9. Kết cấu luận văn
3.3.1. Lớp từ vựng đặc trưng
3.3.1.1. Lớp từ thuộc phạm trù đạo đức
Nhắc tới Đồ Chiểu là nhắc tới nhà văn đạo đức trữ tình xuất sắc nhất trong lịch sử văn học dân tộc. Ông đã nghệ thuật hóa được rất nhiều khái niệm, phạm trù đạo đức của nhân dân trong sáng tác của mình và ngôn ngữ đã phục vụ đắc lực cho việc truyền tải những nội dung đạo đức ấy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ở đây chúng tôi lấy truyện Nôm Lục Vân Tiên làm đối tượng nghiên cứu và khảo sát chính bởi "đây là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những
đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa [18, tr.73]".
Trước hết, đọc Lục Vân Tiên ta bắt gặp một lớp từ biểu đạt các khái niệm
mang nội dung đạo đức được ông sử dụng với tần số rất lớn như: trung, hiếu, tiết, hạnh, thảo, đức…đặc biệt là chữ ơn (ân) và chữ nghĩa (ngãi / nghì) được xuất hiện nhiều nhất (xem Phụ lục 1 trang 1).
Chữ “ơn” (ân), chữ “nghĩa” (ngãi, nghì)được nhắc lại nhiều lần đã khẳng định lẽ sống của nhân dân được thể hiện qua mối quan hệ giữa các nhân vật. Chúng đã tạo ra một không khí rất phù hợp và có sức thuyết phục cao cho những câu chuyện và những lời đối đáp về đạo lý làm người.
Song song với việc sử dụng lớp từ ngữ biểu đạt mang nội dung khái niệm đạo đức, Đồ Chiểu còn vận dụng rất nhiều những điển tích, điển cố để khẳng định, ngợi ca cái thiện, đả kích, phê phán cái xấu, cái ác. Hóa thân vào nhân vật ông Quán, Đồ Chiểu bày tỏ nỗi lòng mình:
Quán rằng: Ghét việc tầm phào, Ghét cay ghét đắng ghét vào tới tâm.
Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm, Để dân đến nỗi xa hầm sẩy hang.
Ghét đời U Lệ đa đoan,
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần. Ghét đời Ngũ bá phân vân,
Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn. Ghét đời Thúc Quý phân băng, Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.
Theo từ điển Lục Vân Tiên Kiệt, Trụ là hai tên vua rất tàn bạo và hoang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
U, Lệ: U là U vương vua thứ mười hai; Lệ là Lệ Vương, vua thứ mười của nhà Tây chu. Đây là hai vị vua khét tiếng tàn bạo của lịch sử Trung Quốc.
Ngũ Bá: năm nước chư hầu thay nhau làm bá chủ Trung Quốc thời Xuân Thu. Năm nước chư hầu đó là: Tề, Tấn, Tống, Sở, Tần. Sử gọi là thời Xuân Thu Ngũ Bá, đây là thời loạn lạc nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Thúc Quý: Thúc là chót, quý là cuối. Cuối đời thì gọi là thúc thế hay quý thế. Từ việc giải thích nghĩa của các điển cố trên cho thấy: đối tượng mà ông Quán ghét là những triều đại vua chúa ăn chơi trác táng, say đắm tửu sắc, lộng hành quyền lực làm cho nhân dân khốn cùng, đất nước bấn loạn, suy vong.
Ông Quán nói về lẽ thương của mình:
Thương là thương đức thánh nhân, Khi nơi Tống Vệ lúc Trần lúc Khuông.
Thương thầy Nhan tử dở dang, Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh.
Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hớn mạt đã đành phôi pha…”
Thánh nhân là người có cốt cách cao ở đây chỉ Khổng Tử ông tổ của Nho gia.
Nhan tử tức Nhan Uyên một trong những học trò giỏi nhất của Khổng Tử nhưng không may sớm qua đời.
Gia Cát tức Gia Cát Lượng là một bậc mưu lược đại tài nhưng thích ở ẩn, tự lo cày cấy và vui đàn hát.
Nhằm phê phán những hành vi đạo đức xấu của con người Đồ Chiểu cũng sử dụng điển cố:
Hay là theo thói nước Tề, Vợ người Tử Củ đưa về Hoàn Công.
Hay là học thói Đường Cung, Vợ người Tiểu Lạc sánh cùng Thế Dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hay là học thói nhà Tần,
Bất Vi gả vợ Dị Nhân lấy nhầm.
Tử Củ con Tề Hy Công khi cha chết chính sự nước Tề rối loạn, Tử Củ chạy sang nước Lỗ. Em Tử Củ là Tiểu Bạch được về làm vua chính là Tề Hoàn Công. Sau đó Tề Hoàn Công xin vua nước Lỗ giết anh mình rồi đoạt vợ anh.
Tiểu Lạc tên thật là Lý Nguyên Các em ruột vua Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) bị Thế Dân giết và cướp vợ.
