3. Khả năng sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa
3.4. Tỷ lệ thụ tinh
Thụ tinh là sự kết hợp giữa trứng của con cái và tinh trùng của con đực. Con cái đẻ nhiều trứng, trứng có khả năng hữu thụ cao nhưng tinh trùng của con đực có chất lượng kém thì tỷ lệ thụ tinh cũng sẽ bị hạn chế. Ngược lại chất lượng tinh trùng của con đực tốt nhưng trứng của con cái có khả năng hữu thụ thấp thì tỷ lệ thụ tinh cũng sẽ không cao. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ thụ tinh của trứng là sự tương tác của khả năng sinh sản giữa con đực và con cái. Kết quả đánh giá tỷ lệ thụ tinh của trứng ở 3 dòng tôm sú gia hóa trong nghiên cứu của chúng tôi có trên bảng 15 và hình 24
Dòng Tỷ lệ thụ tinh (%)
CT1 94.00
CT2 96.01
CT3 95.35
Hình 24: Tỷ lệ thụ tinh
Tỷ lệ thụ tinh mà chúng tôi thu thập được cũng có phần chưa chính xác vì theo tài liệu “hướng dẫn xác định quá trình thụ tinh trứng tôm sú” của Michael R. Hall, Neil Young và Matt Kenway cho biết: Phương pháp thích hợp và thực tế nhất cho các trại giống thương mại xác định tỷ lệ thụ tinh là quan sát trứng dưới kính hiển vi phân tích 3 chiều (nổi) độ phóng đại thấp nhất 40X (a stereo low-power dissection microscope). Trứng thu mẫu cần được phân tích ngay tại từng thời điểm xác định sau khi đẻ. Nhưng trong thực tế trứng sau khi đẻ 6→12h mới được xác định tỷ lệ thụ tinh.
Tỷ lệ thụ tinh của dòng lai chéo là tốt nhất đạt 96.01%, tiếp đến là dòng Châu Phi 95.35%, thấp nhất là dòng thuần 94.00%. Vì sự chênh lệch này là không nhiều nên không đánh giá được sự khác biệt giữa các dòng. Với dòng Đà Nẵng có tỷ lệ thụ tinh thấp nhất. Về mặt sinh học, sự thụ tinh nghèo nàn có thể là do chất lượng trứng kém, chất lượng tinh trùng kém, ít tinh trùng trong
túi tinh hoặc là do tôm bố mẹ trong điều kiện ép buộc căng thẳng. Cấu trúc của bể đẻ cũng là một yếu tố phá vỡ hoạt động bình thường của tôm khi đẻ, ví dụ tôm cái đụng vào thành bể nhỏ sẽ làm cho trứng và tinh trùng trộn lẫn dưới mức tối ưu, dẫn đến tỷ lệ thụ tinh thấp.