Các căn cứ để xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Cao đẳng Kinh

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên theo hướng tiếp cận ISO 9001 2008. (Trang 40 - 41)

8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

1.3.2. Các căn cứ để xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Cao đẳng Kinh

tế - Kỹ thuật

Mỗi nhà trường dù tạo ra VHNT của mình trong quá trình tổ chức dạy học quản lý. Tuy nhiên, xây dựng VHNT một cách chủ động, với tư cách một nội dung công tác quản lý nhà trường để thực sự có tác động giáo dục tích cực đến các thành viên trong nhà trường, tác động đến chất lượng dạy và học… phải coi là trách nhiệm của các nhà quản lý, trước hết là người hiệu trưởng. Xây dựng VHNT cần phải dựa trên cách tiếp cận “xây

dựng văn hóa tổ chức” và “các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa nhà trường. Căn cứ Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 triển khai phong trào này, Công văn số 1741/BGDĐT-GDTrH ngày 05/3/2009 về việc hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ đó, có thể xác định một số căn cứ quan trọng để xây dựng văn hóa nhà trường:

- Mục tiêu đào tạo và các nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Đó chính là hình ảnh con người cụ thể, với các phẩm chất và năng lực mà nhà trường trang bị và đào luyện. Bởi thế, ở mỗi nhà trường sẽ có các màu sắc riêng giữa hàng loạt đặc điểm của người học mà nhà trường của chúng ta cần giáo dục, đào tạo.

- Các mục tiêu, điều lệ và các chương trình công tác của các tổ chức đoàn thể (công đoàn, đoàn thanh niên…).

- Đặc thù của quá trình đào tạo nghề nghiệp của nhà trường và các quy chế, chính sách chuyên môn đối với cán bộ và học viên.

- Lịch sử phát triển và truyền thống của nhà trường.

- Các chuẩn mực cần có trong các quan hệ: thầy với thầy, trò với trò, thầy với trò, giữa người quản lý với và sinh viên.

- Các chuẩn mực đạo đức và các giá trị văn hóa thẩm mỹ.

- Các nhu cầu, mong đợi và ước muốn của các nhóm thành viên. - Các điều kiện cơ sở vật chất…

1.4 ội dung cơ bản của ISO 9001 : 2008

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên theo hướng tiếp cận ISO 9001 2008. (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)