Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài:" nghiên cứu buồng trứng và khả năng sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa" doc (Trang 52 - 83)

7.1. Xác định các yếu tố môi trường

- Xác định nhệt độ bằng nhiệt kế - Xác định độ mặn bằng tỷ trọng kế - Xác định PH bằng bộ test PH

Bảng 8: Xác định các yếu tố môi trường

Yếu tố Dụng cụ đo Thời gian đo Độ chính xác

T0 (0C) Nhiệt kế 7 – 14h 0.5

Độ mặn Tỷ trọng kế 7h 0.5

PH Test PH 7 – 14h 0.5

7.2. Xác định các yếu tố sinh học

- Xác định các chỉ tiêu nghiên cứu + Tính tổng lượng trứng:

Trứng sau khi thu cho vào xô nhựa có thể tích nhất định. Tiến hành đảo đều dùng pipet hút 5 lần, mỗi lần 1ml cho vào đĩa Peptri và soi lên kính hiển vi đếm và lấy giá trị trung bình của 5 mẫu.

Số lượng trứng trong cốc (số trứng)

+ Số lượng trứng =--- x V (thể tích của bể) ml v cốc (ml)

Số lượng trứng + Sức sinh sản tương đối = --- Khối lượng tôm mẹ (g)

Số lượng Nauplius + Sức sinh sản thực tế = --- Khối lượng tôm mẹ (g)

+ Tỷ lệ thụ tinh Số trứng được thụ tinh TLTT (%) = --- x 100 Tổng số trứng + Tỷ lệ nở: Số trứng nở TLN (%) = --- x 100 Tổng số trứng

8. Dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu

- Tôm đưa vào làm thí nghiệm thuộc 3 dòng, tôm được đánh dấu đuôi, dấu mắt để phân biệt giữa các dòng trong thí nghiệm và giữa các con trong 1 bể.

- Nuôi vỗ sinh sản trong bể xi măng

- Cho tôm đẻ và ấp trứng trong bể composit.

- Các dụng cụ để đo các yếu tố môi trường: Máy đo pH, nhiệt kế, tỷ trọng kế.... - Cân điện tử, thước.

- Đĩa Peptri, lam kính, lamen, pipet. - Kính hiển vi.

- Vợt, khay, cốc nhựa.

9. Phương pháp xử lý số liệu.

PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Biến động các yếu tố môi trường trong các bể thí nghiệm

1.1. Nhiệt độ

Bảng 9. Nhiệt độ trong các bể thí nghiệm

Công thức Sáng MINMAX Chiều MINMAX CT1 27.80→28.22 28.23→28.75 CT2 27.90→28.20 28.10→28.80 CT3 27.95→28.22 28.30→28.80

Hình 17: Nhiệt độ trong các bể thí nghiệm

Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng, phát triển của động vật thủy sản nói chung và tôm sú nói riêng. Trong quá trình làm thí nghiệm chúng ta thấy nhiệt độ nằm trong khoảng 27.8-28.80C. Đây là ngưỡng nhiệt độ phù hợp cho sự phát triển của tôm sú. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các bể là không đáng kể, không ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên có một số ngày nhiệt độ vượt ngưỡng cho phép phần nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và sức

sinh sản của tôm. Nhiệt độ giảm buồng trứng chậm phát triển, tỷ lệ nở giảm và gây tình trạng bỏ ăn, biếng ăn…

1.2. PH Bảng 10. PH trong các bể thí nghiệm. Bảng 10. PH trong các bể thí nghiệm. Công thức Sáng MIN→MAX Chiều MIN→MAX CT1 7.665→7.700 7.750→7.770 CT2 7.670→7.695 7.760→7.780 CT3 7.670→7.690 7.740→7.780 Hình 18: Diễn biến PH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng giống như nhiệt độ, pH là một yếu tố môi trường có ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của tôm sú, nếu các yếu tố môi trường trong đó có pH nằm trong ngưỡng thích hợp cho tôm sú phát triển thì chúng sẽ phát triển tốt. Trong quá trình làm thí nghiệm pH chênh lệch giữa các bể không đáng kể, pH dao động từ 7.665-7.780 nằm trong ngưỡng phát triển tốt cho tôm sú.

2. Buồng trứng

* Mô tả các dạng buồng trứng giai đoạn 4

Trong phần I như đã trình bày, buồng trứng tôm phát triển qua 5 giai đoạn. Trong phần này tôi xin mô tả các dạng buồng trứng phát triển ở giai đoạn 4, những dạng nào có thể đẻ ngay trong đêm, dạng nào chưa đẻ ngay để việc bắt tôm cho đẻ thuận lợi, tránh tình trạng tôm bị bắt nhiều lần không đẻ có thể trứng bị thoái hóa, ảnh hưởng tới tỷ lệ nở và sức khỏe của tôm.

