Điều kiện tự nhiên của tỉnhVĩnh Phúc

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 34 - 35)

7. Bố cục của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnhVĩnh Phúc

Tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc tái lập ngày 01/01/1997 là một tỉnh thuộc vùng Châu thổ sông Hồng, cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; diện tích tự nhiên 1.372 Km2

; dân số gần 1,2 triệu ngƣời với 9 đơn vị hành chính gồm: 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện.

Vĩnh Phúc có mạng lƣới giao thông đƣờng bộ nhìn chung đƣợc phân bố đều khắp trên địa bàn tỉnh. Có 04 tuyến quốc lộ chạy qua QL2A (Hà Nội – Hà Giang), QL2B (Vĩnh Yên- Tam Đảo), QL2C (Vĩnh Tƣờng - Vĩnh Yên - Tam Dƣơng - Tuyên Quang), QL23 (Hà Nội – Đô thị mới Mê Linh). Hiện nay một tuyến đƣờng cao tốc mới từ sân bay quốc tế Nội Bài đi Vân Nam (Trung Quốc) chạy qua Vĩnh Phúc đang đƣợc Chính phủ đầu tƣ xây dựng, đây là tuyến đƣờng đi thẳng Cảng nƣớc sâu Cái Lân (Quảng Ninh) rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá đến mọi đất nƣớc, đến các sân bay, bến cảng trên thế giới. Vĩnh Phúc có tuyến đƣờng sắt liên vận (Hà Nội - Lào Cai) đi Vân Nam (Trung Quốc) qua các huyện thị của tỉnh có chiều dài 41 km. Tuyến đƣờng thuỷ sông Hồng, sông Lô có 3 cảng là Chu Phan, Vĩnh Thịnh, Nhƣ Thuỵ. Vĩnh Phúc liền kề với sân bay quốc tế Nội Bài do vậy việc vận chuyển, đi lại rất thuận tiện tới các nơi trên thế giới và trong nƣớc. Vì vậy Vĩnh Phúc là tỉnh có vị trí chiếm lƣợc quan trọng về kinh tế và quân sự.

Formatted: Dutch (Netherlands)

- Vùng đồng bằng: với tổng diện tích khoảng 46,8 nghìn ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 32,9 nghìn ha. Đây là vùng có ruộng đất phì nhiêu, là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Vùng đồng bằng từ lâu đã đƣợc coi là vựa thóc của tỉnh Vĩnh Phúc. Cùng với sự phát triển nông nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ ở khu vực này đƣợc mở rộng phát triển kinh tế khu vực ngoài quốc doanh. Đây là những nhân tố tác động rất lớn đến nguồn thu Ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh.

- Vùng đồi trung du: Đây là vùng đất đai kém màu mỡ nhƣng có khả năng phát triển một số cây công nghiệp và một số cây lấy sợi phục vụ cho ngành dệt. Khu vực này có những điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài góp phần rất lớn vào việc tăng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.

- Vùng miền núi: với tổng diện tích là 65,3 nghìn ha trong đó đất nông nghiệp chỉ chiếm 17,4 nghìn ha, diện tích rừng không lớn nhƣng có giá trị kinh tế cao tập trung chủ yếu ở khu rừng Tam đảo (huyện Tam Đảo). Đây cũng là nơi có tiềm năng du lịch lớn, sân golf Tam đảo đã đƣợc xây dựng và đi vào hoạt động vào tháng 10/2005.

Ngoài ra, thiên nhiên còn ƣu đãi cho Vĩnh Phúc nhiều cảnh quan và danh thắng kỳ thú. Vĩnh Phúc nằm trong vùng quy hoạch du lịch trọng điểm quốc gia với quần thể danh lam thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: Rừng quốc gia Tam Đảo, hồ Đại Lải, Đầm Vạc... Nhiều di tích lịch sử, văn hoá mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh nhƣ: danh thắng Tây Thiên, đền thờ Hai Bà Trƣng, đền thờ Trần Nguyên Hãn,... Vĩnh Phúc có gần 250 di tích lịch sử, văn hoá đƣợc xếp hạng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)