Yếu tố ngoài cốt truyện

Một phần của tài liệu Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu (Trang 64 - 67)

9. Kết cấu luận văn

3.1.2.Yếu tố ngoài cốt truyện

Để có thể chuyển tải chủ đề chính trong truyện Nôm của mình là: đề cao đạo lý dân tộc và đề cao chủ nghĩa yêu nước bên cạnh những yếu tố cốt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

truyện chính như trên Đồ Chiểu còn sử dụng nhiều yếu tố ngoài cốt truyện trong truyện Nôm của mình.

Trong truyện Dương Từ - Hà Mậu, Dương Từ đang một mình thơ thẩn

tìm nơi nghỉ mình thì gặp một “tiểu sanh” đang cho trâu uống nước dưới

ghềnh Hà Tây thổi sáo và nghêu ngao hát rằng:

Chẳng phải trời Nghiêu bóng chiều ngao ngán, Trời đã tối rồi chờ sáng cũng lâu.

Nghe con chim oanh đỗ trên cành cây mới biết, Ai day đòng kéo lại trời tây ?

Trong cõi nhân gian nhiều đàng lầm lỗi, Gặp buổi trời chiều khó nỗi đi xa.

(Dương Từ - Hà Mậu) Có lẽ, những câu hát của “tiểu sanh” đã phần nào làm Dương Từ thức

tỉnh, thêm phần hoài nghi mối đạo mình đang theo. Từ đó, Dương Từ thêm phần quyết tâm trên con đường tìm về chính đạo.

Đó là tiếng hát của người con gái hái dâu:

Ngọn gió day một ngày một khác, Ta nhớ người câu hát thể tần.

(Dương Từ - Hà Mậu) Dương Từ tiến lại gần hai cô gái hỏi đường lên chùa “Linh – diệu” nhưng đã bị hai cô từ chối đồng thời còn nói những lời tỏ vẻ khinh thường những người xuất gia làm bản thân mình thêm ngậm ngùi.

Hay một số bài thơ Nôm Đường luật có thể tách ra đứng thành nhiều tác phẩm độc lập. Đó là những bài thơ ca ngợi đạo lý thánh hiền:

Ba vua năm đế dấu vừa qua Mối đạo trời trao đức thánh ta. Hai chữ cương thường dằn các nước Một câu trung hiếu vững muôn nhà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm.

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. Căm bấy bầy ngu theo thói mọi, Trời gần chẳng kính kính trời xa.

(Dương Từ - Hà Mậu) Bài thơ mang đậm mùi vị đạo lý của Lão Nhan dạy cho những học trò còn ngu muội, đi lầm đường. Vì vậy, những học trò của ông hiểu được đâu là chính đạo, đâu là tà đạo. Bài thơ cũng tỏ rõ thái độ tôn sùng đạo Nho của Đồ Chiểu.

Thông qua lời thơ của Đường Nhập Môn, Đồ Chiểu thể hiện tấm lòng yêu dân, yêu nước của mình:

Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông Chúa xuân đâu hỡi có hay không ?

Mây giăng ải bắc trông tin nhạn, Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng

Bờ cõi xưa đà chia đất khác, Nắng sương nay há đội trời chung ?

Chừng nào thánh đế ân soi thấu, Một trận mưa nhuần rửa núi sông.

(Ngư Tiều y thuật vấn đáp) Bài thơ lột tả cảm xúc của một tấm lòng còn “cưu nhà nước cũ” của Đồ Chiểu. Nhìn thấy hiện thực đất nước đau thương, bị chia cắt, ông mong có một đấng minh quân mang tài đức giúp đất nước thoát khỏi cảnh lầm than này.

Những bài thơ ca ngợi đạo lý và thể hiện lòng yêu nước đã góp phần tô đậm chủ đề tác phẩm mà Nguyễn Đình Chiểu muốn nói. Tinh thần yêu nước luôn chất chứa trong lòng ông đồ đất Đồng Nai. Nó luôn soi sáng mọi nẻo đường trên cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tóm lại vẫn là lối kết cấu truyền thống của truyện Nôm nhưng Đồ Chiểu đã vận dụng một cách linh hoạt trong khi triển khai các tình tiết, diễn biến của sự việc. Ông vận dụng sáng tạo lối kết cấu theo tuyến nhât vật trong truyện Nôm bằng việc đặt nhân vật trong từng cặp một đối lập với nhau hình thành hai tuyến rõ rệt trong Lục Vân Tiên. Trong Dương Từ - Hà Mậu và Ngư Tiều y thuật vấn đáp nhân vật được Đồ Chiểu đặt trong thế đan xen, bổ sung cho nhau. Đặc biệt, việc xen vào truyện Nôm những bài thơ có thể tách ra thành nhiều tác phẩm đứng độc lập mang nội dung đạo lý, Đồ Chiểu muốn nhấn mạnh giá trị đạo đức trong truyện Nôm của mình. Với Nguyễn Đình Chiểu, đạo đức là thước đo quan trọng nhất khẳng định giá trị của con người. Tất cả làm nên nét độc đáo trong kết cấu truyện Nôm của Đồ Chiểu so với kết cấu truyện Nôm truyền thống.

Một phần của tài liệu Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu (Trang 64 - 67)