1. Giới thiệu chung về bộ môn
• Lịch sử - Truyền thống giảng dạy:
- Tiền thân là Bộ môn “Pháp chế - Y đức”, sau đó năm 1954 do điều kiện thực tế được đổi tên thành Bộ môn “Dược chính - Bảo quản”
- Từ năm 1975 trở lại đây, ngành Dược được xác định là ngành Kinh tế kỹ thuật và một trong những mục tiêu đào tạo cơ bản cho Dược sĩ là nâng cao kỹ năng thực hành Quản lý và Kinh tế Dược. Đáp ứng nhu cầu đó, ngày 13 tháng 8 năm 2001, Bộ môn được đổi tên thành Bộ môn “Quản lý và Kinh tế Dược” với các nội dung và chương trình giảng dạy đã được phát triển và hoàn thiện theo mục tiêu đào tạo này.
- Nội dung giảng dạy: hiện nay, bộ môn đang giảng dạy những học phần sau cho đối tượng:
Dược 4: Kinh tế Dược, Pháp chế hành nghề Dược.
Dược 5: + Dược xã hội học, Dịch tễ Dược học.
+ 3 chuyên đề: Marketing và nghệ thuật giao tiếp, Quản trị và chiến lược kinh doanh, Phương pháp thiết kế nghiên cứu.
Sau ĐH: Giảng dạy trên 7 môn học ( Nguyên lý quản lý, Pháp chế và Dược xã hội học, Quản lý y tế - Dược cộng đồng, Quản lý nghiệp vụ Dược, Quản trị kinh doanh Dược, Marketing Dược, Kinh tế Dược) và hướng dẫn công trình tốt nghiệp cho NCS, thạc sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 1, cấp 2.
- Phương pháp giảng dạy: Bộ môn luôn chủ động áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực như: Seminar, tiểu luận, tự học, thuyết trình,… từ đó, có cách đánh giá học viên chính xác, công bằng.
Số điện thoại BM: 8248703
• Về NCKH:
- Bộ môn đã tiến hành nghiên cứu và đã được nghiệm thu 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu mô hình tổ chức, cơ chế quản lý nhằm đảm bảo
cung ứng thuốc thiết yếu cho tuyến y tế cơ sở” và “ Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thuốc dựa theo hệ thống phân loại ATC”. Đây là cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra các giải pháp cho công tác quản lý nhà nước.
- Trong 5 năm học (2001-2005), bộ môn đã hướng dẫn thực hiện và bảo vệ thành công trên 200 khoá luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học, trên 100 luận văn Dược sĩ chuyên khoa, trên 60 luận văn thạc sĩ Dược học và đang hướng dẫn 6 luận án tiến sĩ. Các công trình nghiên cứu khoa học này đều có tính ứng dụng cao cho việc hoạch định, xây dựng chính sách của ngành Dược và ngành Y tế.
2. Đội ngũ cán bộ giảng dạy
PGS.TS. Nguyễn Thị Thái Hằng - Trưởng bộ môn PGS. TS. Lê Viết Hùng – Phó hiệu trưởng, phó trưởng bộ môn
• TS. Nguyễn Thị Song Hà • ThS. Nguyễn Thị Thanh
Hương
• ThS. Nguyễn Tuấn Anh • ThS. Khổng Đức Mạnh • ThS. Đỗ Xuân Thắng • ThS. Trần Thị Lan Anh • DS. Phạm Nữ Hạnh Vân
• TS. Nguyễn Thanh Bình (GV kiêm nhiệm)
• ThS. Từ Hồng Anh (GV kiêm nhiệm)
• ThS. Nguyễn Thuỳ Dương (GV kiêm nhiệm)
• KTV. Bùi Bích Thủy • KTV. Vũ Thị Ánh
3. Hoạt động khoa học
• Các lĩnh vực đã và đang nghiên cứu:
Trong thời gian qua, tập thể giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên của bộ môn đã tiến hành nghiên cứu nhiều đề tài quản lý trong các lĩnh vực: (theo mô hình sau):
- Quản lý nhà nước về Dược. - Quản lý Dược bệnh viện. - Quản trị doanh nghiệp Dược.