Hình 19: Các dạng buồng trứng giai đoạn 4

Buồng trứng của tôm phát triển ở đầu ngực và thân, nhưng do khó quan sát bằng mắt thường nên tôi chỉ mô tả buồng trứng ở phần thân tôm, nơi dễ quan sát nhất bằng mắt thường dưới ánh đèn pin.

Hình 19.I. Buồng trứng phát triển đầy đủ trải dài từ đầu đến đuôi, ở đốt giáp đầu ngực trứng xệ sang hai bên, đường trứng đều và đậm. Đây là dấu hiệu cho biết trứng đã phát triển ở giai đoạn 4 và tôm có khả năng đẻ ngay trong đêm.

Hình 19.II. Buồng trứng phát triển hơi mờ, phần giữa thân trứng chưa đầy, các đặc điểm khác giống với 19.I, dạng này cũng có khả năng đẻ ngay trong đêm

Hình 19.III. Buồng trứng phát triển 2/3 chiều dài thân, nơi có trứng đều và đậm. Dạng này cũng có khả năng đẻ ngay.

Hình 19.IV. Trứng phát triển không cân, trứng chỉ chảy xệ bên trái. Nhưng đường trứng đều, đậm. Tôm đẻ trong đêm.

Hình 19.V. Trứng phát triển lệch phải, các đặc điểm khác giống 19.IV

Hình 19.VI. Trứng phát triển lệch trái, phần giữa thân tôm trứng hơi mờ. Tôm đẻ ngay trong đêm.

Hình 19. VII. Trứng phát triển lệch phải, các đặc điểm khác như 19.VI Hình 19.VIII. Trứng phát triển 1/3 thân tôm. Dạng này buồng trứng chưa đầy đủ, tôm cần được nuôi vỗ thêm. Dạng này tôm chưa đẻ ngay.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, đối với tôm sú có sức sinh sản tốt thì cứ 3 ngày tôm đẻ một lần kể từ lần sinh sản đầu tiên, sau khoảng 2-4 lần đẻ tôm lột xác, sau 12-15 ngày lột tôm tiếp tục đẻ. Trong đời tôm sú đẻ khoảng 6 lần. Cá biệt có những con chỉ đẻ 1-2 lần, có con không đẻ hoặc chết sau vài ngày đưa vào nuôi vỗ. Việc tôm chết hay khả năng sinh sản kém làm ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả nghiên cứu chung về sức sinh sản của tôm sú gia hóa và kinh tế trong việc sản xuất giống.

Việc tôm chết trong quá trình nuôi vỗ được xác định là do một số nguyên nhân:

- Tôm bị sốc đột ngột sau khi cắt mắt

- Tôm sau khi chuyển qua nuôi vỗ phát sinh một số bệnh như đen mang, mòn các phụ bộ, hay chết do lột xác…

Vì vậy việc chăm sóc và quản lý tôm phải được đặc biệt quan trọng để có chất lượng sinh sản cao. Đối với tôm mới chuyển qua, sau khi cắt mắt cần được sát trùng và cách ly trong môi trường nước tốt, không nên thả ngay tôm vào bể nuôi vỗ. Việc sát trùng và cách ly có tác dụng ngăn ngừa mầm bệnh, tránh vi khuẩn trong nước tấn công khi tôm đang yếu và sốc nhiệt độ sau cắt mắt.

Ngoài ra tôm chết do lột xác là do yếu tố dinh dưỡng và các điều kiện thủy lý, thủy hóa trong bể nuôi không đảm bảo. Khi phát hiện tôm chết do lột xác cần thay nước bể nuôi, đồng thời kiểm tra các thông số môi trường như NH3, NO3…và bổ xung thức ăn chứa nhiều canxi. Tôm chết do nguyên nhân này thường bể nuôi đó kém ăn hoặc bỏ ăn từ 2-3 ngày trước đó. Vì thế cần điều tra rõ nguyên nhân tại sao tôm bỏ ăn, ăn kém để khắc phục kịp thời. Trong thời gian thực tập ngắn ngủi những nghiên cứu và nhận định của chúng tôi chưa

thực sự đầy đủ nên cần có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này nhằm nâng cao tỷ lệ sống cho tôm mẹ.