Dị Nhân là con thái tử nước Tần bị bắt làm con tin nước Triệu. Tại đây, gặp Lã Bất Vi được Bất Vi giúp của và giúp mưu để được rước về làm vua, nhưng lại bị Lã Bất Vi lừa lấy phải người vợ bé của hắn.
Đồ Chiểu đã sử dụng lớp từ ngữ này như một yếu tố phù trợ đắc địa trong việc truyền tải những nội dung đạo đức của ông.
3.3.1.2. Lớp từ ngữ tôn giáo
Đồ Chiểu viết Dương Từ - Hà Mậu nhằm bênh vực đạo Nho, khuyên
mọi người trở về với chính đạo nên trong tác phẩm này ông sử dụng nhiều lớp từ ngữ tôn giáo nhằm làm sáng tỏ nội dung chủ đề trong tác phẩm.
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều người thì Dương Từ - Hà Mậu được
soạn từ năm 1951 và hoàn chỉnh vào những năm trước khi thành Gia Định rơi vào tay thực dân Pháp. Lúc đầu Nguyễn Đình Chiểu viết truyện Nôm này với mục đích dạy đạo Nho cho học trò. Sau đó, khi quân đội viễn chinh của thực dân Pháp muốn xâm lược nước ta, đã âm mưu lợi dùng Hội truyền giáo, cho các giáo sĩ sang nước ta để dò la tin tức, quan sát tình hình, để mê hoặc, ru ngủ quần chúng nhân nhân ta bằng những giáo lý huyễn hoặc của Thiên chúa giáo.
Là một con người nhạy bén với thời cuộc, Đồ Chiểu thấy rõ được điều này nên ông đã chỉnh sửa lại tác phẩm Dương Từ - Hà Mậu cho hợp với thời cuộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Lớp từ ngữ tôn giáo ông dùng chủ yếu là ở ba tôn giáo chính: Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo. Trong tương quan với Nho giáo, Nguyễn Đình Chiểu coi Phật giáo và Thiên chúa giáo là tà giáo. Có rất nhiều từ ngữ ở hai tôn giáo này được Đồ Chiểu vận dụng có thể kể ra hàng loạt những từ ngữ thuộc phạm trù Phật giáo như: quả báo, phật, tu hành, xuất gia, nam – vô, từ bi, chùa, chuỗi bồ đề, Như Lai, đại sư, mười điều giới cấm, quy y, bần tăng.... Những từ ngữ thuộc phạm trù Thiên chúa giáo: thiên đàng, địa ngục, a - men, đức chúa trời, Da - tô, rửa tội, cha...
Phật giáo là tôn giáo mà giáo lý của nó răn dạy con người sống lìa xa vòng danh lợi của cuộc sống, tu tâm, diệt dục theo những giáo lý của nhà Phật. Vào thời điểm đất nước đang đứng trước nguy cơ một cuộc ngoại xâm đòi hỏi mỗi người đều phải góp một phần nhỏ sức lực của mình trong việc ngăn chặn cuộc xâm lược ấy sảy ra. Giáo lý nhà phật trở thành đối tượng bị lên án:
Tóc râu là dạng nam nhi, Của cha mẹ đúc can gì cạo đi ?
Tổ tiên chút đã đền chi,
Vùa hương bát nước mấy khi phụng thờ. Áo cơm còn nợ sờ sờ,
Ngọn rau con cá cũng nhờ đất vua. Trốn xâu lánh thuế vô chùa, Trong đời những sãi thời vua nhờ gì
Đồ Chiểu vạch rõ âm mưu lợi dụng Thiên chúa giáo để mở đường xâm lược của Tây phương:
Dân ta về đạo Tây rồi,
Nước người Tây lấy mấy hồi nhọc lo. Ai dầu tránh khỏi bẻ giò,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Lại đem nha phiến đem cho hút ghiền.
Nằm co ôm ống hút liền,
Nào lo toan trước đánh phiên dẹp loàn.
Ông phê phán giáo lý của Thiên chúa giáo vì giáo lý thiên chúa giáo cho rằng con người chết sẽ được lên thiên đàng:
Từ theo đạo ấy đến giờ, Họa con thiên cẩu cũng nhờ ít ăn.
Một năm cho nộp một lần,
Trăm năm hồn hóa làm phần nhương tai. Vua Tây lo sợ lâu dài
Hồn đâu cho đủ nộp hoài liền năm. Cùng nhau toan chước lo thầm, Khiến người các nước đều lầm nghe va.
Đặt lên làm chức nhà cha, Cho đi dạy đạo gần xa phỉnh người.
Bùa mê thuốc cấu đổi dời, Lòng người đều mắc vào nơi Tây tà.
Sống thời kêu nó bằng cha, Thác thời lại hóa hồn ma đem về
Vì những lẽ đó mà ông khuyên mọi người nên dời xa "tà đạo" và quay trở về với "chính đạo" – đạo Nho. Bởi chỉ có đạo Nho mới dạy con người về chữ trung, chữ hiếu:
Biết ơn phụ tử nghĩa quân thần, Nhờ có trời sanh đức thánh nhân.
Nét mực tu kinh ngăn đứa loạn, Dấu xe hành đạo rạch trong trần.
Đồ Chiểu sử dụng rất nhiều các từ thuộc phạm trù Nho giáo như: cương thường, trung, hiếu, hiền thảo, lễ, nghĩa...Ông cho rằng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Đạo Nho là đạo trời cho,
Truyện hiền kinh thánh nhiều pho dạy đời.
Ông khuyên mọi người về với đạo Nho không phải nhằm mục đích củng cố bộ máy thống trị cho triều đình phong kiến mà vì ông thấy trong hệ thống giáo lý Nho giáo nhiều yếu tố tiến bộ, tích cực có thể đem ra giúp đời nhất là vào lúc người dân đang bị Thiên chúa giáo ru ngủ làm quên đi nghĩa vụ của mình với đất nước đương thời.
Trong văn học trung đại việc sử dụng những triết lý của đạo Phật, những từ ngữ của Nho giáo của các tác gia vào trong sáng tác của mình là một điều rất phổ biến. Tuy nhiên, xuất phát từ mục đích là con thuyền "chở đạo" Đồ chiểu đã sử dụng hàng loạt những từ ngữ thuộc cả ba tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo để chỉ rõ cho mọi người thấy đâu là "chính đạo" và đâu là "tà đạo". Đây chính là một điểm rất mới trong việc sử dụng từ ngữ của Đồ Chiểu vào trong truyện Nôm.
3.3.1.3. Lớp từ ngữ y học
Ngư tiều y thuật vấn đáp là tác phẩm viết về y học. Tác phẩm được viết trong giai đoạn cuối đời của Đồ Chiểu khi cuộc kháng chiến của nhân dân ta dần đi đến thất bại. Hầu hết các tỉnh Nam Bộ nước ta lúc này đều rơi vào tay thực dân Pháp.
Có lẽ từ trước đến nay chưa có một tác phẩm truyện Nôm nào tần số những từ y học lại xuất hiện một cách dày đặc như thế có thể kể ra một số từ như: đau, châm cứu, thận, tim, bàng quang, ruột, mật, bao tử, thai, đẻ, tử cung, kinh huyệt ( phần Phụ lục 2 trang 6).
Điều đặc biệt Đồ Chiểu sử dụng lớp từ ngữ y học một cách có hệ thống. Khi nói về sản khoa, Đồ Chiểu khuyên người phụ nữ khi sinh đẻ dùng thuốc cần chú ý nhiều mặt:
Tổ xưa dùng thuốc đẻ rồi, Có ba điều cấm người ôi ghi lòng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Cấm thang phật thủ chớ dùng,
Bởi trong có vị xuyên khung chẳng lành.
Xuyên khung tán khí đã đành, Lại hay phát hãn trong mình hư thêm.
Cấm thang tứ vật phương kiềm,
Địa hoàng thược dược chẳng hiềm dụng sinh.
Địa hoàng sống lạnh máu kinh, Bách thời phải dụng chín mình chế đi.
Đẻ sau khí huyết đương suy,
Thược dược chua lạnh dùng thì tửu sao. Cấm dùng thang tiểu sài hồ,
Hoàng cầm tánh mát ngăn hồ huyết đi. Cho hay bệnh sản nhiều nguy, Mấy lời kinh huấn chủ trì chớ quên.
Một số căn bệnh trẻ em thường mắc phải:
Đứa thời đau chứng cấp kinh, Đứa thời cam tích bùng bình bĩnh ra.
Đứa thời hai mắt quáng gà, Đứa thời túm miệng khóc la rún lòi.
Đứa thời đau bụng lãi chòi, Đứa thời ỉa kiết rặn lòi tròng trê.
Đứa thời sài ghẻ nóng mê, Đứa thời hoa trái độc về hông vai.
Thông thường một cuốn sách dạy những kiến thức y học để chữa bệnh thì đòi hỏi văn phong mang phong cách ngôn ngữ khoa học. Nhưng ở đây Đồ Chiểu lại viết dưới hình thức một tác phẩm văn học – một truyện Nôm lớn. Ông đã vận dụng một cách sáng tạo vốn ngôn ngữ y học kết hợp với văn học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
góp phần đưa một lớp từ khoa học vào Truyện Nôm. Nhờ đó thể loại văn học dân tộc từ đây có thêm một chức năng mới: cung cấp tri thức, hiểu biết y học góp phần nâng cao dân trí cho nhân dân. Đây chính là nét độc đáo, mới lạ và cũng là đóng góp to lớn của Nguyễn Đình Chiểu so với các tác gia truyện Nôm trung đại khác.