Bộ môn Dược học cổ truyền

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTẠI CÁC BỘ MÔN Ở TRƯỜNG ĐH DƯỢC HÀ NỘI (Trang 56 - 59)

1. Giới thiệu chung về bộ môn

Bộ môn Dược học cổ truyền được thành lập năm 1998 – tiền thân là một tổ môn được tách ra từ Bộ môn Dược liệu.

Các học phần bộ môn giảng dạy:

- Hệ đại học: Dược học cổ truyền (SV Dược 4)

- Các hệ khác: hệ sau đại học, hệ đào tạo lại cho DS, đào tạo cho SV nước ngoài, đào tạo lương y.

Số điện thoại BM: 9330523

2. Đội ngũ cán bộ giảng dạy

GS.TS Phạm Xuân Sinh - Trưởng bộ môn. PGS.TS Vũ Văn Điền – Phó trưởng bộ môn.

• TS. Phùng Hòa Bình • TS. Nguyễn Thái An • TS. Nguyễn Mạnh Tuyển • ThS. Nguyễn Thế Hùng

• ThS. Đào Thị Thu Hiền • ThS. Hà Vân Oanh • KTV. Bùi Thị Thúy • KTV. Trí Quỳnh Anh

3. Hoạt động nghiên cứu khoa học

Trong nhiều năm qua Bộ môn đã tiến hành một số đề tài:

- 1 đề tài nhánh cấp Nhà nước. - 5 đề tài cấp Bộ.

- 2 đề tài cấp cơ sở đã được nghiệm thu.

- Đã hướng dẫn cho 180 sinh viên tốt nghiệp đại học; 28 thạc sĩ; 5 tiến sĩ; 29 chuyên khoa 1, hàng năm đã có các lớp Thái Lan và Pháp đến bộ môn để học tập về DHCT.

- Có 1 đề tài đã được ứng dụng trong sản xuất chế biến thuốc tại XNDPTW III Hải Phòng và 1 sinh viên đã được nhận giải thưởng Vifotex hạng III.

Các đề tài hiện nay đang được thực hiện:

- Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hoá học và tác dụng sinh học của cây: Xuân hoa lá hoa, Xích đồng nam, Bạch đồng nữ,...

- Chế biến cổ truyền và nghiên cứu sự thay đổi thành phần hoá học của một số vị thuốc: Chi tử, Hoa hoè, Quế chi,...

Hướng nghiên cứu của bộ môn:

- Nghiên cứu chế biến thuốc, bào chế bằng phương pháp cổ truyền: + Kiểm định thành phần hoá học trước và sau khi chế. + Tác dụng sinh học của các vị thuốc trước và sau khi chế. - Nghiên cứu bài thuốc cổ truyền:

+ Bài thuốc cổ phương

+ Bài thuốc cổ phương gia giảm + Bài thuốc tân phương

- Nghiên cứu các vị thuốc cổ truyền:

Đặc điểm thực vật, thành phần hoá học, tác dụng sinh học của vị thuốc. • Một số ví dụ về các đề tài NCKH có thể giao cho sinh viên:

- Các đề tài về chế biến thuốc: Hoàng cầm, Mạch môn, Phụ tử, Chỉ thực, Mộc thông, Bọ mắm,…

- Các đề tài nghiên cứu vị thuốc: Xích đồng nam, Bạch đồng nữ, Xuân hoa lá hoa…

- Các đề tài nghiên cứu phương thuốc: Thuỷ lục nhị tiên đơn, Tả kim hoàn, Tiêu giao tán,…

4. Các điểm lưu ý đối với sinh viên

Hiện nay trong điều trị bệnh, xu hướng sử dụng thuốc Đông y ngày càng tăng. Đây cũng là thế mạnh của nước ta so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên việc chế biến và sử dụng đã đúng chưa và để đạt được hiệu quả như thế nào thì cần phải có các nghiên cứu để soi sáng cho kinh nghiệm sử dụng lâu đời của ông cha ta. Vì vậy, các em sẽ là những người tiếp tục minh chứng cho nhân loại về những điều đó.

Yêu cầu kiến thức và kỹ năng cần thiết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Để có thể tiến hành nghiên cứu về Dược học cổ truyền: Sinh viên cần nắm được 1 số kiến thức về Thực vật học (phân loại Thực vật, và các kỹ thuật nghiên cứu về giải phẫu Thực vật); về Dược liệu (chủ yếu các kỹ thuật về phân tích hoá thực vật). Ngoài ra cần có những kiến thức bổ trợ về Dược lý học.

+ Trên thực tế, nghiên cứu DHCT là sự vận dụng kết hợp các kiến thức trong chuyên ngành để giải quyết 1 vấn đề cụ thể, và từ đó bước đầu sinh viên phải trang bị cho mình vốn kiến thức cơ bản để đi sâu sáng tạo, phát hiện ra các điều mới lạ trong lĩnh vực DHCT.

Vì vậy, để tham gia nghiên cứu tại bộ môn đòi hỏi sinh viên phải có kiến thức về Thực vật, Hoá học,… tuy nhiên điều quan trọng nhất là các em phải có lòng say mê với môn học.

Sau khi làm NCKH tại bộ môn các em có thể:

- Tìm được hướng mới, con đường mới, tác dụng mới, thành phần mới để chứng minh các quan điểm của YHCT.

- Ứng dụng trong sản xuất để đưa ra các thành phẩm tiện lợi và dễ sử dụng. - Sau khi ra trường, các em có thể làm việc được ở mọi vị trí trong ngành Dược – đặc biệt là có thể làm việc tại vụ YHCT, tham gia giảng dạy tại các trường Y – Dược, làm việc tại các công ty sản xuất lớn: Traphaco, Naphaco,...

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTẠI CÁC BỘ MÔN Ở TRƯỜNG ĐH DƯỢC HÀ NỘI (Trang 56 - 59)