Trở lại với vấn đề buồng trứng, khi buồng trứng chưa phát triển đến mức độ cực đại tôm vẫn tham gia sinh sản. Đây là vấn đề sinh lý và tập tính của tôm. Quan trọng là trong công tác nuôi vỗ làm thế nào để buồng trướng của tôm phát triển tốt nhất trước khi sinh sản. Khi buồng trứng phát triển kém thì lượng trứng đẻ ít, tỉ lệ nở thấp làm ảnh hưởng rất lớn đến sức đẻ của tôm. Nguyên nhân do một số yếu tố môi trường tác động lên tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng cho tôm. Vì thế trong quá trình nuôi vỗ cần xiết chặt quản lý chất lượng nước và tình trạng sử dụng thức ăn của tôm sú để có biện pháp khắc phục. Quan sát của tôi cho thấy các cá thể tôm mẹ có những con có những con buồng trứng phát triển rất tốt, ngay sau 24h sinh sản buồng trứng đã phát triển giai đoạn 3. Những con này trong quá trình nuôi vỗ chúng sử dụng tốt nguồn thức ăn và sức khỏe tốt.

Qua tham khảo tài liệu và ý kiến của những kỹ sư lâu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cho đẻ được biết sức sinh sản của tôm mẹ tự nhiên nếu nuôi vỗ tốt thì sức đẻ khá lớn từ 0.9→2.5 triệu trứng/lần đẻ, nhưng một số trại cũng sử dụng tôm mẹ tự nhiên cho sinh sản chỉ đạt lượng trứng từ 0.6→2.0 triệu trứng/lần đẻ. Điều này được lý giải là do thức ăn (các nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng và tác dụng của các thành phần này nên sức sinh sản của tôm sú sẽ được trình bày trong phần sức sinh sản). Vậy tại sao tôm mẹ tự nhiên lại có sức đẻ lớn như vậy, trong khi tôm sú gia hóa chỉ đạt 0.3→1.2 triệu trứng/lần đẻ, cao nhất cũng chỉ 1.8 triệu trứng. Trong khi nuôi vỗ cùng thức ăn, chế độ chăm sóc và môi trường gần như nhau mà sức đẻ tôm tự nhiên trung bình khoảng 1.2 triệu, còn tôm sú gia hóa trung bình đạt 0.57 triệu trứng/lần đẻ. Để giải thích thắc mắc này tôi xin trình bày một số quan điểm trong phần sau.

3. Khả năng sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa3.1. Sức sinh sản (sức sinh sản tuyệt đối) 3.1. Sức sinh sản (sức sinh sản tuyệt đối)

Để phát triển nuôi thương phẩm tôm sú điều không thể không quan tâm, đó là con giống. Càng đi lên phát triển nuôi tôm sú quy mô lớn, nuôi công nghiệp chúng ta càng cần một số lượng lớn con giống. Lúc này chúng ta không thể dựa vào con giống tự nhiên, vì vậy con người đã đánh bắt tôm bố mẹ về nuôi để cho đẻ trong điều kiện nhân tạo. Những năm gần đây người ta sử dụng F1 của tôm mẹ tự nhiên nuôi thành tôm bố mẹ cho sinh sản nhân tạo gọi là tôm sú gia hóa. Tôm sú gia hóa là một vấn đề kỹ thuật khá phức tạp. Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam Bộ đang nuôi và cho 3 dòng tôm sú gia hóa đẻ trứng, sức đẻ trứng của 3 dòng tôm sú gia hóa như thế nào, chúng ta hãy xem kết quả thu được của chúng tôi trên bảng 11, hình 20.

Bảng 11: Sức sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa

Công thức Trứng/ lần đẻ

CT1 525.290

CT2 609.200

Hình 20: Biểu đồ sức sinh sản

Sức sinh sản là yếu tố đầu tiên để đánh giá chất lượng tôm mẹ. Nếu tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở lớn mà sức đẻ thấp thì hiệu quả đem lại chưa chắc cao. Nhìn trên biểu đồ ta nhận thấy một điều rất rõ ràng là sức đẻ của dòng lai chéo là tốt nhất đạt 609.200 trứng/lần đẻ, tiếp đến là dòng Châu Phi đạt 547.940, thấp nhất là dòng thuần 525.290. Nếu chỉ nhìn trên số liệu ta thấy một điều hơi lạ là tại sao dòng thuần lại đẻ kém hơn dòng ngoại nhập và càng thấp hơn dòng lai chéo? dòng lai chéo lại có sức sinh sản lớn nhất là do. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Dòng lai chéo ♀RG + ♂ĐN. Con cái là dòng Rạch Gốc được biết đến là nơi có chất lượng tôm tốt, khỏe, có sức sinh sản cao.

+ Điều kiện tự nhiên và khí hậu giữa hai vùng tôm bố mẹ sinh sống là tương đương nhau không ảnh hưởng nhiều đến kết quả nghiên cứu.

