Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố việt trì, phương hướng giải pháp chủ yếu giai đoạn 2013-2020 (Trang 29 - 90)

kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chịu tác động thường xuyên của những yếu tố khác nhau. Các yếu tố hình thành và ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế được phân chia thành các nhóm theo các cách thức khác nhau; theo nguồn gốc phát sinh có yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh; theo giá trị của các yếu tố; yếu tố có vai trò quyết định và yếu tố có ảnh hưởng bình thường. Các yếu tố nêu trên hợp thành hệ thống phức tạp, tác động nhiều chiều và ở những mức độ khác nhau.

1.2.5.1 Nhóm các yếu tố khách quan

(i) Nhóm các yếu tố tự nhiên: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Nhóm các yếu tố này quyết định lợi thế nguồn lực tự nhiên của từng vùng, từng địa phương, chúng có mối quan hệ đan xen với nhau, ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến quá trình phát triển kinh tế của vùng và địa phương.

(ii) Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội bên trong của đất nước như: Nhu cầu thị trường, dân số và nguồn lao động, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ quản lý, hoàn cảnh lịch sử.

Chỉ tiêu cơ bản Tiền CNH Khởi đầu CNH Phát triển CNH Hoàn thiện CNH Hậu CNH Cơ cấu ngành A>I A>20% A<I A<20% I>S A<10% I>S A<10% I<S

22

(iii) Nhóm các yếu tố bên ngoài như quan hệ kinh tế đối ngoại và hợp tác phân công lao động quốc tế. Môi trường quốc tế thuận lợi sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước.

1.2.5.2 Nhóm các yếu tố chủ quan

Nhóm các yếu tố chủ quan bao gồm đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong từng thời kỳ. Tính hoàn thiện của bộ máy nhà nước, luật pháp và thể chế kinh tế sẽ là điều kiện có tính quyết định đến sự hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế có hiệu quả. Sự ổn định, minh bạch, đồng bộ của thể chế kinh tế (nhất là các chính sách đầu tư, tài chính) sẽ góp phần phát triển cơ cấu kinh tế làm giảm hoặc làm tăng lên các tác động tích cực và tiêu cực đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan khoa học, lịch sử - xã hội, nhưng các tính chất đó của cơ cấu kinh tế lại chịu sự chi phối của nhà nước. Thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ có thể tác động gián tiếp thông qua chính sách và định hướng phát triển của địa phương mình, trên cơ sở các công cụ điều tiết thể chế, chính sách và pháp luật của nhà nước.

1.3. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh mới đối với đời sống kinh tế xã hội.

Khai thác và sử dụng có hiệu quả những thế mạnh vốn có của địa phương. Các yếu tố đó là nguồn lực tài nguyên, lao động, … yếu tố lợi thế so sánh như chi phí sản xuất. Thông qua quá trình tổ chức khai thác có hiệu quả các yếu tố lợi thế, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ tìm ra các ngành mũi nhọn tạo khả năng tăng trưởng mạnh mẽ cho đất nước, vùng hoặc địa phương, đồng thời giải quyết mối quan hệ bền vững giữa tăng trưởng kinh tế với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, với phát triển nguồn nhân lực.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần cải thiện đời sống của người dân.

23

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu xã hội.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội mỗi quốc gia. Vì vậy, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một yêu cầu bức thiết để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1.4.1. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Thái Nguyên. Thái Nguyên.

Bảng 1.2 Cơ cấu kinh tế ngành của TP Thái Nguyên

(ĐVT: %)

Ngành 2009 2010 2011 2012

1. Nông nghiệp 22,73 23,82 22,51 9,40

2. Công nghiệp 38,92 42,75 43,77 46,10

3. Thương mại dịch vụ 33,75 33,43 33,72 44,50

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội Thành phố Thái Nguyên, 2009 - 2012

Trong cơ cấu GDP chia theo 3 khu vực kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực phù hợp với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của địa phương. Khu vực công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất, sự chuyển dịch trong nội bộ ngành cũng có nhiều điểm tích cực. Khu vực dịch vụ tốc độ tăng trưởng cầm chừng tuy nhiên tỷ trọng trong cơ cấu GDP theo ngành chưa có chuyển biến rõ nét. Khu vực nông - lâm nghiệp và thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng thấp nhất và giảm nhanh tỷ trọng trong cơ cấu GDP trong giai đoạn 2009 - 2012. Lý do chủ yếu ở đây là trong nội tại từng ngành diễn chưa có kế hoạch cụ thể, chiến lược phát triển lâu dài và phù hợp cho từng phân ngành và từng vùng.

