9. Kết cấu luận văn
3.1.1. Cốt truyện
Cốt truyện là một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của câu chuyện.
Về cơ bản, cốt truyện trong truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu vẫn tuân thủ theo mô hình chung của truyện Nôm là “Gặp gỡ - Tai biến – Đoàn tụ”. Trong truyện Lục Vân Tiên, trải qua bao sóng gió Vân Tiên cuối cùng
cũng lập được công danh và chung sống hạnh phúc bên Nguyệt Nga. Trong truyện Dương Từ - Hà Mậu kết thúc là cảnh Dương Từ, Hà Mậu đã tìm được chính đạo – đạo Nho, trở về sum họp với gia đình. Hai nhân vật Ngư và Tiều trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp cuối cùng cũng học được nghề thuốc và quay về chữa bệnh cho dân.
Trong truyện Lục Vân Tiên, Đồ Chiểu sắp xếp những nhân vật của mình thành hai tuyến rõ rệt. Một bên là những con người chính nghĩa như: Vân Tiên, Hớn Minh, Tử Trực, Nguyệt Nga, tiểu đồng, ông quán, ông ngư, ông tiều và bên kia là những kẻ bất nhân, bất nghĩa như gia đình Võ Thể Loan, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm và các nhân vật khác như thầy pháp, thầy bói…Nhìn chung lối kết cấu này không có gì mới lạ so với lối kết cấu trong truyện Nôm. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là sự đối lập ở đây không phải chỉ nói chung giữa hai tuyến nhân vật mà đối lập ngay trong từng cặp nhân vật một.
Sự đối lập ở hai tuyến nhân vật trong hai gia đình: nếu gia đình Nguyệt Nga thủy chung, tình nghĩa thì gia đình Võ Công lại phản trắc, lọc lừa, bội bạc. Nguyệt Nga là tấm gương sáng của lòng tri ân và chung thủy còn Thể Loan là người bội bạc, ham vinh hoa phú quý. Nếu Hớn Minh, Tử Trực là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
những người hết lòng vì bạn thì Trịnh Hâm, Bùi Kiệm lại là những người sẵn sàng phản bạn. Quan Thái Sư là một tên lòng dạ hẹp hòi, một tên gian thần còn ông Quán là người yêu dân, yêu nước....
Tuy nhiên, khi xem xét hai truyện Nôm còn lại của Đồ Chiểu là Dương Từ - Hà Mậu và Ngư Tiều y thuật vấn đáp vẫn là lối kết cấu theo mô hình Gặp gỡ - Tai biến - Đoàn tụ nhưng trong hai tác phẩm này hệ thống nhân vật không nằm đối lập với nhau mà giữa các nhân vật ấy có sự bổ sung cho nhau, đan xen với nhau nhằm phục vụ cho chủ đề mà tác giả nêu lên. Đây chính là một điểm rất mới so với lối kết cấu truyền thống của truyện Nôm.
Ở Dương Từ - Hà Mậu trong đoạn Lão Nhan làm phép cho Dương Từ, Hà Mậu xuống địa ngục ở đây hai người nhìn thấy rất nhiều người làm việc xấu xa hại người bị trừng phạt. Tuy nhiên khi xây dựng toàn cảnh địa ngục Đồ Chiểu muốn cho Dương Từ, Hà Mậu hiểu được đâu là chính đạo, lợi ích của chính đạo để họ nhìn ra được mình đang đi lầm đường, mối đạo mình đang theo không phải là chính đạo và quyết tâm từ bỏ đạo Phật và đạo Thiên chúa. Dương Từ và Hà Mậu luôn song hành cùng nhau trong hành trình tìm đến chính đạo. Họ đều là những người trí thức biết văn chương. Đồ Chiểu không đặt họ trong thế đối lập nhau chính – tà mà họ đều là những người lầm đường lạc lối, hoài nghi về mối đạo mà mình đang theo nên họ đi tìm chính đạo.
Trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp Ngư và Tiều trên đường đi tìm Lão
Nhan học nghề thuốc họ gặp rất nhiều người bạn như: Châu Đạo Dẫn, Đường Nhập Môn, Hưởng Thanh Phong, Ảnh Minh Nguyệt. Họ đều là những người trí thức ở ẩn biết y thuật. Ngư, Tiều được họ dạy cho những bài học đầu tiên về y thuật trước khi gặp được bậc tôn sư của mình.