Bộ môn Công nghiệp Dược

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTẠI CÁC BỘ MÔN Ở TRƯỜNG ĐH DƯỢC HÀ NỘI (Trang 47 - 51)

1. Giới thiệu chung về bộ môn

Bộ môn Công nghiệp Dược - Trường đại học Dược Hà nội được thành lập vào tháng 08/1964, là bộ môn chuyên ngành, có chức năng giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực Dược và sản xuất thuốc. Nhiệm vụ chính của bộ môn là giảng dạy các môn chuyên ngành được phân công cho các đối tượng học viên do nhà trường đào tạo và cho các đơn vị bạn khi có yêu cầu trợ giúp (nghiên cứu sinh, cao học, chuyên khoa 2, chuyên khoa 1, dược sĩ chuyên khoa công nghiệp, dược sĩ đa khoa, chuyên tu,...). Tham gia tổ chức và hướng dẫn NCKH, luận án, luận văn và khoá luận tốt nghiệp cho các đối tượng tương ứng. Tổ chức và thực hiện các nghiên cứu theo các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do nhà nước và nhà trường giao. Tham gia sản xuất thuốc phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Bộ môn được tổ chức thành 4 tổ chuyên môn (Vi sinh - Kháng sinh, Hoá dược, Chiết xuất và Bào chế công nghiệp), có 4 phòng thí nghiệm chuyên ngành, ngoài ra còn có hai phòng chuyên đề trực thuộc (phòng thí nghiệm GMP, phòng Sinh học phân tử).

Số điện thoại BM: 8241108

2. Đội ngũ cán bộ giảng dạy

PGS.TS Từ Minh Koóng - Hiệu trưởng, trưởng bộ môn. PGS. TS Đỗ Hữu Nghị - Phó trưởng bộ môn. TS Nguyễn Đình Luyện - Phó trưởng bộ môn.

• TS. Nguyễn Thanh Hải • TS. Nguyễn Ngọc Chiến • TS. Đàm Thanh Xuân • ThS. Nguyễn Thanh Duyên • ThS. Nguyễn Trinh Lan • ThS. Lê Thị Thu Hoà

• ThS. Nguyễn Văn Hân • KS. DS. Nguyễn Việt Hương • ThS. Lê Xuân Hoành • ThS. Phạm Thị Thuỳ Loan

• ThS. Kiều Thị Hồng (GV kiêm nhiệm)

• DS. Dương Văn Mậu (GV kiêm nhiệm)

• DS. Trịnh Đặng Thuận Thảo (GV kiêm nhiệm)

• KTV. Khuất Văn Khôi Dũng • KTV. Bùi Thị Thắng • KTV. Phan Tiến Thành • KTV. Phạm Thanh Huyền

3. Hoạt động nghiên cứu khoa học:

Tổ Bào chế Công nghiệp:

TS. Nguyễn Thanh Hải, tham gia và chủ trì các đề tài:

Đề tài cấp bộ năm 2007:

- Nghiên cứu, bào chế viên Natri Diclofenac tác dụng kéo dài theo cơ chế bơm thẩm thấu, bắt đầu triển khai.

Đề tài cấp thành phố:

- Nghiên cứu bào chế các thuốc tim mạch TDKD: Nifedipin, Nitroglycerin, đang triển khai.

Đề tài cấp trường:

- Nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng Maltodextrin làm tá dược trong sản xuất thuốc viên. Đề tài đã thực hiện được khoảng 60% công việc.

- Nghiên cứu điều chế siêu vi tiểu phân TiO2, đã thực hiện được khoảng 80% công việc.

- Nghiên cứu điều chế siêu vi tiểu phân Bạc, đã thực hiện được khoảng 30% công việc.

Đề tài dự kiến triển khai :

Nghiên cứu điều chế Cellulose vi tinh thể bằng phương pháp enzym.

TS. Nguyễn Ngọc Chiến, tiến sĩ được đào tạo ở Hoa Kỳ, về bộ môn từ 07/2007:

Dự kiến triển khai các đề tài:

Nghiên cứu bào chế viên nhai paracetomol TDKD. Nghiên cứu bào chế viên nang Melatonin TDKD. Nghiên cứu bào chế Mesalamin bao tan ở ruột.

- Nghiên cứu bào chế viên nang propranolol 80 mg TDKD. Đề tài đã tiến hành được 50 % công việc, dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2008.