Trong thời gian tới thành phố Thái Nguyên cũng đề ra những phương hướng cụ thể như phát huy mọi nguồn lực phát triển KT- XH với tốc độ

24

nhanh và bền vững, tiếp tục thực hiện cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Phát triển công nghiệp ưu tiên những mặt hàng lợi thế như luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến khoáng sản, nông lâm sản, khuyến khích phát triển cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ với ngành nghề đa dạng, liên kết chặt chẽ với các DN lớn, ứng dụng KHCN. Ưu tiên phát triển dịch vụ, khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ thương mại, ngân hàng tín dụng, bất động sản, bảo hiểm, y tế…phát triển các dịch vụ vận tải, du lịch trên cơ sở khai thác các lợi thế về vị trí địa lý, danh lam thắng cảnh. Từng bước nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, phát triển thâm canh các vùng chè đặc sản, xây dựng các vùng rau sạch, phát triển chăn nuôi, bảo vệ vốn rừng hiện có, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX và Doanh nghiệp.

1.4.2. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Yên Lạc - Vĩnh phúc. - Vĩnh phúc.

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng; năm 1997, khi mới tái lập là một tỉnh thuần nông, diện tích tự nhiên 1.371 km2; dân số hơn 1,1 triệu người, GDP bình quân đầu người bằng 48% GDP bình quân của cả nước.

Yên Lạc là huyện nông nghiệp cận đô thị thuộc Tỉnh Vĩnh Phúc; Xuất phát từ đặc điểm đất hẹp, người đông, Giá trị kinh tế của Công nghiệp, thương mại phát triển ổn định, nông nghiệp là ngành kinh tế chính, trong giai đoạn 2009 - 2012, Yên Lạc xác định mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng tới một nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững. Nâng cao năng suất, giảm một cách hợp lý và chuyển dần diện tích cây lương thực sang các cây trồng khác và nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Ưu tiên phát triển 6 loại cây: lúa, ngô, dâu tằm, rau, hoa, cây ăn quả và 3 loại con chủ đạo: lợn, bò, thủy sản; tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp bình quân hàng năm là 5,5 -

25

6%; sản lượng lương thực đạt 15 vạn tấn/năm, giá trị xuất khẩu đạt 5 triệu USD trở lên.

Nhờ những nỗ lực trong lãnh đạo, nông nghiệp Yên Lạc trong những năm 2009 - 2012 có bước tăng trưởng đáng kể. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7,7%/năm.

Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Huyện đã chỉ đạo tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Các quy trình và kỹ thuật thâm canh được chuyển giao tích cực và sâu rộng đến từng hộ nông dân với sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể. Công nghệ sinh học đã được áp dụng vào sản xuất lúa, nấm ăn, rau sạch và dâu tằm. Đến cuối năm 2011, toàn Huyện đã có hơn 15.000 hộ nông dân sử dụng chế phẩm vi sinh học nhằm làm sạch môi trường, phục vụ sản xuất, đời sống, phát triển nông nghiệp sạch. Nhờ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, bộ mặt nông thôn Yên Lạc đã khởi sắc, đời sống nông dân được cải thiện và nâng cao.

1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Việt trì.

Từ kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên ... ( Trừ huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc phát triển kinh tế chính là nông nghiệp) đều đưa ra các phương hướng, chính sách và giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp, chú trọng phát triển dịch vụ (bảng 1.1); các địa phương đã thành công trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và rõ nét qua đó kinh tế, xã hội phát triển đời sống vật chất, tinh thần nhân dân được cải thiện rõ rệt. Theo tôi đây thực sự là những bài học kinh nghiệm quý mà thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ có thể áp dụng một cách phù hợp, có chọn lọc và rút ra một số bài học về chuyển dịch CCKT cho mình như sau:

26

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố cần đi vào khai thác các lợi thế so sánh của trung tâm đô thị vùng; đẩy mạnh phát triển công nghiệp, chú trọng các ngành dịch vụ phát triển mạnh, đa dạng, từng bước khai thác được lợi thế của Thành phố, của Tỉnh Phú Thọ và của vùng Tây Đông Bắc.

- Giảm dần tỉ trọng cơ cấu sản xuất nông nghiệp, triển khai xây dựng một số chương trình, dự án có giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, tạo hệ sinh thái bền vững.

- Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị nhất là hạ tầng giao thông, viễn thông, hệ thống ngân hàng, khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp FDI để có bước đột phá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố khắc phục lĩnh vực phát triển dịch vụ hiện nay còn chậm chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

- Xác định đúng các khâu trọng tâm, các ngành, lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế và phù hợp với đặc thù riêng của Thành phố để tập trung đầu tư phát triển; phát huy đồng bộ sức mạnh tổng hợp của Thành phố, của tỉnh và của vùng để phát triển kinh tế gắn với hiệu quả và bền vững.

