 74 dự án đầu tƣ trực tiếp trong nƣớc(FDI), 376 dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài(DDI). Trong 139 dự án đã đi vào hoạt động, hầu hết đạt hiệu quả, góp phần quyết định gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu, tổng thu ngân sách trên địa bàn và giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động.

- Lĩnh vực giáo dục – đào tạo: giáo dục - đào tạo phát triển cả về quy mô, chất lƣợng, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Số lƣợng và tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tăng mạnh. Giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục thƣờng xuyên ngày càng đƣợc chú trọng và quan tâm đầu tƣ, chất lƣợng đào tạo đƣợc nâng lên, đáp ứng đƣợc nhu cầu học của ngƣời dân.

- Lĩnh vực khoa học - công nghệ môi trường: trong giai đoạn 2001- 2005 đã có 242 đề tài khoa học đƣợc nghiệm thu, trong đó có 65,7% đề tài đã đƣợc ứng dụng vào sản xuất, đời sèống, bƣớc đầu đạt hiệu quả. Công nghệ thông tin đƣợc ứng dụng rộng rãi trên địa bàn. Triển khai chƣơng trình tin học hoá trong các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc đạt kết quả bƣớc đầu. Công tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng đƣợc quan tâm, theo dõi chặt chẽ, đảm bảo giữ gìn môi trƣờng sinh thái ngày càng tốt hơn.

- Lĩnh vực y tế: Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân đƣợc coi trọng, chất lƣợng khám chữa bệnh đƣợc nâng lên, hệ thống y tế từ tỉnh xuống cơ sở đƣợc củng cố, toàn tỉnh có 100% số xã phƣờng có trạm y tế hoạt động. Triển khai khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dƣới 6 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh tại tất cả các cơ sở y tế công lập. Ngành y tế đã tích cực phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức giám sát chặt chẽ, thực hiện tốt việc phòng và dập

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch (Netherlands)

Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch (Netherlands)

Formatted: Dutch (Netherlands)

dịch. Các chƣơng trình quốc gia về y tế đƣợc triển khai sâu rộng trên phạm vi toàn tỉnh, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đƣợc duy trì thƣờng xuyên.

- Lĩnh vực văn hoá – thông tin - thể thao: Các hoạt động của các cơ quan thông tin, báo chí luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, hoạt động tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức và nội dung phong phú. Phong trào luyện tập thể dục thể thao quần chúng phát triển, số ngƣời luyện tập ngày càng tăng. Chất lƣợng thể thao thành tích cao từng bƣớc đƣợc nâng lên, công tác đào tạo, tập huấn vận động viên trẻ đƣợc chú ý. Toàn tỉnh có 35 vận động viên đạt đẳng cấp quốc gia, trong đó có 6 vận động viên đạt Danh hiệu kiện tƣớng quốc gia. Hàng năm, tỉnh đã tổ chức từ 15 - 18 giải thể thao cấp tỉnh và đăng cai một số giải thể thao toàn quốc, một phần từ thu tiền bán vé đã đóng góp khoản thu cho ngân sách nhà nƣớc.

- Đặc điểm về tổ chức chính quyền hành chính và tổ chức xã hội: Chính quyền các cấp đƣợc kiện toàn, từng bƣớc nâng cao năng lực quản lý, điều hành. Công tác cải cách hành chính đƣợc triển khai tích cực tập trung vào các vấn đề bức xúc nhƣ: quản lý đất đai, đầu tƣ xây dựng, đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép đầu tƣ, đền bù giải phóng mặt bằng. Trong quản lý, điều hành đã tích cực chỉ đạo thực hiện chủ trƣơng tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhƣ: công đoàn, phụ nữ, thanh niên, hội nông dân và hội cựu chiến binh đã bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, chƣơng trình công tác của ngành, tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động từ cơ sở.

Công tác quốc phòng an ninh đƣợc giữ vững, đảm bảo ổn định vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội.

Nhìn chung trong những năm qua, kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đã có bƣớc phát triển rõ rệt. Sự phát triển của từng lĩnh vực đều có tác động mạnh mẽ đến kết quả thu - chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh. Vấn đề

Formatted: Dutch (Netherlands)

đặt ra là phải quản lý chặt chẽ các nguồn thu, hƣớng tới ngày càng tăng thu cho ngân sách nhà nƣớc và quá trình sử dụng ngân sách nhà nƣớc phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 40)