Một số chỉ tiêu của hệ hồng cầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, huyết học của ngựa bạch nuôi tại trang trại nghiên cứu và giữ gen động vật quý hiếm hội thú y việt nam (Trang 43 - 46)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.1. Một số chỉ tiêu của hệ hồng cầu

Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu hồng cầu của ngựa bạch theo các nhóm tuổi.

Nhóm ngựa Số con theo

dõi RBC (triệu/mm3) HCT (%) MCV (fl) < 2 tháng tuổi 5 8,52a ổ 0,80 54,32a ổ 5,18 63,90d ổ 3,56 1 năm tuổi 5 7,97b ổ 0,93 54,76a ổ 6,23 68,74c ổ 2,40 1,5-2,5 tuổi 6 7,37c ổ 0,92 53,17a ổ 5,92 72,33b ổ 3,62 Ngựa mẹ 5 5,04d ổ 0,23 44,24b ổ 2,46 87,70a ổ 0,99

Ghi chú: RBC, số lượng hồng cầu có trong 1mm3 máu; HCT, phần trăm thể tắch hồng cầu trong máu; MC, thể tắch trung bình hồng cầu tắnh bằng(ựơn vị fem-

toli (fl) có giá trị bằng10-15lit; a, b, c, d chỉ giá trị (trong cùng một cột) khác nhau có

Qua bảng 4.5 ta thấy số lượng hồng cầu trung bình của ngua sơ sinh (0

Ờ 2 tháng tuổi) là 8,516 triệu/mm3máu cao nhất trong các nhóm tuổi. Số lượng

hồng cầu trung bình của nhóm ngựa 1 năm tuổi và nhóm 1,5 Ờ 2,5 tuổi lần

lượt là 7,97 và 7,37 triệu/mm3máu. Nhóm ngựa mẹ có số lượng hồng cầu thấp

nhất 5,04 triệu/mm3máu. Chúng tôi cho rằng ngựa sơ sinh 0 Ờ 2 tháng tuổi

ựang trong thời kì sinh trưởng phát triển mạnh cần nhiều O2, năng lượng và

các chất dinh dưỡng khác ựể cung cấp cho quá trình sinh tổng hợp các chất

trong cơ thể. Số lượng hồng cầu cao ựể ựảm bảo cung cấp O2 và vận chuyển

các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Theo các nghiên cứu của Folch và cs(1997); French và Patrich (1995),ở cuối thời kì mang thai, vài tuần sau khi ựẻ và cả trong thời gian cho con bú các chỉ tiêu số lượng hồng cầu và dung tắch hồng cầu của ngựa mẹ ựều có xu hướng thấp hơn bình thường. Các ngựa trong nhóm ngựa mẹ vừa có ngựa mang thai thời kì cuối vừa có ngựa ựang cho con bú vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi là hoàn toàn phù hợp.

Phần trăm thể tắch của hồng cầu trong máu của ngựa trong các nhóm tuổi sơ sinh, 1 năm tuổi và 1,2 Ờ 2,5 năm tuổi có giá trị tương ựương nhau: 54%. Nhóm ngựa mẹ, phần trăm thể tắch hồng cầu trong máu chỉ là 44,24% thấp hơn các nhóm tuổi khác. Nhưng thể tắch trung bình của hồng cầu nhóm ngựa mẹ lại cao nhất. Qua bảng 5 có thể nhận xét rằng thể tắch trung bình của hồng cầu tăng dần theo ựộ tuổi. Nhóm ngựa sơ sinh, thể tắch trung bình của hồng cầu khoảng 63,9 ổ 3,56 fl. Nhóm ngựa 1 năm tuổi, 1,5 Ờ 2,5 năm tuổi và nhóm ngựa mẹ có thể tắch trung bình hồng cầu lần lượt là 68,74 fl, 72,33 fl và 87,7 fl. Chúng tôi cho rằng khi cơ thể ngựa còn non ựa số hồng cầu trong máu là hồng cầu non nên thể tắch nhỏ. Mặt khác cơ thể ngựa con lại có nhu cầu sinh trưởng và phát triển mạnh nên tủy xương phải sản sinh ra nhiều hồng cầu ựể ựáp ứng nhu cầu của cơ thể. Khi phát triển ựến tuổi thành thục, tế bào hồng cầu ựã ựạt tới thể tắch tối ựa ựặc trưng cho loài. Lúc này tế bào hồng cầu có khả năng vận chuyển O2 và các chất dinh dưỡng tốt hơn hồng cầu non vì vậy cơ thể không cần nhiều hồng cầu như khi còn nhỏ.

