Thực trạng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tếxã hội

Một phần của tài liệu công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 43)

2.1.2.1. Những điểm mới trong phương pháp lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh

Hà Tĩnh là tỉnh đi đầu trong cả nước về áp dụng phương pháp luận mới và phương pháp tiếp cận mới trong việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Sau đây là những điểm khác biệt so với nội dung thông thường của một bản quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh ở nước ta :

a.Khả năng Cạnh tranh và Thịnh vượng về Kinh tế

Sự thịnh vượng kinh tế của 1 vùng lãnh thổ phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của vùng đó, khả năng này phụ thuộc vào năng lực sáng tạo để nâng cao năng suất. Mặc dù thể chế nhà nước ổn định và chính sách kinh tế vĩ mô tốt vẫn là những yếu tố cần thiết để tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa đủ để đảm bảo sự thịnh vượng về kinh tế. Các yếu tố như thay đổi chính trị, biến động giá, và đầu tư nước ngoài ngắn hạn có thể thúc đẩy GDP trong thời gian ngắn, nhưng chỉ có khả năng cạnh tranh và năng suất mới có thể đảm bảo sự thịnh

29

vượng kinh tế lâu dài. Do đó, các nền kinh tế cần xây dựng và nuôi dưỡng môi trường kinh doanh kinh tế vi mô có tính cạnh tranh, cho phép các doanh nghiệp cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng thông qua việc giải phóng sức cạnh tranh trong nội bộ.

Hình 2.1. Các nhân tố Quyết định Khả năng Cạnh tranh

Sự thịnh vượng kinh tế của 1 vùng lãnh thổ phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của vùng đó, khả năng này phụ thuộc vào năng lực sáng tạo để nâng cao năng suất. Mặc dù thể chế nhà nước ổn định và chính sách kinh tế vĩ mô tốt vẫn là những yếu tố cần thiết để tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa đủ để đảm bảo sự thịnh vượng về kinh tế. Các yếu tố như thay đổi chính trị, biến động giá, và đầu tư nước ngoài ngắn hạn có thể thúc đẩy GDP trong thời gian ngắn, nhưng chỉ có khả năng cạnh tranh và năng suất mới có thể đảm bảo sự thịnh vượng kinh tế lâu dài. Do đó, các nền kinh tế cần xây dựng và nuôi dưỡng môi trường kinh doanh

30

kinh tế vi mô có tính cạnh tranh, cho phép các doanh nghiệp cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng thông qua việc giải phóng sức cạnh tranh trong nội bộ.

b.Ứng dụng loại hình tổ chức lãnh thổ kiểu cluster – Cụm

Cụm được nói đến khi một nhóm các doanh nghiệp hiện diện trong một vùng lãnh thổ, làm việc cùng nhau (trong cùng một ngành nghề) ; theo chiều dọc (doanh nghiệp sản xuất bộ phận và linh kiện; sản phẩm cuối cùng; nhà cung cấp dịch vụ) hay theo chiều ngang (doanh nghiệp cạnh tranh; doanh nghiệp chuyên môn hoá vào các dạng khác nhau của cùng một sản phẩm) nhằm nâng cao năng suất doanh nghiêp nhờ có :

+ Hiệu quả của “thị trường việc làm”

Bởi doanh nghiệp có lao động có trình độ và chuyên môn hoá (kỹ thuật viên, nhà quản lý). Lao động được đào tạo tại các trường kỹ thuật, sau đó làm việc trong ngành được đào tạo, và ngày càng được trau dồi chuyên môn

+ Hiệu quả của “doanh nghiệp”

Mỗi doanh nghiệp có các doanh nghiệp khác trong cùng một vùng lãnh thổ là khách hàng/ người cung cấp trong chuỗi giá trị; họ có thể phát triển linh kiện/bộ phận/sản phẩm khác biệt và cải tiến; doanh nghiệp cạnh tranh với nhau và luôn có động lực đổi mới; đồng thời họ có thể hợp tác với nhau thúc đẩytạo ra năng suất

+ Hiệu quả của “công nghệ”

Bởi vì trong những vùng lãnh thổ này, kiến thức chuyên môn và thương mại về sản phẩm, quy trình và thị trường được củng cố và phát triển; doanh nghiệp có thể thu thập được thông tin và công nghệ dễ dàng, nhanh chóng và phù hợp, cho phép họ cạnh tranh tốt hơn.