- Tham gia đề tài: Bào chế và thử tác dụng sinh học của viên nang Oseltamivir phosphat 75 mg (Tamiflu).

ThS. Nguyễn Trinh Lan và ThS. Lê Thị Thu Hoà: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đề tài cấp trường:

Nghiên cứu bào chế viên nén Natri Diclofenac hai lớp TDKD, đã có 2 sinh viên tham gia làm thực nghiệm.

Tổ Chiết xuất:

ThS. Nguyễn Văn Hân, đang làm nghiên cứu sinh với đề tài:

- Cải tiến phương pháp bán tổng hợp Artesunate, điều chế hệ phân tán rắn của Artesunate, đã hoàn thành xong tháng 07/2007.

- Bào chế viên nén phối hợp chứa Artesunate trị sốt rét và đánh giá tương đương sinh học của dạng thuốc phối hợp chứa Artesunate, đã thực hiện được 50% công việc.

- Dự kiến triển khai:

Phát triển phương pháp chiết xuất các hợp chất tự nhiên bằng dung môi siêu tới hạn.

Tổ Hoá dược:

Đang triển khai dự án nâng cấp trang thiết bị phòng thí nghiệm Hoá dược.

TS. Nguyễn Đình Luyện

Đề tài cấp trường:

- Nghiên cứu tổng hợp N - acetyl cystein.

Các đề tài khác đang triển khai:

- Tổng hợp một số dạng este của Metronidazole. - Tổng hợp dẫn chất N - acyl hoá của L - Cystein. - Nghiên cứu tổng hợp Resveratrol.

Tổ Vi sinh - Kháng sinh và Sinh học phân tử. TS. Đàm Thanh Xuân:

Đề tài cấp trường:

- Đánh giá khả năng tổng hợp interferon của chủng E.coli BL 21 tái tổ hợp. Đề tài đã thực hiện được 50% công việc.

Đang triển khai các đề tài:

- Nghiên cứu chiết xuất alginate dùng cho bất động tế bào từ Rong biển.

- Sản xuất ethanol bằng phương pháp bất động tế bào nấm men Saccharomyces cerevisia.

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tổng hợp Spiramycin của chủng xạ khuẩn Streptomyces ambofacien.

ThS. Lê Xuân Hoành:

Đề tài cấp trường:

- Nghiên cứu sản xuất amino acid từ chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae, đề tài đã tiến hành được 60% công việc.

Đang triển khai các đề tài:

- Nghiên cứu bào chế chế phẩm probiotic chứa Lactobacilluc acidophilus dùng trong điều trị loạn khuẩn ruột bằng phương pháp đông khô.

- Đánh giá in vitro khả năng sống sót của vi sinh vật sau đông khô.

4. Các điểm lưu ý đối với sinh viên:

Sinh viên cần có kiến thức chuyên môn tốt về lĩnh vực dự kiến tham gia nghiên cứu, có khả năng đọc và hiểu được tài liệu tiếng Anh. Điểm học tập từ 7.00 trở lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chuyên cần, kiên trì, trung thực và sắp xếp thời gian làm thực nghiệm liên tục, không ngắt quãng.

Trong quá trình làm thực nghiệm, sinh viên có ý tưởng về nghiên cứu sẽ được tạo điều kiện cao nhất trong khả năng của bộ môn để hỗ trợ về chuyên môn, trang thiết bị và hoá chất.

Sinh viên muốn làm khoá luận tốt nghiệp hay tham gia làm thực nghiệm khoa học có thể gặp trực tiếp các thầy cô hướng dẫn, nếu được sự chấp thuận sẽ báo cáo lãnh đạo bộ môn.

Những điều thu được khi sinh viên NCKH tại bộ môn:

Được làm quen và sử dụng các trang thiết bị máy móc ở qui mô công nghiệp, nắm được ít nhất một qui trình sản xuất thuốc và nguyên liệu làm thuốc cụ thể, có thể bắt nhịp ngay với công việc sản xuất thực tế của ngành sau khi tốt nghiệp.

Được tạo điều kiện tham quan hoặc tham gia nghiên cứu tại các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP WHO, ASEAN có liên kết đào tạo và nghiên cứu với bộ môn.

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTẠI CÁC BỘ MÔN Ở TRƯỜNG ĐH DƯỢC HÀ NỘI (Trang 47 - 51)