Buồng trứng

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài:" nghiên cứu buồng trứng và khả năng sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa" doc (Trang 57 - 61)

* Mô tả các dạng buồng trứng giai đoạn 4

Trong phần I như đã trình bày, buồng trứng tôm phát triển qua 5 giai đoạn. Trong phần này tôi xin mô tả các dạng buồng trứng phát triển ở giai đoạn 4, những dạng nào có thể đẻ ngay trong đêm, dạng nào chưa đẻ ngay để việc bắt tôm cho đẻ thuận lợi, tránh tình trạng tôm bị bắt nhiều lần không đẻ có thể trứng bị thoái hóa, ảnh hưởng tới tỷ lệ nở và sức khỏe của tôm.

Hình 19: Các dạng buồng trứng giai đoạn 4

Buồng trứng của tôm phát triển ở đầu ngực và thân, nhưng do khó quan sát bằng mắt thường nên tôi chỉ mô tả buồng trứng ở phần thân tôm, nơi dễ quan sát nhất bằng mắt thường dưới ánh đèn pin.

Hình 19.I. Buồng trứng phát triển đầy đủ trải dài từ đầu đến đuôi, ở đốt giáp đầu ngực trứng xệ sang hai bên, đường trứng đều và đậm. Đây là dấu hiệu cho biết trứng đã phát triển ở giai đoạn 4 và tôm có khả năng đẻ ngay trong đêm.

Hình 19.II. Buồng trứng phát triển hơi mờ, phần giữa thân trứng chưa đầy, các đặc điểm khác giống với 19.I, dạng này cũng có khả năng đẻ ngay trong đêm

Hình 19.III. Buồng trứng phát triển 2/3 chiều dài thân, nơi có trứng đều và đậm. Dạng này cũng có khả năng đẻ ngay.

Hình 19.IV. Trứng phát triển không cân, trứng chỉ chảy xệ bên trái. Nhưng đường trứng đều, đậm. Tôm đẻ trong đêm.

Hình 19.V. Trứng phát triển lệch phải, các đặc điểm khác giống 19.IV

Hình 19.VI. Trứng phát triển lệch trái, phần giữa thân tôm trứng hơi mờ. Tôm đẻ ngay trong đêm.

Hình 19. VII. Trứng phát triển lệch phải, các đặc điểm khác như 19.VI Hình 19.VIII. Trứng phát triển 1/3 thân tôm. Dạng này buồng trứng chưa đầy đủ, tôm cần được nuôi vỗ thêm. Dạng này tôm chưa đẻ ngay.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, đối với tôm sú có sức sinh sản tốt thì cứ 3 ngày tôm đẻ một lần kể từ lần sinh sản đầu tiên, sau khoảng 2-4 lần đẻ tôm lột xác, sau 12-15 ngày lột tôm tiếp tục đẻ. Trong đời tôm sú đẻ khoảng 6 lần. Cá biệt có những con chỉ đẻ 1-2 lần, có con không đẻ hoặc chết sau vài ngày đưa vào nuôi vỗ. Việc tôm chết hay khả năng sinh sản kém làm ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả nghiên cứu chung về sức sinh sản của tôm sú gia hóa và kinh tế trong việc sản xuất giống.

Việc tôm chết trong quá trình nuôi vỗ được xác định là do một số nguyên nhân:

- Tôm bị sốc đột ngột sau khi cắt mắt

- Tôm sau khi chuyển qua nuôi vỗ phát sinh một số bệnh như đen mang, mòn các phụ bộ, hay chết do lột xác…

Vì vậy việc chăm sóc và quản lý tôm phải được đặc biệt quan trọng để có chất lượng sinh sản cao. Đối với tôm mới chuyển qua, sau khi cắt mắt cần được sát trùng và cách ly trong môi trường nước tốt, không nên thả ngay tôm vào bể nuôi vỗ. Việc sát trùng và cách ly có tác dụng ngăn ngừa mầm bệnh, tránh vi khuẩn trong nước tấn công khi tôm đang yếu và sốc nhiệt độ sau cắt mắt.

Ngoài ra tôm chết do lột xác là do yếu tố dinh dưỡng và các điều kiện thủy lý, thủy hóa trong bể nuôi không đảm bảo. Khi phát hiện tôm chết do lột xác cần thay nước bể nuôi, đồng thời kiểm tra các thông số môi trường như NH3, NO3…và bổ xung thức ăn chứa nhiều canxi. Tôm chết do nguyên nhân này thường bể nuôi đó kém ăn hoặc bỏ ăn từ 2-3 ngày trước đó. Vì thế cần điều tra rõ nguyên nhân tại sao tôm bỏ ăn, ăn kém để khắc phục kịp thời. Trong thời gian thực tập ngắn ngủi những nghiên cứu và nhận định của chúng tôi chưa

thực sự đầy đủ nên cần có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này nhằm nâng cao tỷ lệ sống cho tôm mẹ.

Trở lại với vấn đề buồng trứng, khi buồng trứng chưa phát triển đến mức độ cực đại tôm vẫn tham gia sinh sản. Đây là vấn đề sinh lý và tập tính của tôm. Quan trọng là trong công tác nuôi vỗ làm thế nào để buồng trướng của tôm phát triển tốt nhất trước khi sinh sản. Khi buồng trứng phát triển kém thì lượng trứng đẻ ít, tỉ lệ nở thấp làm ảnh hưởng rất lớn đến sức đẻ của tôm. Nguyên nhân do một số yếu tố môi trường tác động lên tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng cho tôm. Vì thế trong quá trình nuôi vỗ cần xiết chặt quản lý chất lượng nước và tình trạng sử dụng thức ăn của tôm sú để có biện pháp khắc phục. Quan sát của tôi cho thấy các cá thể tôm mẹ có những con có những con buồng trứng phát triển rất tốt, ngay sau 24h sinh sản buồng trứng đã phát triển giai đoạn 3. Những con này trong quá trình nuôi vỗ chúng sử dụng tốt nguồn thức ăn và sức khỏe tốt.

Qua tham khảo tài liệu và ý kiến của những kỹ sư lâu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cho đẻ được biết sức sinh sản của tôm mẹ tự nhiên nếu nuôi vỗ tốt thì sức đẻ khá lớn từ 0.9→2.5 triệu trứng/lần đẻ, nhưng một số trại cũng sử dụng tôm mẹ tự nhiên cho sinh sản chỉ đạt lượng trứng từ 0.6→2.0 triệu trứng/lần đẻ. Điều này được lý giải là do thức ăn (các nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng và tác dụng của các thành phần này nên sức sinh sản của tôm sú sẽ được trình bày trong phần sức sinh sản). Vậy tại sao tôm mẹ tự nhiên lại có sức đẻ lớn như vậy, trong khi tôm sú gia hóa chỉ đạt 0.3→1.2 triệu trứng/lần đẻ, cao nhất cũng chỉ 1.8 triệu trứng. Trong khi nuôi vỗ cùng thức ăn, chế độ chăm sóc và môi trường gần như nhau mà sức đẻ tôm tự nhiên trung bình khoảng 1.2 triệu, còn tôm sú gia hóa trung bình đạt 0.57 triệu trứng/lần đẻ. Để giải thích thắc mắc này tôi xin trình bày một số quan điểm trong phần sau.

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài:" nghiên cứu buồng trứng và khả năng sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa" doc (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w