Ca dao, tục ngữ, câu đố

Một phần của tài liệu Luận văn: VĂN HÓA CỦA NGƢỜI TÀY Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN potx (Trang 86 - 90)

7. Bố cục luận văn

3.2.2.Ca dao, tục ngữ, câu đố

Là cư dân bản địa, người Tày đã sinh tụ và quần cư ở vùng đất Định Hóa lâu đời, trải qua bao thế hệ họ đã tạo dựng cho mình một nền văn hóa riêng mang đậm bản sắc tộc người. Trong kho tàng văn hóa dân gian, thì loại hình ca dao, tục ngữ, câu đố của người Tày hết sức phong phú phản ánh tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên.

Ca dao: Nói về kinh nghiệm sản xuất, đồng bào có các câu:

Làm nương phải ủ chà Làm ruộng phải đều nước Cấy lúa như bụi xả

Bông lúa to như vạy trâu, vạy bò

Hay câu:

Nghe đom đóm được ăn Nghe ve sầu chết đói

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hoặc:

Tháng ba gieo mạ Tháng năm cấy ruộng

Tháng ba không ăn trứng kiến vì quá vụ

Tháng tư không ăn bánh mầm giềng vì hết mùa

Tục ngữ: Đó là những câu nói về thiên nhiên vũ trụ, thời tiết, về con người, kinh nghiệm trong lao động sản xuất…Chẳng hạn:

Chết đất chôn Sống đất nuôi Dao sắc thích băm Người chăm thích khiến Người đần thích đùa Muốn bữa bữa có cá Bờ ao phải đắp đầy Chăm việc làng Nhác việc nhà

Trâu đực không chuồng Trai lười không nhà Ếch nhái kêu trời mưa

Diều hâu lượn cao trời nắng Biết làm thì đủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Sấm mưa về tháng mười một không làm cũng được ăn

Sấm mưa về tháng mười hai làm ăn bấp bênh Sấm mưa về tháng giêng làm ăn thuận đều Sấm mưa về tháng hai được mùa không đều

Sấm mưa về tháng ba chết đói khiêng chôn trên ngàn

*Câu đố: đây là loại hình văn học nghệ thuật dân gian được đồng bào Tày nơi đây rất yêu thích và hay sử dụng. Câu đố dân gian của đồng bào Tày khá phong phú như: câu đố về các loài vật, cây cỏ, đồ vật… dưới nhiều hình thức thể hiện. Câu đố tuy mộc mạc, đơn giản, dễ hiểu nhưng ẩn chứa trong đó những giá trị nhân văn sâu sắc và thể hiện sức sáng tạo của các nghệ nhân dân gian đồng bào Tày.

Đối:

Thứ gì ăn vào đầu năm

Thứ gì ăn vào tháng chin mùa gặt Thứ gì ăn vào tháng ba mùa giáp hạt Thứ gì ăn vào tháng chạp mùa đông Thứ gì ăn cả lông cả vỏ không phải bóc Thứ gì ăn ở bên ngoài bóc ở bên trong

Đáp:

Măng vầu ăn vào đầu năm

Quả quýt ăn vào tháng chin mùa gặt Củ mài ăn vào mùa giáp hạt tháng ba Quả cọ ăn vào tháng chạp mùa đông Quả đào ăn cả lông không phải bóc Mề gà ăn ở ngoài bóc ở trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối:

Con gì gáy trước con gà Thứ gì nhỏ hơn tóc

Thứ gì đắng hơn cây lá ngón Thứ gì cong hơn sừng trâu Thứ gì vằn như tổ ong Thứ gì giống núm chài Thứ gì dùng để che mưa Thứ gì ở tận trên cao Thứ gì mà che thiên hạ

Thứ gì dùng để nuôi con người Thứ gì đánh thức mọi người dậy

Đáp:

Dế mèn gáy trước con gà vào buổi đêm Rêu nhỏ hơn sợi sợi tóc

Mật cá đắng hơn lá ngón Cạp rổ cong hơn sừng trâu Quả mây vằn như tổ ong

Tổ nhện đan giống như núm chài Mái nhà che mưa

Trời che thiên hạ

Hạt thóc, hạt gạo nuôi con người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối:

Sớm dậy thời mới thấy Suốt ngày không đi nghỉ Tối đến chả thấy đâu

(Là cái gì? - Mặt trời) Các anh bên trên ngồi một chỗ

Vất vả cho bọn em ở dưới phải bước bộ đi đường (Là cái gì ? - Hàm răng)

Một phần của tài liệu Luận văn: VĂN HÓA CỦA NGƢỜI TÀY Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN potx (Trang 86 - 90)