Ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố việt trì, phương hướng giải pháp chủ yếu giai đoạn 2013-2020 (Trang 51 - 90)

Trồng trọt chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp khoảng 56,89 - 57,18% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp, trong đó phải kể đến cây lúa, hoa cây cảnh, rau đậu các loại, tỷ trọng cây lúa là cao nhất trong lĩnh vực trồng trọt chiếm 57.547 triệu đồng chiếm 34,02% năm 2007, sau đó đến hoa cây cảnh chiếm 31,70% tương đương 53.623 triệu đồng, trong một số năm gần đây thì hoa cây cảnh phát triển nổi trội hơn các loại cây khác vì Thành phố có nhiều chủ trương phát triển nông nghiệp trọng điểm trong đó ưu tiên phát triển rau an toàn, hoa cây cảnh tại những địa bàn có lợi thế như: Tân Đức, Bạch Hạc, Thanh Đình,…Đặc biệt Thành phố đã thành lập Hội sinh vật cảnh riêng để các hộ gia đình có điều kiện giúp nhau phát triển, nhân rộng các mô hình hoa cây cảnh mang lại giá trị kinh tế cao; tỷ trọng về tổng giá trị sản xuất của chăn nuôi chiếm khoảng 33,16 - 33,18% tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tốc độ bình quân qua 6 năm là 99,70 có xu hướng giảm đi, trong đó bao gồm các lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm và chăn nuôi khác. Ngoài ra, lĩnh vực chăn nuôi thủy sản và dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng giá trị ngành nông nghiệp 9,2-9,6 % nhưng tốc độ tăng khá cao so với các lĩnh vực khác tăng 2,22% bình quân qua 6 năm. Ngành trồng trọt và chăn nuôi của Thành phố trong những năm qua có xu hướng đi xuống. Đây không phải là sự thay đổi bất thường, bởi Thành phố đã có chủ trương giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó diện tích đất nông nghiệp dần bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ. Việc chăn nuôi gia súc theo đàn không còn điều kiện phát triển dẫn đến sự giảm sút về số lượng.

45

Bảng 2.4: Giá trị, cơ cấu sản xuất ngành NN của thành phố Việt trì giai đoạn 2007-2012

Nguồn: Chi cục thống kê Thành phố Việt Trì, 2007 - 2012

Chỉ tiêu 2007 2009 2011 2012 Bình quân (%) Giá trị(tr/đ) Cơ cấu (%) Giá trị(tr/đ) Cơ cấu (%) Giá trị(tr/đ) Cơ cấu(%) Giá trị(tr/đ) Cơ cấu (%) Tổng giá trị sx 295.780 4.04 298.090 3,76 291.050 3,30 257.750 2,58 95,65 1. Trồng trọt 169.141 57,18 170.342 57,14 167.563 57,57 146.643 56,89 99,83 - Lúa 57.547 34,02 57.878 33,97 56.467 33,69 51.356 35,02 100 - Cây lương thực khác 8.884 5,25 8.883 5.21 8.653 5,16 6.067 4,13 92,80 Cây công nghiệp 9.136 5,40 9.135 5,36 8.953 5,34 6.267 4,27 92,96 Cây ăn quả 11.354 6,71 11.365 6,67 11.301 6,744 9.298 6,34 98,16 Hoa cây cảnh 53.623 31,70 54.474 31,97 54.456 32,49 51.456 35,08 98,16 Rau, đậu và cây gia vị 25.643 15,16 25.651 15,05 25.578 15,26 20.651 14,08 100,36 Cây khác, SP phụ trồng trọt 2.954 1,74 2.956 1,73 2.155 1,28 1.548 1,05 85,18 2. Chăn nuôi 98.155 33,18 98.312 32,98 96.532 33,16 84.765 32,88 99,70 Gia súc 39.547 40,29 39.554 40,23 38.958 40,35 32.564 38,41 99,78 Gia cầm 35.662 36,33 35.76 36,37 34.789 36,03 29.899 35,27 99,04 Chăn nuôi thủy sản, phụ chăn nuôi 22.946 23,37 22.996 23,39 22.785 23,60 22.302 26,31 100,24 3. DV phục vụ trồng trọt và chăn nuôi 28.484 9,63 29.436 9,87 26.955 9,26 26.342 10,21 102,22

46

Như vậy, trong cơ cấu kinh tế Công nghiệp - dịch vụ- nông nghiệp thì ngành nông nghiệp chiếm giá trị rất thấp và thậm chí có chiều hướng đi xuống, trong thời gian qua sự phát triển nông nghiệp - nông thôn của thành phố còn một số hạn chế, như: chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn chậm, chưa khai thác được tốt lợi thế của nền nông nghiệp cận đô thị; đời sống, việc làm đời sống của một bộ phận dân bị thu hồi đất để phát triển hạ tầng đô thị còn khó khăn, mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao chưa nhiều.

