Truyện kể

Một phần của tài liệu Luận văn: VĂN HÓA CỦA NGƢỜI TÀY Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN potx (Trang 79 - 86)

7. Bố cục luận văn

3.2.1. Truyện kể

Trong kho tàng văn học dân gian của người Tày ở huyện Định Hóa, truyện kể còn được bảo lưu khá phong phú và đa dạng. Nó được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có một đặc điểm chung mang tính phổ quát của thể loại chuyện kể dân gian là tính dị bản, do những chuyện kể không được lưu truyền bằng văn tự nên có sự thêm bớt hoặc sai lệch. Mặt khác, do trải qua các thời kỳ lịch sử, sự thay đổi biến động về dân cư hoặc cộng cư, sống xen kẽ nên có sự tác động của sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc tạo ra những câu chuyện kể, những câu ca dao, tục ngữ… của một số tộc người có nội dung gần giống nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nội dung của các câu chuyện kể dân gian của đồng bào Tày ở huyện Định Hóa phản ánh những khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội. Đó là các câu chuyện truyền thuyết giải thích nguồn gốc của vũ trụ, sự ra đời của loài người, sự tích các loài vật xung quanh, các hiện tượng thiên nhiên… Những câu chuyện đó nội dung có khác nhau nhưng đều mang giá trị nhân văn sâu sắc, đều có nội dung giáo dục lối sống, đạo đức, hướng con người tới những điều chân, thiện, mỹ của cuộc sống.

Giải thích về nguồn gốc của các dân tộc, truyền thuyết của người Tày ở huyện Định Hóa có “Chuyện quả bầu”. Chuyện kể rằng: “Thuở mới sinh ra trời đất, Thiên lôi thường muợn oai trời đi đánh người, đốt nhà làm cho muôn vật rất lo sợ. Có nhà nhà người thợ rèn nọ, vợ mất sớm, để lại cho chồng hai đứa con, một trai, một gái. Ngời thợ rèn ngày đêm mưu tính quyết chống lại nhà trời. Ông cùng các con xuống suối lấy rêu đá đem phủ lên mái nhà, lại khơi sâu rãnh chỗ giọt gianh rồi đổ phân gà, phân lợn xuống. Rồi người thợ rèn mới thách thức trời xuống đánh nhau.

Trời cả giận sai Thiên lôi tức tốc xuống đánh. Thiên lôi làm mưa to gió lớn, sấm chớp ầm ầm đáp thẳng xuống nhà người thợ rèn. Nước mưa làm rêu càng trơn, Thiên lôi trượt từ nóc nhà ngã xuống đất, rơi vào giữa đám phân. Vướng phải chất uế tạp, thiên lôi không bay lên trời được nữa. Cha con thợ rèn liền trói Thiên lôi giam vào trong cũi. Người cha đi chợ mua muối định sẽ ướp thịt Thiên lôi cho hả giận. Ông dặn các con ở nhà không được cho Thiên lôi uống nước. Người thợ rèn đi được một lát, Thiên lôi dỗ ngon dỗ ngọt hai đứa trẻ : “cho ta gáo nước rồi ta hóa phép lạ cho xem, hay lắm”. Hai đứa trẻ nghe thấy nói đến phép lạ thì thích lắm, quên cả lời cha dặn liền múc cho Thiên lôi gáo nước. Được uống nước, Thiên lôi hóa phép phá cũi thoát ra. Trước khi bay về trời, Thiên lôi đưa cho người chị một quả bầu bảo đem đi trồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Người thợ rèn về nhà thấy sự thể đã rồi, ông không nói gì chỉ thầm trách lẽ ra phải xử tội Thiên lôi ngay. Lại nói về quả bầu đem trồng, 7 ngày ra hoa, 10 ngày đậu quả. Một tháng quả bầu đã già, vỏ cứng như sành. Hai chị em đục một cái lỗ, rồi chui vào đó ngồi thử và giữ lại hạt giống về sau.

