Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên theo hướng tiếp cận ISO 9001 2008. (Trang 32 - 38)

8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

1.2.3. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

1.2.3.1. Khái niệm quản lý

* Khái niệm quản lý

Quản lý là một hiện tượng xuất hiện rất sớm, là một phạm trù tồn tại khách quan được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia trong mọi thời đại mà qua đó có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý. Chẳng hạn: Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng “Quản lý là hoạt động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt được mục đích nhất định” [19]. Tác giả

Đặng Quốc Bảo cho rằng “Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Chính sự phân công, hợp tác lao động nhằm đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong việc đòi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý… phải có người đứng đầu. Đây là hoạt động để người thủ trưởng phối hợp nỗ lực với các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng, trong tổ chức đạt được mục tiêu đề ra” ([2], [1]). Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng “Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [5]. Tuy các cách diễn đạt về quản lý có những điểm khác nhau nhưng chúng tôi nhận thấy khái niệm quản lý bao hàm ý nghĩa chung là:

+ Quản lý là một dạng hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo hoàn thành công việc chung qua việc phối hợp những nỗ lực của mọi người trong tổ chức.

+ Quản lý là phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu chung của một nhóm người, một tổ chức, một cơ quan hay nói rộng hơn là một nhà nước.

+ Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý, thông qua các cơ chế quản lý, nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong điều kiện môi trường biến động khiến hệ thống ổn định, phát triển, đạt được những mục tiêu đã định. Dựa vào những quan niệm nêu trên, chúng tôi hiểu: Quản lý là một quá trình tác động có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được các mục tiêu chung. Bản

chất của quản lý là một loại lao động đặc biệt nhằm điều khiển lao động xã hội ngày càng phát triển. Các loại hình lao động càng phong phú, phức tạp thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng.

* Các chức năng cơ bản của quản lý: Trong lĩnh vực quản lý đã có

nhiều hệ thống phân loại chức năng quản lý, song có thể khái quát lại thành các chức năng cơ bản như sau [1]:

- Chức năng kế hoạch hóa: Là chức năng khởi đầu, là tiền đề, điều kiện của mọi quá trình quản lý. Kế hoạch là bản thiết kế, trong đó xác định mục đích, mục tiêu đối với tương lai của tổ chức và xác định con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Có ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa:

+ Xác định, hình thành các mục tiêu phát triển của tổ chức, của hoạt động và các mục tiêu của quản lý tương thích.

+ Xác định chương trình hành động, các biện pháp cần thiết để đạt được các mục tiêu của quản lý và các mục tiêu phát triển của tổ chức.

+ Xác định và phân phối các nguồn lực, các điều kiện cần thiết.

- Chức năng tổ chức: Là quá trình hình thành các quan hệ và cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm tạo cơ chế đảm bảo sự phối hợp, điều phối tốt các nguồn lực, các điều kiện cho việc thực hiện thành công kế hoạch, chương trình hành động và nhờ đó mà đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Quá trình tổ chức sẽ lôi cuốn việc hình thành, xây dựng các bộ phận cùng các công việc của chúng và sau đó là vấn đề nhân sự, gồm việc xác định và nhóm gộp các hoạt động, giao phó quyền hành của người quản lý và tạo ra sự phối hợp thực hiện mục tiêu của tổ chức một cách khoa học, có hiệu quả.

- Chức năng chỉ đạo (lãnh đạo): Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng thì phải có quá trình tác động chỉ đạo (directing, hay infuencing). Chỉ đạo (hay lãnh đạo) bao hàm cả việc liên kết các thành viên và động viên họ hoàn thành nhiệm vụ.

- Chức năng kiểm tra: Là chức năng của quản lý nhằm đánh giá, phát hiện và điều chỉnh kịp thời giúp cho hệ quản lý vận hành tối ưu, đạt mục tiêu đề ra. Kiểm tra là nhằm xác định kết quả thực tế so với yêu cầu tiến độ và chất lượng vạch ra trong kế hoạch, phát hiện những sai lệch, đề ra những biện pháp uốn nắn điều chỉnh kịp thời. Kiểm tra không chỉ là giai đoạn cuối cùng của chu trình quản lý, mà luôn cần thiết từ đầu đến cuối quá trình thực thi kế hoạch.

Ngoài 4 chức năng cơ bản, truyền thống nói trên, nghiên cứu quá trình quản lý trong điều kiện xã hội thông tin, gần đây nhiều công trình đã đưa thông tin quản lý như là một chức năng cần thiết.

1.2.3.2. Quản lý giáo dục

* Khái niệm quản lý giáo dục:

Quản lý giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành. Cũng giống như khái niệm quản lý, khái niệm quản lý giáo dục cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau, ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới khái niệm quản lý giáo dục trong phạm vi quản lý một hệ thống giáo dục nói chung mà hạt nhân của hệ thống là các cơ sở trường học.

+ Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục thực chất là tác động đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục thể chất theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính chất trường trung học phổ thông xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái chất lượng mới” [19].

+ Theo Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội” [1]. Những khái niệm về quản lý giáo dục nêu trên tuy có những điểm khác nhau trong cách diễn đạt nhưng nhìn chung đó là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách của chủ thể quản lý ở các cấp lên đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục của từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định. Trong quản lý giáo dục, chủ thể quản lý ở các cấp chính là bộ máy quản lý giáo dục từ Trung ương đến Địa phương, còn đối tượng quản lý chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động thực hiện chức năng của giáo dục đào tạo. Hiểu một cách cụ thể là:

+ Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có kế hoạch, có ý tưởng, có mục đích của chủ thể quản lý tới đối tượng bị quản lý.

+ Quản lý giáo dục là sự tác động lên tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng phối hợp tác động tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường để đạt mục đích đã định.

Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát: Quản lý giáo dục là quá trình

tác động có ý thức (có mục đích, có tổ chức) của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý, thực hiện các chức năng quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu mong muốn.

* Nội dung của quản lý giáo dục:

Trong quá trình quản lý giáo dục cũng thể hiện đầy đủ các chức năng quản lý cơ bản. Nhưng nội dung QLGD mang những đặc trưng của quản lý hành chính nhà nước của mỗi quốc gia và cụ thể hóa theo phạm vi của cấp quản lý. Ở Việt Nam, nội dung của quản lý nhà nước về giáo dục được quy định tại Điều 99-Luật giáo dục Việt Nam 2005 [14].

1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục.

2. Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật giáo dục đào tạo, ban hành điều lệ nhà trường, quy định hoạt động cơ sở giáo dục-đào tạo.

3. Quy định mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, cơ sở vật chất thiết bị trường học, biên soạn, in, xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, quy chế thi và cấp văn bằng chứng chỉ.

4. Tổ chức quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục đào tạo, kiểm định chất lượng giáo dục-đào tạo.

5. Thực hiện công tác thống kê thông tin về tổ chức hoạt động giáo dục. 6. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.

7. Tổ chức chỉ đạo, bồi dưỡng quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. 8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo.

9. Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực giáo dục.

10. Tổ chức quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo.

11. Quy định việc tặng danh hiệu cho người có nhiều công lao cho sự nghiệp giáo dục.

12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật giáo dục, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục đào tạo.

1.2.3.3. Quản lý nhà trường

* Khái niệm quản lý nhà trường: Trường học là đơn vị cơ sở nằm trong

hệ thống giáo dục, là một thiết chế đặc biệt của xã hội thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội, đào tạo các công dân cho tương lai. Trường học với tư cách là một tổ chức giáo dục cơ sở vừa mang tính giáo dục vừa mang tính xã hội, trực tiếp đào tạo thế hệ trẻ, nó là tế bào quan trọng của bất kỳ hệ thống giáo dục nào từ Trung ương đến địa phương. Như vậy Quản lý nhà trường chính là một bộ phận của Quản lý giáo dục. Vậy quản lý nhà trường là gì? Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi, trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vào vận hành theo nguyên lý giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”. Ông cho rằng: “Việc quản lý nhà trường phổ thông là quản lý đội ngũ giáo viên, quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần tiến tới mục đích giáo dục”. Ông cũng viết: “Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học có tổ chức, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông XHCN” [6]. Theo Giáo trình QLGD&ĐT, Trường Cán bộ QLGD&ĐT (2001), QLNT được hiểu như sau: QLNT là hệ thống những tác động có mục đích, kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hiệu trưởng, các bộ phận chức năng, các cơ quan QLNN về giáo dục cấp trên) nhằm làm cho quá trình QLGD nói chung và các hoạt động giáo dục - dạy học cụ thể được tiến hành trong

nhà trường đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục của cấp học, bậc học và các mục tiêu phát triển nhà trường. Trong nhà trường, hiệu trưởng quản lý hoạt

động nhà trường theo chế độ thủ trưởng. Hiệu trưởng là người phụ trách cao nhất của nhà trường và chịu trách nhiệm về các hoạt động trong nhà trường.

* Nội dung cơ bản của quản lý nhà trường: Ở Việt Nam, nội dung của

quản lý nhà trường được quy định tại Điều 58 Luật Giáo dục Việt Nam 2005 [14]. Nhà trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền;

2. Tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên;

3. Tuyển sinh và quản lý người học;

4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; 5. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa; 6. Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục;

7. Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội;

8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục;

9. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.3. xây dựng văn hóa

nhà trƣờng ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên theo hướng tiếp cận ISO 9001 2008. (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)