Nguồn:Chi cục thống kê Thành phố Việt Trì, 2007 – 2012

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu sản xuất của ngành nông nghiệp Thành phố Việt trì giai đoạn 2007-2012

Để thấy rõ hơn ta đi nghiên cứu qua từng ngành cụ thể như sau:

* Trồng trọt

Việt Trì đang trong quá trình đô thị hoá, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh, tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biết phức tạp; trong khi, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Để sản xuất có hiệu quả, thành phố đã chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng nông nghiệp cận đô thị, lấy sản xuất nông nghiệp phục vụ đô thị, lấy hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích làm mục tiêu, bằng việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển rau an toàn, hoa, cây cảnh; chuyển đổi đất lúa vùng sâu trũng kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản hàng hóa, chú

47

trọng nâng cao chất lượng vùng cây con (dâu tằm, rau, cá, hoa). Giai đoạn (2006-2010) đã chuyển đổi được 199 ha đất trồng trọt kém hiệu quả sang chăn nuôi thuỷ sản; phát triển thêm nhiều diện tớch trồng hoa, diện tớch rau an toàn tại Tân Đức, Bạch Hạc và đang quy hoạch 10ha để trồng rau an toàn tại Minh Nông; giá trị sản xuất bình quân đến năm 2012 đạt 42 triệu đồng/ha/năm, đã có 122 hộ gia đình sản xuất nông nghiệp đạt thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm và 10 mô hình cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm.

Bảng 2.5 Giá trị, diện tích, năng suất và sản lƣợng các loại cây trồng chủ yếu của thành phố Việt Trì giai đoạn 2007-2012

Chỉ tiêu 2007 2009 2011 2012 Bình quân DT (ha) NS (tạ/ha ) DT (ha) NS (tạ/ha) DT (ha) NS (tạ/ha) DT (ha) NS (tạ/ha ) I. Cây hàng năm 1. Cây lương thực a. Lúa cả năm 3.389,8 47 3285 46 3242 49,2 2902,7 48,3 100,73 Lúa chiêm xuân 1.985,15 52,4 1856 53,4 1910,1 4 52,4 1687 53,4 100,64 Lúa mùa 1.404,6 40 1429 41 1332,2 40,8 1215 42 101,65 b. Ngô cả năm 761,4 27,8 802 27,2 561 27,5 579,18 27,4 99,52 c. Khoai lang cả năm 96,28 45,4 41,1 43,2 86,8 45,3 7,85 44 99,19 2. cây CN và TP

48

Nguồn: Chi cục thống kê Thành phố Việt Trì, 2007 - 2012

- Về cây lương thực diện tích không có khả năng mở rộng thêm mà ngược lại có xu hướng giảm, năm 2007 diện tích là 3.389,8 ha đến năm 2012 chỉ còn 2.902,7ha trong đó cả lúa mùa và lúa chiêm xuân đều có biến động giảm. Về năng suất, lúa mùa và lúa chiêm xuân tương đối ổn định do thời tiết khí hậu qua các năm không thuận lợi nhiều nhưng công tác được nâng cao cùng với sự phát triển của KHKT nên năng suất có tăng 0,64% qua 6 năm đối với lúa chiêm xuân và 1, 65% đối với lúa mùa. Do hiệu quả kinh tế không cao nên diện tích và năng suất trồng ngô, khoai giảm rõ rệt, tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 90%.

- Cây công nghiệp và thực phẩm: qua 6 năm diện tích trồng lạc, đậu, mía đều giảm nhất là đối với đậu năm 2007 có 150,9ha đến năm 2012 chỉ còn 133ha giảm 17,9ha. Trong nhóm cây CN và thực phẩm này chỉ duy nhất có cây rau các loại là phát triển tăng hơn so với các loại cây trong nhóm, mức tăng trưởng bình quân qua 6 năm tăng 0,37% đây cũng phù hợp với chủ trương phát triển của Thành phố Việt trì đối với ngành nông nghiệp là chú trọng trồng các loại rau sạch chất lượng tốt.

