Ngành Thương mại, dịch vụ

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố việt trì, phương hướng giải pháp chủ yếu giai đoạn 2013-2020 (Trang 46 - 51)

- Thành phố Việt Trì là một trong những nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại dịch vụ. Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước, đồng thời trong thời kỳ mở cửa và hội nhập, đời sống người dân ngày càng được nâng cao đòi hỏi thương mại dịch vụ cũng phát triển để đáp ứng xu hướng chung của thời đại.

- Hoạt động thương mại dịch vụ của Thành phố trong những năm qua có những bước tăng trưởng khá, chất lượng dịch vụ được nâng cao, giá trị ngành thương mại dịch vụ tăng từ 1.761.120 triệu đồng năm 2007 lên 2.706.350 triệu đồng năm 2012, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15,41%. Trong ngành thương mại dịch vụ, đóng góp chủ yếu trong tổng giá trị sản xuất là lĩnh vực kinh doanh cá thể (chiếm tỷ trọng 51,84% năm 2012, qua 6 năm lĩnh vực này có bước tăng trưởng khá cao tăng 10% bình quân. Sau các hộ kinh doanh cá thể thì tư nhân và hỗn hợp cũng đóng góp tương đối vào tổng giá trị sản xuất ngành (chiếm tỷ trọng từ 30,25 đến 31,82%), mặc dù tỷ trọng ít hơn hộ kinh doanh cá thể nhưng tốc độ tăng lại nhanh hơn (tăng trưởng bình quân qua 6 năm là 17,34%).

- Ngoài ra các DN tập thể cũng tăng trưởng khá nhanh bình quân 6 năm là 15,75% tuy nhiên tỷ trọng của nó đối với giá trị sản xuất của ngành còn rất khiêm tốn, các DN nhà nước một số hoạt động không hiệu quả đã được cổ phần hóa, các DN còn lại hoạt động tương đối tốt, đặc biệt là các DN do Trung ương quản lý (tốc độ tăng trưởng bình quân 16,97%), các DN do tỉnh quản lý hoạt động chưa thực sự hiệu quả (tốc độ tăng trưởng bình quân 6,41%).

40

Bảng 2.2: Giá trị, cơ cấu sản xuất ngành TMDV của thành phố Việt Trì giai đoạn 2007 - 2012 Chỉ tiêu 2007 2009 2011 2012 Bình quân (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Tổng số 1.761.120 100 1.981.210 100 2.295.010 100 2.706.350 100 115,41 - Nhà nước 311.928 17,71 321.356 16,22 362.453 15,79 423.788 15,65 109,41 + Trung ương quản lý 146.670 47,02 180.000 56,01 198.830 54,85 223.567 52,75 116,97 + Tỉnh quản lý 165.258 52,98 141.356 43,98 163.623 45,14 200.221 47,24 106,41 - Tập thể 11.258 0,63 13.070 0,65 14.821 0,64 17.456 0,64 115,75 - Tư nhân + hỗn hợp 532.741 30,25 625.955 31,59 730.232 31,81 861.341 31,82 117,34 - Cá thể 904.645 51,36 1.020.231 51,49 1.189.374 51,82 1.403.061 51,84 110,00 - Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

548 0,03 598 0,03 679 0,03 704 0,03 108,78

Nguồn: Số liệu phòng thống kê Thành phố Việt Trì, 2007 - 2012

Nhìn chung, trong thời gian qua các ngành thương mại dịch vụ phát triển mạnh, từng bước khai thác được lợi thế, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Chất lượng dịch vụ được nâng lên một bước. Ngành thương mại hoạt động sôi động, khối lượng hàng hóa lưu thông tăng liên tục với tốc độ cao; hệ thống chợ trên địa bàn được cải tạo, nâng cấp; các hoạt động kinh doanh nội địa thời gian qua ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân Thành phố cũng như vùng xung quanh.

Hoạt động dịch vụ du lịch phát triển, chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch được nâng lên, lượng khách đến thăm quan và du lịch trên địa bàn Thành phố bình quân hàng năm ước đạt trên 3,84 triệu lượt người/năm, khách lưu trú đạt trên 300.000 lượt người/năm (chiếm 8%). Hệ thống khách sạn, nhà

41

nghỉ, nhà hàng phát triển nhanh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu ăn, nghỉ cho khách tham quan du lịch. Các dự án phát triển du lịch bước đầu được triển khai xây dựng nhằm từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của Thành phố ngã ba sông. Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân. Nhìn chung, các ngành dịch vụ bước đầu đã thể hiện ưu thế của trung tâm dịch vụ gắn với văn hóa tâm linh thời đại Hùng vương.

Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ được duy trì, phối hợp với các ngành chức năng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm. Để thấy rõ hơn về hoạt động của ngành thương mại dịch vụ ta nghiên cứu qua bảng 2.3 sau:

Bảng 2.3: Các cơ sở kinh doanh TMDV của thành phố Việt Trì giai đoạn 2007 - 2012 Chỉ tiêu 2007 2009 2011 2012 Bình quân (%) 09/07 11/09 12/11 BQ Tổng số 5. 300 5.824 6.587 6.980 109,88 113,10 105,96 109,64 1. Phân theo thành phần kinh tế 5. 300 5.824 6.587 6.980 109,88 113,10 105,96 109,64 - Nhà nước 91 93 97 99 102,19 104,30 102,06 102,85

+ Trung ương quản

lý 35 36 38 38 102,85 105,55 100,00 102,80 +Tỉnh quản lý 56 58 60 62 103,57 103,44 103,33 103,44 - Tập thể 15 19 22 22 126,66 115,78 100,00 114,14 - Tư nhân 180 224 298 294 124,44 130,03 98,65 117,70 - Cá thể 5.013 5.393 5.916 6.546 107,58 109,69 110,64 130,30 * Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

42

Nguồn: Chi cục thống kê Thành phố Việt Trì, 2007 - 2012

Qua biểu trên ta nhìn thấy nhìn chung số cơ sở kinh doanh thương mại của thành phố tăng 09,64%, năm 2007 có 5.300 cơ sở kinh doanh tăng 6.980 vào năm 2012. Nếu phân theo thành phần kinh tế thì số cơ sở của kinh tế cá thể tăng mạnh nhất, năm 2007 chỉ có 5.013 tăng lên 6.546 cơ sở vào năm 2012, bình quân qua 6 năm là 30,30%. Tiếp theo là kinh tế tư nhân tăng 17,70% bình quân do sự năng động và khả năng dễ hòa nhập thị trường. Hai thành phần kinh tế nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài tăng chậm và dường như không tăng qua 6 năm là do: thành phần kinh tế nhà nước mang tính đặc thù là hoạt động công ích theo đơn đặt hàng của nhà nước (như công ty cổ phần môi trường và dịch vụ đô thị Việt Trì); thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dường như không tăng qua 6 năm do việc thu hút đầu tư còn hạn chế, thủ tục hành chính liên quan chưa tạo được sự thông thoáng.

Phân theo ngành thương mại thì các hoạt động khách sạn, nhà hàng, dịch vụ tăng lên bình quân 11,74% năm 2012 có 2.744 cơ sở trong khi năm 2007 chỉ có 2.000 cơ sở, điều này cho thấy khi đời sống kinh tế được nâng lên thì nhu cầu về các dịch vụ cũng đòi hỏi cao hơn so với trước đây. Thương mại hoạt động sôi động, khối lượng hàng hóa lưu thông tăng liên tục hệ thống chợ trên địa bàn được cải tạo, nâng cấp; các hoạt động kinh doanh nội địa thời gian qua ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân Thành phố cũng như vùng xung quanh; tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên địa bàn tăng bình quân ước đạt 22,5%/năm.

2. Phân theo ngành

thương mại 5. 300 5.824 6.587 6.980 109,88 113,10 105,96 109,64 - Thương mại 3.300 3.254 3.856 4.236 98,60 118,50 109,85 108,98

- Khách sạn, nhà

43

Giá trị xuất khẩu trên địa bàn Thành phố có xu hướng ngày càng tăng, bình quân cả thời kỳ tăng 20,0%/năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như: giày thể thao, hàng may mặc, mỳ chính, sợi, thảm trải nền, vải các loại,... Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất. Bên cạnh đó một số hàng tiêu dùng phục vụ đời sống nhân dân cũng được nhập khẩu về thành phố.

Hoạt động dịch vụ du lịch phát triển, chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch được nâng lên, lượng khách đến thăm quan và du lịch trên địa bàn thành phố bình quân hàng năm ước đạt trên 3,84 triệu lượt người/năm, khách lưu trú đạt trên 300.000 lượt người/năm (chiếm 8%). Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng phát triển nhanh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu ăn, nghỉ cho khách tham quan du lịch. Các dự án phát triển du lịch bước đầu được triển khai xây dựng nhằm từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của Thành phố ngã ba sông.

Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân. Khối lượng vận chuyển hàng hoá tăng bình quân ước đạt 23,3%/năm, khối lượng vận chuyển hành khách tăng bình quân ước đạt 14,1%/năm.

Trong 6 năm qua, hệ thống ngân hàng trên địa bàn Thành phố đã có nhiều chuyển biến rõ nét về quy mô, doanh số và chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển của mọi thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập; tổng vốn huy động trong 6 năm của các ngân hàng ước đạt 14.854 tỷ đồng, tăng bình quân 20%/năm; doanh số cho vay trong 6 năm ước đạt 21.250 tỷ đồng. Các quỹ tín dụng nhân dân hoạt động hiệu quả và có lãi, đáp ứng một phần nhu cầu vay vốn sản xuất, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người lao động; tổng vốn do các quỹ tín dụng huy động trong 6 năm ước đạt 695 tỷ đồng; doanh số cho vay ước đạt 690 tỷ đồng.

44

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố việt trì, phương hướng giải pháp chủ yếu giai đoạn 2013-2020 (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)