- Phát huy nội lực, huy động vốn đầu tư để tạo bước chuyển mạnh về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư, nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cải thiện và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, hoàn chỉnh việc lập và trình duyệt các quy hoạch, tập trung triển khai các dự án về phát triển đô thị, đảm bảo trật tự kỷ cương, giải quyết việc làm cho người lao động; nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng thành phố Việt Trì thực sự trở thành trung tâm động lực kinh tế - xã hội của tỉnh và của vùng.

- Phấn đấu đến năm 2020 cơ cấu KT của thành phố Việt Trì chuyển dịch theo hướng tích cực, chú trọng phát triển công nghiệp làm chủ đạo, tăng dần tỉ trọng DV và giảm dần tỉ trọng nông nghiệp phấn đấu CN - XD 59,8%; Dịch vụ 38,2%; Nông nghiệp 2%.

27

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ GIAI ĐOẠN 2007 – 2012 2.1 Đặc điểm của Việt Trì liên quan tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.1.1 Vị trí địa lý.

Ngày 04/6/1962 Chính phủ quyết định thành lập thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ. Đầu năm 1968 hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc hợp nhất, Việt Trì trở thành trung tâm Chính trị, kinh tế, văn hoá, KHKT của tỉnh Vĩnh Phú. Năm 1997 tỉnh Phú Thọ được tái lập, Thành phố Việt Trì là trung tâm Chính trị, Kinh tế, Văn hoá, Khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ.

Thành phố Việt Trì nằm ở 21024’ vĩ độ Bắc, 106012’ kinh độ Đông, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80km về phía Tây Bắc. Thành phố Việt Trì được bao bọc bởi hai dòng sông lớn là sông Lô và sông Hồng, thành phố có vị trí địa lý gần nơi hợp lưu của ba dòng sông là (sông Hồng, sông Lô, sông Đà), vì thế thành phố Việt Trì trước đây còn được biết đến với tên gọi quen thuộc: “Thành phố ngã ba sông”.

Thành phố Việt Trì có vị trí địa lý:

- Phía Đông giáp các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc).

- Phía Tây giáp thị trấn Lâm Thao và thị trấn Hùng Sơn, các xã Tiên Kiên, Thạch Sơn, huyện Lâm Thao - Phú Thọ.

- Phía Nam giáp các xã Cao Xá, Sơn Vi, huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) và huyện Ba Vì, Hà Nội.

- Phía Bắc giáp xã Phù Ninh, xã Vĩnh Phú, huyện Phù Ninh - Phú Thọ. Việt Trì có vị trí địa lý và kinh tế quan trọng, khí hậu ôn hoà, là cửa ngõ của các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội, có đường quốc lộ 2 và đường sắt Hà Nội - Lào Cai nối liền với đường xuyên Á, có 2 nhà ga đường sắt, cảng

28

sông công suất 1,2 triệu tấn, bến xe ô tô... cho phép Việt Trì giao lưu thuận lợi với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Tây Bắc, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, quốc tế để xây dựng và phát triển Thành phố.

Với vị trí địa lý trên, thành phố Việt Trì có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ, lễ hội về cội nguồn, là thành phố công nghiệp đầu tiên trong thời kỳ xây dựng CNXH ở Miền Bắc... và là một đô thị trung tâm của khu vực phía Tây Đông Bắc.

2.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng.

Thành phố Việt Trì được hình thành sớm nhất so với các đô thị lớn khác trong vùng. Đến nay thành phố Việt Trì đã trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ.

Thành phố Việt Trì có địa hình đa dạng gồm vùng núi, vùng đồi bát úp và vùng ruộng thấp trũng. Địa hình có hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam nhưng không dốc đều với độ dốc từ 0,4% đến 5%.

Nhìn chung, quỹ đất của thành phố Việt Trì không lớn so với các đô thị lớn trong cả nước. Tuy nhiên hiện nay thành phố Việt Trì vẫn còn quỹ đất để mở rộng đô thị, nhất là trong khi diện tích đất nông nghiệp vẫn còn chiếm trên 50% tổng diện tích đất tự nhiên.

Ngoài ra tại khu vực phụ cận bao gồm các xã của huyện Phù Ninh, Lâm Thao, có địa hình và địa chất công trình thuận lợi cho phát triển đô thị.

2.1.3 Khí hậu thủy văn.

Thành phố Việt Trì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh với trên ba tháng nhiệt độ xuống dưới 18 độ C, mang đậm nét đặc trưng của miền Bắc Việt Nam. Với nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 độ C; Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm; Độ ẩm

29

trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 - 87%. Nét đặc trưng về khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện cho thành phố Việt Trì phát triển các loại rau, quả ôn đới vào mùa đông. Tuy nhiệt đặc trưng khí hậu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

2.1.4 Tiềm năng, lợi thế của thành phố Việt Trì về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. cấu kinh tế.

* Về dân số:

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố việt trì, phương hướng giải pháp chủ yếu giai đoạn 2013-2020 (Trang 29 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)