a. Rau các loại 388,7 194,22 370 193,68 365,3 193,27 350,5 194 100,37 b. Đậu các loại 150,9 7,75 139 7,05 138,6 7,03 133 6,99 96,70 c. Lạc 81,9 19,8 80 20 72,4 19,5 66 19,7 99,84 e. Mía 23,8 251,6 23,4 240,6 20,1 243,6 20,00 250,6 99,91

II. Cây lâu năm

a. Cây chè 804 75,2 798 75,0 777 74,5 743 74,0 99,17

49

- Cây lâu năm: Do đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng nên hai loại cây trồng chủ yếu được quan tâm là chè và cây ăn quả. Tuy nhiên đối với cây chè rất ít và chất lượng chưa cao chủ yếu là trồng trọt nhỏ lẻ, chính vì vậy năm 2007 có 804ha diện tích trồng chè nhưng đến 2012 diện tích này chỉ còn là 743ha, tốc độ phát triển qua 6 năm có xu hướng giảm rõ rệt. Do ảnh hưởng của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các sản phẩm về hoa quả ngày càng phát triển mạnh, đặc biệt là lượng hoa quả từ Trung Quốc ngày càng nhiều làm ảnh hưởng đến giá thành làm cho sản phẩm trong nước khó cạnh tranh, vì vậy mà diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn thành phố giảm đến măm 2012 chỉ còn 1.324 ha

* Chăn nuôi

Tình hình chăn nuôi của thành phố có chiều hướng đi xuống, tổng đàn lợn qua 6 năm giảm đáng kể, năm 2007 có 22.649 con đến 2012 chỉ còn 18.014 con, tốc độ phát triển giảm 6,84% bình quân qua 6 năm, trọng lượng xuất chuồng giảm đáng kể năm 2007 là 2.073,8 tấn đến năm 2009 giảm hơn 1.000 tấn, tốc độ phát triển bình quân giảm 16,60%. Trong lĩnh vực chăn nuôi chỉ có số lượng thủy hải sản tăng 8,29% qua 6 năm, giá trị sản xuất cũng tăng tương ứng 2,47% lý do là xuất phát mục tiêu phát triển của Thành phố Việt trì là tăng cường chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển cây con có giá trị kinh tế cao, phát triển các vùng chuyên canh, đầu tư xây dựng hoa cây cảnh và nuôi trồng thủy sản, khai thác có hiệu quả các vùng đầm hồ, gắn nuôi trồng thủy sản với bảo vệ môi trường sinh thái và phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhân rộng các mô hình kinh tế có thu nhập cao trên một đơn vị diện tích nuôi trồng.

Riêng đối với gia cầm trong lĩnh vực chăn nuôi, năm 2007 có 310 nghìn con đến 2012 có 397,5 nghìn con, số lượng gia cầm tăng lên qua 6 năm tương đương 10,87%, tuy nhiên sản lượng thịt ở đây lại giảm xuống

50

3,65% qua 6 năm, chỉ duy nhất là năm 2009 so với năm 2007 là tăng mạnh 9,50%, lý do của việc sản lượng giảm trong khi số lượng con gia cầm tăng lên là ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, do đó số lượng gia cầm tiêu huỷ khá nhiều làm giảm sản lượng tiêu thụ trên thi trường. Nhìn chung ngành chăn nuôi có chiều hướng đi xuống trong ngành nông nghiệp. Thể hiện cụ thể qua bảng biểu sau đây.

Bảng 2.6: Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của TP Việt Trì giai đoạn 2007-2012 Chỉ tiêu ĐVT 2007 2009 2011 2012 Bình quân (%) 09/07 11/09 12/11 BQ 1. Tổng đàn lợn Con 22.649 18.097 19.164 18.014 79,90 105,89 93,99 93,26 Lợn sinh sản 1.079 1.023 1.433 1.469 94,81 140,07 102,51 112,46 Lợn thịt 21.570 16.99 9 17.731 16.545 78,80 104,30 93,31 92,13 Trọng lượng xuất chuồng Tấn 2.073, 8 1.070,2 957,2 1.469 51,61 89,44 100,15 80,40 2. Gia cầm nghì n con 310 347,2 476,2 397,5 112,00 137,15 83,47 110,87 Sản lượng thịt Tấn 526 576 598 453 109,50 103,81 75,75 96,35 3. Thủy hải sản Tấn 495 538 601 628 108,68 111,71 104,49 108,29 Tổng giá trị Tr.đ 91.259 93.73 8 95.95 7 97.57 7 102,71 102,36 102,36 102,47

51

2.3. Các chính sách nhà nƣớc và của địa phƣơng đƣợc thành phố Việt Trì vận dụng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thành phố Việt Trì đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng tích cực:

+ Đẩy mạnh phát triển Công nghiệp, TTCN trên địa bàn, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI)

- Tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, nâng cấp và làm mới nhiều tuyến đường giao thông, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện thông thoáng về thủ tục hành chính, làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất.