Thiên lôi về trời tâu với Ngọc Hoàng: Dưới hạ giới giống người khôn lắm, dũng mãnh như thần mà còn bị chúng bắt được, hút chết. Vậy tâu xin cho lũ lụt lớn để giết hết chúng đi. Ngọc Hoàng nghe xong liền làm mưa suốt ngày suốt đêm. Mưa lớn tràn ngập dân gian, các ngọn núi cao nhất cũng bị nhấn chìm trong biển nước.

Trận đại hồng thủy làm cho muôn loài cây cỏ, súc vật chết hết. Chỉ có hai chị em con nhà người thợ rèn chui vào quả bầu với người cha ngồi trên quả bầu và một con rùa còn sống sót. Nước cứ dâng lên mãi. Khi ô của người thợ rèn chọc thủng bầu trời, nước mới chịu rút, cán ô móc vào bầu trời, người thợ rèn bám lấy. Mấy ngày sau cán ô bị mục, người thợ rèn rơi xuống mà chết. Khi nước rút hết, hai chị em từ trong quả bầu chui ra, thấy rùa liền hỏi: Mày có biết thiên hạ còn người nào sống sót nữa không? Rùa trả lời: không. Người chị tức quá vụt cho rùa một cái, mai rùa vỡ thành từng mảnh. Hai chị em quay lưng lại với nhau mỗi người đi về một hướng. Hồi lâu họ lại gặp nhau ở chỗ con rùa. Đi ba lần như vậy mới biết rùa nói thật. Họ xin lỗi và hàn lại mai cho rùa. Đến nay, mai rùa vẫn còn vết rạn là vì thế. Hai chị em mỗi người ở một bên bờ suối, họ đốt lửa, thấy khói bay lên cuộn làm một, bấy giờ mới chịu lấy nhau.

Về sau người vợ có thái, sinh ra một quả bầu. Hai vợ chồng đem hạt bầu rải ra khắp vùng rừng núi. Các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chay, Lô Lô… sinh ra từ đấy.

Hạt bầu còn rất nhiều, hai vợ chồng đổ ào xuống đồng bằng, thế là sinh ra người Kinh. Thế nên người Kinh đông hơn cả” [62].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Không chỉ có truyện kể giải thích về nguồn gốc của dân tộc, người Tày ở Định Hóa còn có các câu chuyện nói về các mối quan hệ trong gia đình, bạn bè, quan hệ giữa kẻ giàu và người nghèo, chuyện về những người mồ côi nhưng thông minh, lắm mưu mẹo, về những người ngốc ngếch trong xã hội… như: Chàng ngốc, Chàng rể ngốc, Mưu mẹo kẻ khó, Hai anh em mồ côi… Chuyện Ăn vụng rượu nếp cáikể rằng: “Từ đời xưa, một nhà nọ có rất nhiều ruộng, toàn ruộng tốt, dễ dẫn nước vào ruộng. Sắp hết vụ cấy lúa, nhà nọ nhờ nhiều người đến cấy giúp đến hôm nay nữa là cấy xong. Chủ nhà mổ lợn làm cỗ mời những người đã cấy giúp để tạ ơn. Các chức dịch trong xã cùng các bô lão cũng được mời.

Những người làm bếp, mổ lợn làm cỗ sửa soạn bữa ăn trưa ra vào tấp nập trong đó có cả thằng Mồ côi. Mồ côi lâu nay vẫn được đồn có tiếng là thông minh. Thấy Mồ côi đi qua trước mặt, các chức dịch gọi lại nói:

- Ái chà, lâu ta không được xem tài năng của mày. Này nhé, mày có nhìn thấy 4 đứa con gái đang cấy ở gần bờ đó không? Mày đi hôn được má 4 đứa con gái ấy thì quay về đây tao thưởng.

Mồ côi hỏi thưởng cái gì, chức dịch nói:

- Ông chủ nhà giàu có mày sợ chúng tao dối hay sao, có phải không ông chủ? Một nén bạc.

Ông chủ nhà đành phải nói theo: - Một nén bạc.

Mồ côi ra đi, chức dịch cùng các bô lão với chủ nhà và những người có mặt đứng ở xa quan sát. Mồ côi đến gặp 4 cô gái đang cấy ruộng ở gần bờ nhất nói:

- Bốn chị ơi, bà chủ nhà nói các chị lúc nãy ăn vụng rượu nếp cái của bà, bà đang mắng nhiếc ở nhà.

