Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Yên Lạc-Vĩnh phúc

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố việt trì, phương hướng giải pháp chủ yếu giai đoạn 2013-2020 (Trang 32 - 90)

- Vĩnh phúc.

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng; năm 1997, khi mới tái lập là một tỉnh thuần nông, diện tích tự nhiên 1.371 km2; dân số hơn 1,1 triệu người, GDP bình quân đầu người bằng 48% GDP bình quân của cả nước.

Yên Lạc là huyện nông nghiệp cận đô thị thuộc Tỉnh Vĩnh Phúc; Xuất phát từ đặc điểm đất hẹp, người đông, Giá trị kinh tế của Công nghiệp, thương mại phát triển ổn định, nông nghiệp là ngành kinh tế chính, trong giai đoạn 2009 - 2012, Yên Lạc xác định mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng tới một nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững. Nâng cao năng suất, giảm một cách hợp lý và chuyển dần diện tích cây lương thực sang các cây trồng khác và nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Ưu tiên phát triển 6 loại cây: lúa, ngô, dâu tằm, rau, hoa, cây ăn quả và 3 loại con chủ đạo: lợn, bò, thủy sản; tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp bình quân hàng năm là 5,5 -

25

6%; sản lượng lương thực đạt 15 vạn tấn/năm, giá trị xuất khẩu đạt 5 triệu USD trở lên.

Nhờ những nỗ lực trong lãnh đạo, nông nghiệp Yên Lạc trong những năm 2009 - 2012 có bước tăng trưởng đáng kể. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7,7%/năm.

Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Huyện đã chỉ đạo tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Các quy trình và kỹ thuật thâm canh được chuyển giao tích cực và sâu rộng đến từng hộ nông dân với sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể. Công nghệ sinh học đã được áp dụng vào sản xuất lúa, nấm ăn, rau sạch và dâu tằm. Đến cuối năm 2011, toàn Huyện đã có hơn 15.000 hộ nông dân sử dụng chế phẩm vi sinh học nhằm làm sạch môi trường, phục vụ sản xuất, đời sống, phát triển nông nghiệp sạch. Nhờ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, bộ mặt nông thôn Yên Lạc đã khởi sắc, đời sống nông dân được cải thiện và nâng cao.

1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Việt trì.

Từ kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên ... ( Trừ huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc phát triển kinh tế chính là nông nghiệp) đều đưa ra các phương hướng, chính sách và giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp, chú trọng phát triển dịch vụ (bảng 1.1); các địa phương đã thành công trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và rõ nét qua đó kinh tế, xã hội phát triển đời sống vật chất, tinh thần nhân dân được cải thiện rõ rệt. Theo tôi đây thực sự là những bài học kinh nghiệm quý mà thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ có thể áp dụng một cách phù hợp, có chọn lọc và rút ra một số bài học về chuyển dịch CCKT cho mình như sau:

26

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố cần đi vào khai thác các lợi thế so sánh của trung tâm đô thị vùng; đẩy mạnh phát triển công nghiệp, chú trọng các ngành dịch vụ phát triển mạnh, đa dạng, từng bước khai thác được lợi thế của Thành phố, của Tỉnh Phú Thọ và của vùng Tây Đông Bắc.

- Giảm dần tỉ trọng cơ cấu sản xuất nông nghiệp, triển khai xây dựng một số chương trình, dự án có giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, tạo hệ sinh thái bền vững.

- Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị nhất là hạ tầng giao thông, viễn thông, hệ thống ngân hàng, khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp FDI để có bước đột phá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố khắc phục lĩnh vực phát triển dịch vụ hiện nay còn chậm chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

- Xác định đúng các khâu trọng tâm, các ngành, lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế và phù hợp với đặc thù riêng của Thành phố để tập trung đầu tư phát triển; phát huy đồng bộ sức mạnh tổng hợp của Thành phố, của tỉnh và của vùng để phát triển kinh tế gắn với hiệu quả và bền vững.

- Phát huy nội lực, huy động vốn đầu tư để tạo bước chuyển mạnh về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư, nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cải thiện và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, hoàn chỉnh việc lập và trình duyệt các quy hoạch, tập trung triển khai các dự án về phát triển đô thị, đảm bảo trật tự kỷ cương, giải quyết việc làm cho người lao động; nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng thành phố Việt Trì thực sự trở thành trung tâm động lực kinh tế - xã hội của tỉnh và của vùng.

- Phấn đấu đến năm 2020 cơ cấu KT của thành phố Việt Trì chuyển dịch theo hướng tích cực, chú trọng phát triển công nghiệp làm chủ đạo, tăng dần tỉ trọng DV và giảm dần tỉ trọng nông nghiệp phấn đấu CN - XD 59,8%; Dịch vụ 38,2%; Nông nghiệp 2%.

27

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ GIAI ĐOẠN 2007 – 2012 2.1 Đặc điểm của Việt Trì liên quan tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.1.1 Vị trí địa lý.

