Những mặt được

Một phần của tài liệu công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 59)

- Trong những năm qua công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được các cấp, các ngành quan tâm lập và triển khai thực hiện. Quy hoạch thực sự là công cụ để các cấp, các ngành xây dựng và chỉ đạo, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm, cụ thể :

49

+ Quy hoạch tổng phát triển kinh tế - xã hội đã được tổ chức lập cho các vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, các lãnh thổ đặc biệt (các hành lang kinh tế, vành đai kinh tế, hệ thống các khu kinh tế, khu công nghiệp...), quy hoạch cấp tỉnh và cấp huyện. Quy hoạch phát triển ngành đã được lập đối với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế (mạng lưới đường bộ, cảng biển, sân bay, đường sắt, thủy lợi, cấp điện, cấp thoát nước, viễn thông, xử lý chất thải...), kết cấu hạ tầng xã hội (mạng lưới trường đại học, dạy nghề, cơ sở khám chữa bệnh, văn hóa, thể thao...) cũng như các ngành, sản phẩm chủ lực trong công nghiệp (sản xuất thép, xi măng, hóa chất, dệt may...), trong nông nghiệp (cao su, mía đường, nuôi trồng thủy sản...), và trong khu vực dịch vụ (khu du lịch, mạng lưới trung tâm thương mại, chợ, cung cấp xăng dầu...).

+ Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về quy hoạch từng bước được nghiên cứu, làm rõ. Hệ thống văn bản pháp luật về công tác quy hoạch dần được ban hành, hoàn thiện. Đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, tư vấn và quản lý nhà nước về quy hoạch được hình thành và phát triển. Nhận thức của các cấp, các ngành đối với công tác quy hoạch có tiến bộ rõ rệt. Vị trí, vai trò của công tác quy hoạch được nâng cao và được khẳng định ngày càng rõ trong xã hội.

+ Quy hoạch tổng thể đã cụ thể hoá những quan điểm, mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước đến năm 2020 phù hợp với tiềm năng thế mạnh của từng vùng và địa phương, đảm bảo được tính thống nhất giữa chiến lược với quy hoạch và kế hoạch, kết hợp chặt chẽ giữa hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

+ Việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực đã hình thành mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Quy hoạch lĩnh vực sản xuất kinh doanh và sản phẩm chủ yếu đã được quan tâm nhiều hơn đến yếu tố thị trường và khả năng cạnh tranh, bớt những chỉ tiêu cụ thể, nhằm tạo sự thông thoáng trong quá trình thực hiện.

50

+ Quy hoạch phát triển các lãnh thổ đặc biệt như: quy hoạch các khu Công nghiệp, khu Chế xuất, khu Kinh tế, khu Kinh tế ven biển, khu Kinh tế cửa khẩu đã thúc đẩy việc thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ và góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng miền.

- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội từng bước đáp ứng được vai trò là công cụ quan trọng phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành phát triển :

+ Trong 5 năm gần đây, sơ bộ thống kê, trung bình hàng năm các Bộ, ngành và địa phương xây dựng từ 400 - 500 các loại quy hoạch phát triển thuộc tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội, tài nguyên môi trường, khoa học- công nghệ, kết cấu hạ tầng. Các quy hoạch này không những cung cấp luận cứ, tầm nhìn, định hướng và mục tiêu phát triển cho các ngành, lĩnh vực mà còn góp phần vào việc hoạch định, cụ thể hóa chiến lược, kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội cả nước, xây dựng các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội các vùng và địa phương.

+ Nội dung của các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đã đề cập đến những vấn đề quan trọng của phát triển làm căn cứ quan trọng cho các địa phương lãnh đạo, chỉ đạo

Trong quá trình lập quy hoạch đã dựa vào các căn cứ chủ yếu như tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn...), các loại tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng, khoáng sản...), tài nguyên nhân văn và các giá trị văn hóa truyền thống, xuất phát điểm của nền kinh tế, khả năng về kết cấu hạ tầng và các nguồn lực như vốn đầu tư, nhân lực và công nghệ nhằm xác định các phương hướng phát triển phù hợp. Các định hướng phát triển được luận chứng trên cơ sở xem xét, đánh giá bối cảnh quốc tế, trong nước, dự báo thị trường cho các sản phẩm chủ yếu, dự báo các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn vốn khác. Để xác định phương hướng phát triển đúng đắn, trong các đề án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các vùng (tỉnh) đã so sánh các chỉ tiêu chủ yếu của vùng (tỉnh) nghiên cứu quy hoạch với các vùng (tỉnh) khác,

51

cả nước và cả so sánh quốc tế để tìm ra các lợi thế so sánh, các hạn chế, thách thức của vùng (tỉnh) lập quy hoạch. Ngoài ra, để xác định phương hướng phát triển đã luận chứng nhiều phương án (kịch bản) phát triển với các khả năng huy động nguồn lực (vốn, lao động...) và các yếu tố bên ngoài tác động ở các mức độ thuận lợi khác nhau. Trong các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đưa ra các phương án phát triển tập trung (vùng chuyên môn hóa, các khu kinh tế, khu công nghiệp...).

+ Nhiều quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã là căn cứ để xây dựng các văn kiện đại hội Đảng các cấp, cung cấp thông tin cho xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm, các chương trình phát triển và dự án đầu tư. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cũng là căn cứ để các địa phương chủ động phối hợp với các Bộ, ngành trong việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn mình.

+ Các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cung cấp cơ sở cho các địa phương liên kết, phối hợp. Dựa trên các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các địa phương đã phối hợp với nhau trong việc xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng (đối với những công trình liên tỉnh) và phối hợp xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch...

+ Hệ thống các giải pháp thực hiện quy hoạch đã thực sự đóng vai trò nền tảng trong việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm; kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp đã góp phần giải quyết tương đối hiệu quả các nhiệm vụ đặt ra trong từng thời kỳ. Quy hoạch đã thực sự là công cụ quan trọng trong chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện đất nước nền kinh tế hội nhập.

Một phần của tài liệu công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 59)