Bộ môn Vi sinh và Sinh học

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTẠI CÁC BỘ MÔN Ở TRƯỜNG ĐH DƯỢC HÀ NỘI (Trang 26 - 29)

1. Giới thiệu chung về bộ môn

Là một bộ môn có tuổi đời gần như trẻ nhất trường, Bộ môn Vi sinh và Sinh học được chính thức thành lập vào năm 2001. Nhiệm vụ chính của bộ môn là giảng dạy, song hành với công tác làm thực nghiệm NCKH. Trong đó, nhiệm vụ giảng dạy các môn cơ sở và môn chuyên ngành do nhà trường phân công theo chương trình học của đối tượng là người học tại trường. Bên cạnh đó là mảng NCKH, là phần vận dụng kiến thức đã được giảng dạy trên lớp, và tự học vào thực nghiệm, kết hợp với việc tổ chức và hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp, luận văn cho các đối tượng tương ứng. Từ khi thành lập cho tới nay, bộ môn đã thực hiện một số đề tài cấp Bộ, đề tài nghiên cứu cơ bản trên đối tượng là vi sinh vật.

Các môn học do Bộ môn giảng dạy bao gồm: 1. Sinh học đại cương

2. Vi sinh vật học 3. Ký sinh trùng học

4. Kiểm nghiệm thuốc bằng phương pháp vi sinh. Số điện thoại BM: 9330769

2. Đội ngũ cán bộ giảng dạy

PGS.TS. Cao Văn Thu - Trưởng bộ môn

• ThS. Trần Trịnh Công • ThS. Lê Thu Hương • ThS. Nguyễn Liên

Hương

• ThS. Phạm Thu Nga • ThS. Đỗ Ngọc Quang

• ThS. Võ Thu Thủy (GV kiêm nhiệm).

• CN. Nguyễn Quỳnh Lê • KTV. Đặng Thị Phương • KTV. Nguyễn Thị Liên • KTV. Nguyễn Thị Toán

3. Hoạt động nghiên cứu khoa học

Mục tiêu nghiên cứu là các vấn đề trọng tâm xung quanh vi sinh vật. Trong các nghiên cứu trước đây, bộ môn đã thực hiện 2 đề tài nghiên cứu cấp Bộ, với nội dung quan tâm là nghiên cứu chất kháng sinh từ chi xạ khuẩn Streptomyces, phân lập và tuyển chọn các chủng xạ khuẩn thuộc chi Micromonospora sinh kháng sinh. Ngoài ra, có một đề tài nghiên cứu cơ bản về phân lập và điều tra

Streptomyces sinh kháng sinh từ đất ở Việt Nam.

Hiện nay, bộ môn đang thực hiện các đề tài nghiên cứu sau:

- Phân lập, điều tra vi sinh vật tổng hợp kháng sinh chống nấm (đề tài cấp Bộ).

- Nghiên cứu chiết xuất và xác định cấu trúc hóa học chất kháng sinh do

Streptomyces 15.29(đề tài cấp Bộ);

- Phân lập và nghiên cứu khả năng sinh độc tố của một số nấm mốc trên một số vị thuốc đông dược của Việt Nam (đề tài cấp Bộ).

Định hướng nghiên cứu của bộ môn:

- Tiếp tục nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất kháng sinh và cải tạo giống các sinh vật sinh kháng sinh.

- Tìm hiểu sâu hơn về vi nấm học: độc tố của nấm (Mycotoxin), hóa trị liệu kháng nấm.

- Các vấn đề về vi khuẩn kháng thuốc bệnh viện và các bệnh về ký sinh trùng.

- Phát triển công nghệ sinh học trong dược học, các nghiên cứu sinh học phân tử và công nghệ di truyền trong sản xuất hoạt chất mong muốn.

Phương pháp nghiên cứu khoa học:

Sử dụng một cách tổng hợp các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học, công nghệ sinh học, hóa học và dược học.

Ngoài kết hợp với các bộ môn trong trường, trong công tác đào tạo và thực nghiệm khoa học, bộ môn còn hợp tác với các đơn vị bên ngoài, như:

- Trường đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.

- Viện Công nghiệp thực phẩm.

- Viện Kiểm nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Viện Vệ sinh dịch tễ T. W.

4. Lưu ý đối với sinh viên

Yêu cầu kiến thức và kỹ năng :

Chăm chỉ, trung thực và sáng tạo.

Những điều thu được khi sinh viên làm NCKH tại bộ môn :

Sau khi nghiên cứu tại bộ môn, học viên sẽ nắm vững và ứng dụng thành thạo các nội dung :

o Kiến thức chung:

− Các kỹ thuật, thao tác cơ bản trong nghiên cứu vi sinh vật.

− Phương pháp nghiên cứu được áp dụng phổ biến trong nghiên cứu về vi sinh vật.

o Kiến thức chuyên sâu :

− Các phương pháp phân lập, phân loại và nghiên cứu khả năng sinh kháng sinh từ xạ khuẩn.

− Các phương pháp phân loại nấm mốc và định lượng các sản phẩm trao đổi chất của nấm mốc.

−Các phương pháp kiểm định bằng vi sinh vật.

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTẠI CÁC BỘ MÔN Ở TRƯỜNG ĐH DƯỢC HÀ NỘI (Trang 26 - 29)