Ngày 04/6/1962 Chính phủ quyết định thành lập thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ. Đầu năm 1968 hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc hợp nhất, Việt Trì trở thành trung tâm Chính trị, kinh tế, văn hoá, KHKT của tỉnh Vĩnh Phú. Năm 1997 tỉnh Phú Thọ được tái lập, Thành phố Việt Trì là trung tâm Chính trị, Kinh tế, Văn hoá, Khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ.

Thành phố Việt Trì nằm ở 21024’ vĩ độ Bắc, 106012’ kinh độ Đông, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80km về phía Tây Bắc. Thành phố Việt Trì được bao bọc bởi hai dòng sông lớn là sông Lô và sông Hồng, thành phố có vị trí địa lý gần nơi hợp lưu của ba dòng sông là (sông Hồng, sông Lô, sông Đà), vì thế thành phố Việt Trì trước đây còn được biết đến với tên gọi quen thuộc: “Thành phố ngã ba sông”.

Thành phố Việt Trì có vị trí địa lý:

- Phía Đông giáp các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc).

- Phía Tây giáp thị trấn Lâm Thao và thị trấn Hùng Sơn, các xã Tiên Kiên, Thạch Sơn, huyện Lâm Thao - Phú Thọ.

- Phía Nam giáp các xã Cao Xá, Sơn Vi, huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) và huyện Ba Vì, Hà Nội.

- Phía Bắc giáp xã Phù Ninh, xã Vĩnh Phú, huyện Phù Ninh - Phú Thọ. Việt Trì có vị trí địa lý và kinh tế quan trọng, khí hậu ôn hoà, là cửa ngõ của các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội, có đường quốc lộ 2 và đường sắt Hà Nội - Lào Cai nối liền với đường xuyên Á, có 2 nhà ga đường sắt, cảng

28

sông công suất 1,2 triệu tấn, bến xe ô tô... cho phép Việt Trì giao lưu thuận lợi với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Tây Bắc, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, quốc tế để xây dựng và phát triển Thành phố.

Với vị trí địa lý trên, thành phố Việt Trì có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ, lễ hội về cội nguồn, là thành phố công nghiệp đầu tiên trong thời kỳ xây dựng CNXH ở Miền Bắc... và là một đô thị trung tâm của khu vực phía Tây Đông Bắc.

2.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng.

Thành phố Việt Trì được hình thành sớm nhất so với các đô thị lớn khác trong vùng. Đến nay thành phố Việt Trì đã trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành phố Việt Trì có địa hình đa dạng gồm vùng núi, vùng đồi bát úp và vùng ruộng thấp trũng. Địa hình có hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam nhưng không dốc đều với độ dốc từ 0,4% đến 5%.

Nhìn chung, quỹ đất của thành phố Việt Trì không lớn so với các đô thị lớn trong cả nước. Tuy nhiên hiện nay thành phố Việt Trì vẫn còn quỹ đất để mở rộng đô thị, nhất là trong khi diện tích đất nông nghiệp vẫn còn chiếm trên 50% tổng diện tích đất tự nhiên.

Ngoài ra tại khu vực phụ cận bao gồm các xã của huyện Phù Ninh, Lâm Thao, có địa hình và địa chất công trình thuận lợi cho phát triển đô thị.

2.1.3 Khí hậu thủy văn.

Thành phố Việt Trì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh với trên ba tháng nhiệt độ xuống dưới 18 độ C, mang đậm nét đặc trưng của miền Bắc Việt Nam. Với nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 độ C; Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm; Độ ẩm

29

trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 - 87%. Nét đặc trưng về khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện cho thành phố Việt Trì phát triển các loại rau, quả ôn đới vào mùa đông. Tuy nhiệt đặc trưng khí hậu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

2.1.4 Tiềm năng, lợi thế của thành phố Việt Trì về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. cấu kinh tế.

* Về dân số:

Thành phố Việt Trì là nơi tập trung khá đông dân có nhiều dân tộc song chủ yếu là người dân tộc kinh chiếm trên 99% dân số, còn lại số ít là người dân tộc Tày, Nùng. Nguồn lực lao động nông nghiệp của Thành phố khá dồi dào đủ để đáp ứng nhu cầu lao động cho công cuộc phát triển nông thôn. Bên cạnh đó nguồn lực lao động phi nông nghiệp cũng khá lớn với 118.041 người năm 2010 chiếm 60,62% dân số toàn Thành phố, đây là số lượng lao động khá đông đủ phục vụ cho các ngành nghề khác phát triển.

* Giao thông vận tải

Thành phố Việt Trì là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Phú Thọ và của vùng Tây Bắc. Thành phố Việt Trì có hệ thống giao thông đường bộ với chất lượng hạ tầng kỹ thuật tương đối đồng bộ, gắn liền với hệ thống giao thông Quốc gia và Quốc Tế (như đường Hồ Chí Minh, đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Quốc lộ 2). Về giao thông đường sắt, trên địa bàn thành phố còn có tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy qua. Ngoài ra, thành phố còn nằm trong hành lang giao thương Quốc tế (Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng). Hầu hết các tuyến đường sông từ các tỉnh phía Tây Đông Bắc đều quy tụ về Việt Trì, rồi tiếp tục đi Hà Nội, Hải Phòng. Ngoài ra, thành phố Việt Trì còn có cảng đường sông Việt Trì là cảng chính của cả Vùng. Với vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm cách sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 50 km, cách thủ đô Hà Nội 80 km về phía Tây Bắc sẽ là những tiền đề quan trọng để

30

thành phố Việt Trì phát triển mạnh cả về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không trong vận chuyển lưu thông hàng hóa với các tỉnh và các vùng lân cận.