Sự tồn tại của cụm có thể thúc đẩy năng suất và năng lực cạnh tranh của nhóm. Cụm là một hiện tượng có ở tất cả các quốc gia : cụm đô thị, cụm ngành công nghiệp, cụm dịch vụ, cụm du lịch, cụm thực phẩm…

Các cụm ngành có thể tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, kích thích và thúc đẩy sáng tạo, và hỗ trợ thương mại hóa. Các cụm này có thể giúp tăng tính

31

cạnh tranh bằng cách tạo sự kết nối giữa các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp và tổ chức có liên quan.

Hình 2.2. Hiệu quả chung đạt được từ liên kết kinh doanh

Nguồn : D1

2.1.2.2. Thiếu tính liên kết giữa các cấp và các quy hoạch khác

+ Tính không thống nhất giữa quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội vùng (quy hoạch vùng) và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội cấp tỉnh (quy hoạch tỉnh)

Ví dụ : Về căn cứ, theo quy định quy hoạch tỉnh phải căn cứ vào quy hoạch vùng và các quy hoạch ngành cấp quốc gia, những thực tế quy hoạch vùng đang trong quá trình xây dựng và chưa được phê duyệt thì quy hoạch tỉnh đã được thực hiện, hiện tượng này có ở cả 6 vùng kinh tế.

+ Sự không thống nhất giữa quy hoạch tổng thể vùng với quy hoạch ngành của vùng

Nhà cung cấp nguyên

vật liệu

Nhà cung cấp thiết bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người mua toàn cầu Thị trường cuối DN DN DN DN DN DN DN DN DN DN DN lớn Liên doanh xuất khẩu

(Công & Tư ) Tổ chức hỗ trợ Hợp tác công tư

Nhà cung cấp

Nhà cung cấp Nhà cung cấp

32

Ví dụ : Theo quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ đến năm 2020 (quy hoạch vùng) được thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 34/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 định hướng cảng Lạch Huyện tiếp nhận tàu 5 – 8 vạn DWT, trong khi Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (quy hoạch ngành) theo Quyết định số 05/2011/QĐ-TTg ngày 24/01/2011 định hướng là 10 vạn DWT.

+ Sự không thống nhất giữa quy hoạch vùng và quy hoạch xây dựng vùng

Ví dụ : Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du miền núi phía Bắc đến năm 2020 được phê duyệt theo quyết định số 1064/QĐ- TTg ngày 8/7/2013 có phạm vi lập quy hoạch gồm 14 tỉnh : Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình. Nhưng theo quy hoạch xây dựng vùng trung du miền núi phía Bắc đến năm 2030 được phê duyệt theo quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21/06/2013 thì phạm vi lập quy hoạch còn có thêm các huyện phía Tây hai tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An.

2.1.2.3. Chồng chéo, mâu thuẫn với nhau

Cùng một đơn vị hành chính, cùng một ngành nhưng có nhiều quy hoạch được lập, mỗi quy hoạch lại đề ra một chỉ tiêu khác nhau gây khó khăn trong quá trình thực hiện

Sự chồng chéo giữa các quy hoạch trên cùng một lãnh thổ trong cùng một thời kỳ :

Ví dụ : Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong cùng một thời kỳ, thủ tướng chính phủ (TTCP) đã ký ban hành các quy hoạch sau :

+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 (QĐ số 2052/QĐ-TTg ngày 10/11/2010);

+ Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung đến nă 2020 (QĐ số 1114/QĐ-TTg ngày 09/7/2013);

33

+ Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020 (QĐ số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008);

+ Quy hoạch phát triển kinh tế bển đảo Việt Nam đến năm 2020 (QĐ số 568/ QĐ-TTg ngày 28/4/2010

+ Quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (QĐ số 07/2011/QĐ-TTg ngày 25/01/2011)

+ Quy hoạch Thuỷ lợi khu vực miền trung giai đoạn 2012 – 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng (QĐ số 1588/QĐ-TTg ngày 24/10/2012)

+ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (QĐ số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013)

+ Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025 (QĐ số 170/QĐ-TTg ngày 08/2/2012)

+ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 (QĐ số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009)

+ Quy hoạch cấp nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020 (QĐ số 1251/QĐ-TTg ngày 22/9/2008)