+ Tôm bố và tôm mẹ ở hai vùng khác nhau tuy có cách ly về địa lý nhưng vẫn là một loài, không có gì khác nhau về tập tính, đặc điểm sinh sản và hình thái. Mà khi cách ly về địa lý thì ít có khả năng cận huyết.

Từ những nguyên nhân trên ta thấy dòng lai chéo có sức sinh sản tốt nhất là hợp lý. Vậy tại sao dòng Châu Phi lại có sức đẻ lớn hơn dòng thuần? trong khi dòng thuần là giống bản địa, Châu Phi là dòng ngoại nhập?

+ Dòng Châu Phi có một đặc điểm nổi bật là chúng sử dụng nguồn thức ăn khá tốt mặc dù khi mới đưa vào nuôi vỗ dòng ngoại nhập này khá biếng ăn và thích nghi kém hơn so với dòng nội địa. Nhưng sau một thời gian nuôi vỗ chúng lại ăn tốt hơn và khỏe hơn dòng nội địa.

Điều quan trọng nhất chúng ta thấy là sức đẻ của cả ba dòng có chênh lệch nhau nhưng không nhiều. Nếu xử lý thống kê bằng ANOVA, kiểm định

LSD0,05 so sánh sức đẻ của chúng thì sự khác nhau không có ý nghĩa. Vậy thử so sánh thực tế chúng có gì khác biệt?

Bảng 12: Đánh giá hiệu quả kinh tế chênh lệnh

Nghiên cúu Thực nghiệm Kết quả Ghi chú

Hiệu số sức sinh sản CT2 – CT1

609.200 – 525.290 83.910 (trứng)

Tỷ lệ nở (TB) 59.13 % 49.620 (Nau)

Tỷ lệ PL15 60% 29.772 (PL15) Theo kỹ sư Nguyễn

Thành Luân

Hiệu quả kinh tế 100đ /PL15 2.977.200 đ/lần đẻ

Vậy với một tôm mẹ có sức sinh sản tốt hơn thì hiệu quả kinh tế tăng thêm 2.977.200 đ /lần đẻ, trung bình tôm đẻ 6 lần trong đời thì hiệu quả kinh tế trên một tôm mẹ tăng thêm 17.863.250 đ . Nếu cho đẻ với số lượng lớn và thời gian dài thì hiệu quả của những tôm mẹ này là rất lớn.

Sức đẻ của tôm phụ thuộc rất lớn về dinh dưỡng và thức ăn. Các nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn động vật đã cho thấy, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất góp phần quyết định đến chất lượng thành thục và sinh sản của động vật. Ở tôm Penaeid nói chung, tôm sú nói riêng trong quá trình thành thục, dinh dưỡng dự trữ từ gan tụy (hepatopancreas) được huy động phục vụ cho sự thành thục của buồng trứng thông qua quá trình tổng hợp noãn hoàng. Các mô dự trữ ở gan tụy nhanh chóng cạn kiệt, vì vậy thức ăn thành thục là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho quá trình phát triển trứng và điều này càng quan trọng đối với tôm sú trong quá trình nuôi nhốt. Chamberlain và Lawrence (1983) cũng cho biết gan tụy của 2 loài tôm P. setiferusP.

aztecus chứa một lượng khá ít chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển buồng trứng, vì vậy hầu hết dưỡng chất phải được cung cấp từ thức ăn. Ngoài ra, theo tổng quan của Benzie (1997) thì trong thực tế hầu hết các nghiên cứu nâng cao chất lượng tôm bố mẹ tập trung vào lĩnh vực dinh dưỡng, bởi đã có những bằng chứng rõ rệt về sự khác biệt thành phần thức ăn dùng cho tôm mẹ giữa các trại giống đều cho kết quả khác nhau về sản lượng trứng và chất lượng ấu trùng (Menasvesta và ctv, 1993). Các nguồn dinh dưỡng tích lũy ở trứng chủ yếu đến từ cơ thể tôm mẹ nên số lượng trứng và chất lượng trứng phụ thuộc nhiều vào yếu tố thức ăn.

Thức ăn sử dụng cho tôm sú mẹ là mực, trùn biển và hầu sữa. Khi chúng ta cắt mắt để kích thích cho quá trình sinh sản tôm mẹ thì chúng ta cho ăn thêm ốc càng, vì ốc càng sẽ kích thích quá trình lên trứng.

Bốn loại thức ăn ốc càng, mực, trùn biển, hầu sữa chúng ta sử dụng để

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài:" nghiên cứu buồng trứng và khả năng sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa" doc (Trang 52 - 83)