Bốn cô nói:

- Chúng tao đâu làm xấu xa như thế, mày đừng nói bậy. Ban nãy chúng tao ngồi chờ ở đấy có nhiều người cùng đến, nhiều người cùng đi với nhau, không biết chuyện mất rượu nếp cái. Chúng tao không biết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Mồ côi nói với cô gái ít tuổi nhất đám: - Mồm còn thơm rượu nếp cái, sao bảo không ăn vụng?

Cô gái nói: - Lại ngửi đi

Mồ côi ngửi mồm xong nói: - Ờ thế mới minh bạch là không ăn vụng rượu nếp cái chứ. Không thấy thơm.

Ba cô kia nói: - Ba chúng tao thì có mùi thơm rượu à? Lại ngửi xem. Thằng Mồ côi ngửi má cả ba xong nói: - Thôi, bà chủ nhà đặt điều, nói gian để tôi về nói cho bà ấy biết.

Các chức dịch cùng mọi người từ xa trông thấy chỉ biết Mồ côi hôn được má 4 cô gái chứ không biết là Mồ côi chỉ ngửi má 4 cô gái thôi. Mồ côi về đến nhà, chủ nhà giàu phải đưa cho Mồ côi một nén bạc.”[62].

Bên cạnh đó còn có các câu chuyện kể về các loài vật nội dung của các câu chuyện đó là giải thích về đặc điểm của các loài vật. Truyện Vịt cõng gà qua phai giải thích tại sao gà lại ấp hộ trứng cho vịt? tai sao trâu lại bị mất hàm răng trên?. Nội dung như sau: “Từ thuở nảo thuở nào xa xưa lắm, con người đã biết đắp phai để lấy nước vào ruộng. Ruộng ở mái dốc phải tạo thành ruộng bậc thang, suối cũng ở cao phải đắp đập ngang suối mới dẫn được nước vào ruộng.

Năm ấy trời đang nắng bỗng nhiên tối sầm, mưa tuôn xuống như trời đổ, trong nháy mắt nước dâng mênh mông. Con vật đi kiếm ăm xa muốn trở về chuồng cũng chưa tính cách nào.

Con gà mọi khi gáy ò ó o… trên đồi, má đỏ bừng nay mặt xanh mặt tái vì sợ không về chuồng được. Đàn gà con thì khóc chiếp chiếp. Vịt thấy phiền lòng đến lân la hỏi:

- Nước dâng ngập trời, vịt muốn chìm cũng chẳng chìm cho, vịt sẽ cõng gà qua phai về chuồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Gà vỗ cánh cười hô hố hỏi vịt:

- Vậy thì tốt quá nhưng nhà gà nghèo chưa nghĩ ra cách để trả được nợ này. Vịt cười, cười đến chảy nước mắt, cười nhiều quá đến khan cả cổ (thế nên giờ tiếng vịt mới khàn khàn), mới nói:

- Trời đất hỡi, ở đời việc gì cũng đòi “hòn đất ném qua, hòn chì ném lại” làm sao nên, chỉ mong về sau cứ như ta vẫn nói “gà vịt chung sân, trâu bò chung chuồng” là được rồi.

Trời sắp chạng vạng, vịt bảo gà hãy lên lưng mình, cõng gà về chuồng. Đến nửa đêm, gà nghe đàn vịt lâu lâu cứ kêu pạt pạt. Sáng ra gà thấy chuồng những trứng là trứng mới biết vịt đẻ trứng nửa đêm. Gà mới nghĩ “gà ấp trứng hộ vịt để trả ơn”.

Từ đấy vịt chỉ biết đẻ trứng còn gà thì ấp hộ.

Khi ấy trời vẫn mưa, nước còn lên. Trên đồi trâu, bò ướt hết, trâu cứ đứng lờ đờ bình tĩnh, nhưng bò cứ quật quật cái đuôi, nghi không có cách nào về chuồng.