Theo dõi công thức máu của 147 ngựa, Jain (1986) cho biết số lượng

hồng cầu thu ựược là 6,8 -12,9 triệu/mm3máu và thể tắch trung bình hồng cầu

là 37 Ờ 59 fl. Như vậy số lượng hồng cầu trong máu ngựa nhóm sơ sinh, nhóm 1 năm tuổi và 1,5 Ờ 2,5 năm tuổi ựều phù hợp với kết quả nghiên cứu của Jain. Riêng nhóm ngựa mẹ có số lượng hồng cầu thấp hơn một chút vì các ngựa trong nhóm này ựang mang thai và ựang cho con bú. điều này cũng hoàn toàn phù hợp với công bố của Lea và Febiger (1986).

Theo kết quả nghiên cứu của Lea và Febiger (1986) thì tỷ khối hồng cầu ở ngựa khỏe là 32 Ờ 53%. Như vậy trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ khối hồng cầu của nhóm ngựa mẹ và nhóm 1,5 Ờ 2,5 năm tuổi phù hợp với kết quả nghiên cứu trên; còn tỷ khối hồng cầu của nhóm ngựa sơ sinh và ngựa 1 năm tuổi cao hơn một chút. Theo chúng tôi tỷ khối hồng cầu của nhóm ngựa sơ sinh và nhóm ngựa 1 năm tuổi tăng có thể do trước khi lấy mẫu ngựa ựã giãy giụa, vận ựộng cưỡng bức. Theo Bayly (1987) tập luyện theo các bài tập hay vận ựộng một cách cưỡng bức có thể làm thay ựổi một số chỉ số huyết học vắ dụ: chỉ số HCT có thể lên tới 65% sau khi vận ựộng.

Hàm lượng huyết sắc tố và nồng ựộ huyết sắc tố trung bình: Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu về huyết sắc tố trong máu ngựa bạch

Nhóm ngựa Số ngựa theo

dõi(con) HGB (g/l) MCH (pg) MCHC (g%) < 2 tháng tuổi 10 110,40aổ10,7 13,00d ổ 0,71 203,40 ổ 1,14 1 năm tuổi 10 110,02 a ổ 13,84 13,76 c ổ 0,4 200,40 ổ 4,56 1,5-2,5 tuổi 10 105,95 b ổ 10,96 14,41 b ổ 0,64 199,50 ổ 2,34 Ngựa mẹ 10 87,44c ổ 5,42 17,34a ổ 0,31 197,80 ổ 2,28

Ghi chú: HGB: số gam Hb có trong 1 lắt máu; MCH: lượng Hb trung bình

trong 1 hồng cầu; MCHC: nồng ựộ huyết sắc tố trung bình; a, b, c, d chỉ giá trị (trong

Nhìn vào bảng 4.6 ta thấy số lượng huyết sắc tố có chiều hướng giảm dần khi ngựa lớn dần lên. Hàm lượng huyết sắc tố của ngựa sơ sinh là 110 g/L giảm dần xuống còn 87,44 g/L khi ngựa trưởng thành. Theo chúng tôi, hàm lượng huyết sắc tố giảm là do số lượng hồng cầu giảm. Khi chia lượng huyết sắc tố cho số lượng hồng cầu ta ựược lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu ở cột MCH trong bảng 4.6. Lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu của nhóm ngựa sơ sinh là 13pg thấp nhất trong các nhóm tuổi. Lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu cầu của các nhóm ngựa 1 năm tuổi, 1,5 Ờ 2,5 năm tuổi và nhóm ngựa mẹ lần lượt là 13,76, 14,41 và 17,34pg. Lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu thể hiện khả năng vận chuyển O2 và CO2 của hồng

cầu. Chỉ số MCH tăng tức là khả năng vận chuyển O2 và CO2 của hồng cầu tăng

lên nó phản ánh sự hoàn thiện về chức năng của tế bào hồng cầu. Theo Harvey và cs (1984) lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu của ngựa nằm trong khoảng 13 Ờ 23 pg. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp với nghiên cứu trên.

Còn nồng ựộ huyết sắc tố trung bình của các nhóm ngựa tương ựối ựồng ựều dao ựộng trong khoảng 197,8 Ờ 203,4 g%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, huyết học của ngựa bạch nuôi tại trang trại nghiên cứu và giữ gen động vật quý hiếm hội thú y việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)