+ Quy hoạch thoát nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020 (QĐ số 1336/QĐ-TTg ngày 22/9/2008)

+ Quy hoạch xây dựng xử lý chất thải rắn 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020 (QĐ số 1440/QĐ-TTg ngày 06/10/2008)

2.1.2.4. Chất lượng dự báo chưa tốt, điều chỉnh bổ sung nhiều

- Các dự báo về nhu cầu của thị trường, sức ép cạnh tranh cũng như tác động tích cực cũng như tiêu cực khác của các yếu tố bên ngoài chưa đạt yêu cầu, dẫn đến các định hướng phát triển chưa đủ căn cứ. Các mục tiêu phát triển nhiều khi chỉ xuất phát từ mong muốn chủ quan hơn là từ các yêu cầu của thị trường và các nguồn lực có được.

34

- Tầm nhìn quy hoạch chưa đủ tính chiến lược, nhất là quy hoạch phát triển hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật như Giao thông, Điện... Không ít dự án quy hoạch còn thiếu tầm nhìn dài hạn, thiếu những cơ sở khoa học đáng tin cậy. Ví dụ như: Quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, đa số các công trình giải quyết mang tính tình thế (nhu cầu đến đâu phát triển đến đó); hệ thống cảng biển, cảng sông, sân bay....

Trong quá trình lập quy hoạch, dự báo có vai trò đặc biệt quan trọng, dự báo càng chính xác thì quy hoạch càng hiệu quả và có tính khả thi cao. Tuy nhiên, đây cũng là khâu yếu kém nhất trong quá trình nghiên cứu lập quy hoạch hiện nay ở Việt Nam. Dẫn đến tình trạng quy hoạch xa rời thực tế và thường xuyên phải điều chỉnh một cách bị động. Việc dự báo trong phạm vi 5 – 10 năm đã khó khăn, dự báo dài hạn tới 20 năm lại càng khó hơn. Việc dự báo hạn hẹp thể hiện rõ nhất trong quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển. Cụ thể : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy hoạch cảng biển đến năm 2020 được thủ tướng phê duyệt tại quyết định số 202/1999/QĐ-TTg ngày 12/10/1999 đưa ra dự báo lượng hàng hoá thông qua hệ thống cảng biển năm 2010 khoảng 200 triệu tấn. Tuy nhiên, theo số liệu của cục Hàng Hải Việt Nam, lượng hàng hoá thông qua các cảng biển năm 2009 đã đạt 213,08 triệu tấn. Năm 2010, lượng hàng hoá thông qua cảng biển đạt 259 triệu tấn, vượt 30% so với dự báo.

Theo quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định 108/QĐ-TTg của TTCP ngày 16/5/2005, nhu cầu xi măng đến năm 2010 là 46,8 triệu tấn/năm với 66 dây chuyền xi măng. Tuy nhiên đến năm 2010 cả nước đã có 108 dây chuyền xi măng. Ngày 29/8/2011 đã ban hành quyết định số 1488/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030 quy hoạch nhu cầu xi măng đến năm 2020 là 95 triệu tấn/năm.

35

2.1.2.5. Xa rời thực tế, thiếu tính khả thi, và can thiệp một cách không cần thiết vào thị trường

Tình trạng quy hoạch “treo “nằm trong các dạng sau : địa phương có công bố quy hoạch một khu đất để xây dựng công trình, dự án, nhưng sau đó, không làm gì để thực hiện dự án, nhưng việc thu hồi kéo dài và không dứt điểm; đất đã được thu hồi và giao cho chủ đầu tư dự án, nhưng chủ đầu tư không đầu tư, hoặc đầu tư một phần rồi bỏ. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố và phê duyệt quy hoạch một khu đất để xây dựng công trình, dự án, nhưng không làm gì để thực hiện dự án trong một thời gian đến hàng chục năm gây bức xúc nhất trong xã hội, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân ở nhiều nơi và gây lãng phí đất đai.

Các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội còn mang tính khép kín, nhất là đối với quy hoạch cấp tỉnh. Các tỉnh đều mong muốn đẩy mạnh công nghiệp hóa, có cảng biển, sân bay, khu công nghiệp... mà chưa tính đến nguồn lực đảm bảo và nhu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 43)