Trâu nói:

- Nào lại đây cùng về chuồng nhỉ? Bò nói:

- Vẫn chưa nghĩ ra cách nào về Trâu nói:

- Vịt cõng gà qua phai thì trâu cõng bò vượt nước chứ làm sao nữa. Bò nói:

- Ờ ờ tốt quá nhỉ. Sau này lấy gì trả nợ được? Trâu nói:

- Trời ơi, cái gì cũng cứ nói nợ nợ nần nần thì làm sao ở với nhau được? Ta nhìn thấy vợ chồng loài người cho nhau nhiều thứ nhưng có thấy đòi nợ bao giờ đâu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nói rồi, trâu bò ra cười, cười nắc nẻ, cười ngã sấp ngã ngửa đến nỗi hàm răng trên dập phải đá rụng cả hàm thế nên giờ trâu chỉ còn một hàm răng dưới.

Bò lên lưng trâu để trâu cõng qua nước về. Công con trâu to lắm, con bò từ đấy trông thấy vũng đầm của trâu đầm, bò không bao giờ đầm, một mực nhường cho trâu, ý là trả nợ ngày trước” [62].

Ngoài câu chuyện trên còn nhiều câu chuyện về các loài vật như: Chó chín đuôi, Chim đại bàng, Con trâu thù con chuột…

Người Tày ở Đinh Hóa đến nay vẫn còn lưu truyền những câu chuyện truyền thuyết về các địa danh như truyền thuyết về hang Bó Tình (xã Kim Phượng) kể rằng: "Ngày xưa trong một bản nọ có đôi trai gái yêu nhau tha thiết. Họ đã ước nguyện với nhau sẽ thành vợ thành chồng. Nhưng vì nhà chàng trai quá nghèo nên cha mẹ cô gái không đồng ý cho chàng chàng trai lấy cô gái. Một ngày kia cha mẹ cô gái đã đồng ý gả cô cho một nhà giàu. Cả chàng trai và cô gái đều rất đau khổ và họ quyết định cùng nhau chạy trốn. Nhà cô gái phát hiện và đã cho người đuổi theo. Chàng trai và cô gái chạy lên núi, chạy đến một cái hang thì cùng đường. Họ vào trong hang thấy một cái giếng nhỏ và để được bên nhau mãi mãi, họ đã nắm tay nhau cùng nhảy xuống giếng quyên sinh. Sau khi họ chết, Bụt thương tình biến họ thành một đôi cá lúc nào cũng bơi song song với nhau. Từ đó cứ vào đêm trăng sáng dân bản lên hang này thấy một đôi cá đẹp bơi dưới ánh trăng. Dân bản liền đặt tên cho giếng là “giếng tình” và nhân thể gọi luôn tên hang này là hang Bó Tình (hang giếng tình)”. Ngoài ra con có các truyền thuyết kể về các địa danh như đồi Khau Lọng (xã Bình Thành), hang Thẳm Làn (xã Tân Dương), dốc Bụt (xã Bảo Linh),…

Như vậy, truyện kể của đồng bào Tày ở Định Hóa rất phong phú, đa dạng phản ánh nhiều mặt của thế giới tự nhiên, con người với các mối quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hệ giữa con người với tự nhiên, con người với con người, giữa các loài vật với nhau. Qua các câu chuyện kể ta thấy được sức sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của người Tày xưa ở Định Hóa. Mặc dù có nội dung rất phong phú nhưng qua các câu truyện kể đều nhằm giáo dục nhân cách con người, khuyên con người sống thiện, đoàn kết với nhau không chỉ giữa người Tày với nhau mà còn giữa người Tày với các dân tộc khác, hướng con người đến chân, thiện, mỹ. Truyện kể thực sự có ý nghĩa lớn trong đời sống của đồng bào, là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Tày. Tuy nhiên, hiện nay nó đang bị mai một do vậy cần phải có biện pháp bảo tồn và phổ biến truyện kể trong xã hội nhất là thế hệ thanh niên Tày nơi đây.

Một phần của tài liệu Luận văn: VĂN HÓA CỦA NGƢỜI TÀY Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN potx (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)