- Có chính sách hỗ trợ chậm nộp tiền đất cho các doanh nghiệp mới vào đầu tư, hỗ trợ ngân sách, tạo quỹ đất xây dựng các khu tái định cư phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng nhanh, sạch để giao đất cho các doanh nghiệp sớm có mặt bằng thi công dự án.

- Xây dựng mới hai khu công nghiệp Thụy Vân, Bạch Hạc và cụm CN- TTCN Phượng Lâu I, Phượng Lâu II để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài nhất là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (DN FDI)…vv,

Nhờ các chính sách trên, giai đoạn 2007- 2012 sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thành phố phát triển ổn định, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 11,2%/năm. Các sản phẩm truyền thống như giấy, xi măng, may mặc, sứ vệ sinh, mành tre, gỗ, sợi dệt, hóa chất, mì chính, được chú ý nâng cao chất lượng, mẫu mã, chủng loại nên duy trì được sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm gạch nung tốc độ tăng trưởng cao nhất. Hiện khu công nghiệp Thụy Vân đã lấp đầy khoảng trờn 80% diện

52

tích chủ yếu các doanh nghiệp nước ngoài như Hàn Quốc và Đài loan vào đầu tư sản xuất; công nghiệp thành phố Việt trì vẫn thể hiện vai trò trung tâm thành phố, của tỉnh và của vùng.

+ Phát triển mạnh dịch vụ

- Mở rộng địa giới hành chính, Năm 2007 thành phố tiếp nhận 5 xã Hy Cương, Chu Hoá, Thanh Đình thuộc huyện Lâm Thao; Kim Đức, Hùng Lô thuộc huyện Phù Ninh theo Nghị định 133/2006/NĐ-CP ngày 10/11/2006 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính; Năm 2008, tiếp nhận xã Tân Đức thuộc huyện Ba Vì về thành phố Việt Trì theo Nghị quyết của Quốc hội. Thành Phố Việt Trì được mở rộng địa giới hành chính, Khu di tích lịch sử Đền Hùng, di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt thuộc địa phận thành phố là điều kiện thuận lợi để thành phố thu hút đầu tư và phát triển các ngành dịch vụ du lịch.

- Quy hoạch lại hệ thống chợ thành phố, xây dựng mới trung tâm thương mại để tăng khối lượng hàng hóa lưu thông, các hoạt động kinh doanh nội địa thời gian qua ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân thành phố cũng như vùng xung quanh; tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên địa bàn tăng bình quân ước đạt 22,5%/năm.

- Đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn thành phố, Các mặt hàng xuất khẩu như giày thể thao, hàng may mặc, mỳ chính, sợi, thảm trải nền, vải các loại,... bình quân cả thời kỳ tăng 20%/ năm.

- Tăng cường hoạt động dịch vụ du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch, phấn đấu lượng khách đến thăm quan và du lịch trên địa bàn thành phố bình quân hàng năm trên 3,84 triệu lượt người/năm, khách lưu trú đạt trên 300.000 lượt người/năm (chiếm 8%). Nâng cấp hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng đáp ứng được nhu cầu ăn, nghỉ cho khách tham

53

quan du lịch (hiện trên địa bàn thành phố có 18 KS với 601 buồng, 1.094 giường; 35 nhà nghỉ với 379 buồng, 461 giường). Từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của thành phố ngã ba sông, các dự án phát triển du lịch như công trình văn hóa tại Đền Hùng, Công viên Văn Lang, khu du lịch Bến Gót, đường Đền Hùng, Xuân Sơn,...

- Làm tốt dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa, cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân. Khối lượng vận chuyển hàng hoá tăng bình quân 23,3%/năm, khối lượng vận chuyển hành khách tăng bình quân 14,1%/năm.

- Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển mạnh theo hướng hiện đại hoá với nhiều loại hình dịch vụ phong phú.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu phát triển

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố việt trì, phương hướng giải pháp chủ yếu giai đoạn 2013-2020 (Trang 51 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)