* Hệ thống thủy lợi

Bên cạnh việc phát triển các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thành phố Việt Trì vẫn quán triệt đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tưới, tiêu nước kịp thời cho nông nghiệp. Nông nghiệp Thành phố hiện nay đảm bảo khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế sẵn có. Hệ thống thuỷ lợi được đầu tư, nâng cấp. Việc nạo vét kênh, mương thuỷ lợi được tiến hành thường xuyên hàng năm, đặc biệt trong các đợt mưa, bão, đảm bảo kênh mương luôn được thông thoáng, dòng chảy tốt. Bên cạnh hệ thống kênh mương thành phố Việt Trì còn chỉ đạo các hợp tác xã nông nghiệp có phương án sử dụng máy bơm dã chiến khi cần thiết. Không để tình trạng ngập úng hoặc khô hạn ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây trồng.

* Về thông tin liên lạc:

Trên địa bàn thành phố hiện có bưu điện tỉnh Phú Thọ, cho đến nay bưu điện này đã phục vụ rất tốt cho nhu cầu thông tin liên lạc của nhiều tầng lớp nhân dân của tỉnh nói chung và thành phố Việt Trì nói riêng. Hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông trên địa bàn thành phố phát triển nhanh và mạnh, việc sử dụng công nghệ thông tin, internet được áp dụng trong tất cả các cơ quan của thành phố và cơ bản phổ biến tại các trường học, công ty và trong sinh hoạt hàng ngày của cư dân. Tổng số thuê bao điện thoại di động và cố định trên địa bàn toàn thành phố Việt Trì là: 159.946 thuê bao (Trong đó, tổng số thuê bao khu vực nội thành là 94.652 thuê bao). Bình quân số thuê bao điện thoại trên dân số toàn thành phố đạt 57,63 máy/100 dân, bình quân số thuê bao điện thoại trên dân số khu vực nội thành đạt 46 máy/100 dân. Bên cạnh đó, hệ thống Đài phát thanh, truyền hình đã tiếp, phát sóng truyền hình

31

trung ương giúp cho người dân thành phố nắm bắt kịp thời các thông tin mới, các chính sách của Đảng và Nhà nước.

* Giáo dục và đào tạo:

Hệ thống cơ sở hạ tầng giáo dục thường xuyên được quan tâm đầu tư xây dựng về mọi mặt, từ cơ sở vật chất, kiên cố hóa trường học, đến nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của các ngành học, cấp học, đáp ứng tốt yêu cầu dạy và học trong toàn thành phố và đảm bảo kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Với hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, v.v...có kết cấu kiên cố, các công trình khang trang, sạch sẽ và được đầu tư nhiều trang thiết bị dạy học hiện đại như: Trường Đại học Hùng Vương, Trường Đại học Công Nghiệp, Trường dự bị Đại học dân tộc Trung ương, Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ, Trung tâm bồi dưỡng chính trị thành phố Việt Trì, Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Phú Thọ, Trường cao đẳng nghề Phú Thọ, Trường Cao đẳng thực phẩm Phú Thọ, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ, Trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm Liên đoàn lao động tỉnh Phú Thọ, Trung tâm dạy nghề Phú Thọ, Trung Tâm ngoại ngữ - tin học tỉnh Phú Thọ, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Thọ, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tp.Việt Trì, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Phú Thọ, Trường đào tạo công nhân kỹ thuật, Trường trung học nghề Sông Hồng, Trường lái xe Quân đội, Trường trung học Văn hoá - Nghệ thuật Tỉnh, Trường trung cấp nghề Hermann Gmeiner Việt Trì, Trường trung học xây dựng và giao thông. Do đó, hạ tầng và cơ sở vật chất của hệ thống các trường học trên địa bàn thành phố Việt Trì sẽ đảm bảo tốt cho nhu cầu đào tạo học sinh, sinh viên, cán bộ, công nhân kỹ thuật cho các ngành của tỉnh và vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

32

* Y tế : Trên địa bàn thành phố có 03 bệnh viện, trong đó Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ là bệnh viện đa khoa cấp Vùng với cơ sở vật chất kiên cố và trang thiết bị hiện đại đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh và vùng. Mỗi năm, có hàng nghìn lượt bệnh nhân trong tỉnh và khu vực đến khám chữa bệnh tại bệnh viện.

Để giảm tải cho các bệnh viện tuyến Trung ương, ngày 28/7/2011 Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng mới Bệnh viện đa

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố việt trì, phương hướng giải pháp chủ yếu giai đoạn 2013-2020 (Trang 32 - 90)