Lập kế hoạch nguồn vốn lưu động

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV BẢO TRÂN CHÂU.doc (Trang 42 - 43)

Chương II I: Giải pháp – Kiến nghị

3.1.3. Lập kế hoạch nguồn vốn lưu động

Hàng năm công ty phải lập kế hoạch nguồn vốn lưu động để so sánh nguồn vốn hiện có với số vốn thường xuyên cần thiết tối thiểu để xem xét vốn lưu động thừa hay thiếu nhầm xử lý số thừa, tổ chức huy động nguồn đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh. Nếu thừa phải mở rộng sản xuất kinh doanh, góp vốn liên doanh… Nếu thiếu phải tìm nguồn tài trợ trước hết là nguồn bên trong( quỹ phát triển kinh doanh…) rồi mới đến nguồn vốn bên ngoài( vay ngân hàng, vay cá nhân…).

Để có một kế hoạch thật đầy đủ chính xác thì khâu đầu tiên doanh nghiệp phải xác định đúng nhu cầu vốn lưu động sản xuất kinh doanh. Chỉ khi xác định đúng nhu cầu vốn lưu động thì mới có thể đưa ra kế hoạch vốn lưu động và tổ chức đáp ứng nhu cầu đó từ đó hạn chế tối thiểu tình trạng thiếu vốn, gây gián đoạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay phải đi vay Ngân hàng với lãi suất cao dẫn đến tình trạng giảm lợi nhuận kinh doanh. Việc xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động cũng hạn chế được tình trạng ứ đọng vốn gây lãng phí và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Cụ thể trong lĩnh vực sản xuất doanh nghiệp phải lập và thực hiện đúng kế hoạch mua sắm, dự trữ vật tư cả về số lượng, chất lượng, chủng loại trên cơ sở một

mức kế hoạch hợp lý, chuẩn bị đầy đủ cả về số lượng, chất lượng máy móc thiết bị lao động… thực hiện rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm.

Trong lĩnh vực lưu thông doanh nghiệp cần phải quản trị các khoản vốn bằng tiền, quản lý các hoạt động thanh toán hoàn thnahf kế hoạch sản phẩm về số lượng, chất lượng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV BẢO TRÂN CHÂU.doc (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w