Trong đó, đa số đề tài đều có giá trị và đã được ứng dụng vào thực tế. (Chi tiết xem bảng trang sau)
• Hướng nghiên cứu trong thời gian tới:
Tiếp tục nghiên cứu các ứng dụng lý thuyết quản lý vào thực tế: Quản lý nhà nước về Dược, quản lý Dược bệnh viện, Quản trị doanh nghiệp Dược và các nghiên cứu khác về thị trường dược phẩm trong và ngoài nước.
• Phương pháp nghiên cứu khoa học:
- Phương pháp hồi cứu, tiến cứu.
- Các phương pháp nghiên cứu của quản trị học hiện đại: SMART, SWOT, 3C,7S…
- Phương pháp can thiệp.
- Phương pháp tìm xu hướng phát triển của chỉ tiêu, phương pháp tỷ trọng. - Phương pháp phân tích nhân tố trong quản trị, phương pháp phân tích kinh tế Dược.
- Phương pháp mô hình hóa.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
4. Các điểm lưu ý đối với sinh viên
• Yêu cầu:
Về kiến thức:
- Sinh viên phải nắm được các kiến thức nền tảng của môn học chuyên ngành Dược: Dược lý, Dược lâm sàng, Dược liệu…
- Sinh viên phải nắm chắc các kiến thức cơ bản về quản trị chiến lược, các quy chế hành nghề Dược, dịch tễ dược học, các kiến thức trong quản trị kinh doanh của doanh nghiệp…
Về kỹ năng:
Yêu cầu sinh viên không ngừng hoàn thiện các kỹ năng sau: - Kỹ năng giao tiếp, làm việc với cộng đồng.
- Kỹ năng làm việc nhóm. - Kỹ năng giải quyết vấn đề. - Kỹ năng thuyết trình.
- Kỹ năng đàm phán, thương lượng.
• Những kiến thức mà sinh viên thu được khi làm NKCH tại bộ
môn:
- Những kiến thức cơ bản về:
+ Đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng về y tế, về Dược. + Hệ thống luật lệ và qui chế hành nghề Dược.
+ Quản lý nghiệp vụ chuyên môn ngành Dược. + Quản lý kinh tế ngành Dược.
- Có khả năng ứng dụng các nguyên lý về quản lý và kinh tế trong các lĩnh vực: nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối và sử dụng thuốc trên cơ sở các qui chế và các qui định của pháp luật.
Quản lý nhà nước về Dược
Nghiên cứu đánh giá (NC, ĐG) công tác quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc
NC, ĐG cơ hội, thách thức của ngành Dược trước ngưỡng cửa WTO
NC, ĐG việc thực hiện các quy chế chuyên môn về Dược NC, ĐG công tác thanh tra dược, mô hình tổ chức quản lý Dược, hoạt động hành nghề dược tư nhân, hệ thống cung ứng thuốc tại các địa phương....
Phân tích danh mục thuốc đăng ký lưu hành ở Việt Nam và sự đáp ứng của danh mục với mô hình bệnh tật
Đánh giá nguyên liệu làm thuốc & đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu làm thuốc ở Việt Nam
NC, ĐG việc sử dụng CB Dược sỹ, Bác sỹ trong ngành Y tế ...
Nghiên cứu xây dựng danh mục thuốc thiết yếu cho bệnh viện Nghiên cứu hoạt động cung ứng, đấu thầu thuốc trong bệnh viện
NC các chiến lược nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho khoa Dược bệnh viện…
….. Quản lý
bệnh viện
Thị trường dược phẩm
NC thị trường dược phẩm, phát hiện nhu cầu sử dụng, định vị sản phẩm mới
NC các chiến lược Marketing dược phẩm
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường dược phẩm Khảo sát biến động giá của một số thuốc
Nghiên cứu tính đặc thù của hoạt động marketing một số thuốc trên thị trường dược phẩm: nhóm thuốc tiêu hóa, tim mạch…
…
Quản trị doanh nghiệp dược
NC thị trường dược phẩm, phát hiện nhu cầu sử dụng, định vị sản phẩm mới
NC các chiến lược Marketing dược phẩm
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường dược phẩm Khảo sát biến động giá của một số thuốc
Nghiên cứu tính đặc thù của hoạt động marketing một số thuốc trên thị trường dược phẩm: nhóm thuốc tiêu hóa, tim mạch…
…