II. Lý luận cơ bản về tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
1. Khái niệm, phân loại nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động ,là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh,tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sàn phẩm,là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm.
Phân loại nguyên vật liệu người ta thường dựa trên cơ sở nội dung kinh tế và công dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh:
NVL chính: là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm mới được sản xuất ra. Nguyên vật liệu chính có thể bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài để với mục đích tiếp tục trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.
NVL phụ: Là những loại vật liệu khi sử dụng chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm có thể làm tăng chất lượng nguyên vật liệu chính và
sản phẩm phục vụ cho công tác quản lý, phục vụ sản xuất cho nhu cầu công nghệ, cho việc bảo quản, bao bì sản phẩm như các loại thuốc nhuộm, dầu nhờn, xà phòng…
Nhiên liệu: Là những loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng khí như than, xăng, dầu, hơi đốt dùng để phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, các phương tiện máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất.
Phụ tùng thay thế: Là những loại vật tư, phụ tùng, chi tiết được sử dụng để thay thế, sửa chữa những máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải ...
Vật liệu và thiết bi xây dựng cơ bản: bao gồm những vật liệu, thiết bị (cần lắp, không cần lắp, vật kết cấu,công cụ, khí cụ,…) mà doanh nghiệp mua vào nhằm mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản.
Phế liệu: là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản có thể sử dụng hay bán ra ngoài( phoi bào, vải vụn, sắt, gạch…)
Vật liệu khác: bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ như bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng…