Đối với hạch toán chi phí nhân công

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 11 THĂNG LONG (Trang 78 - 87)

Hiện nay khi hạch toán các khoản tiền công, tiền lương của công nhân kế toán không mở sổ chi tiết TK 334 (Phải trả công nhân viên) mà chỉ hạch toán chung vào TK tổng hợp.

Với cách hạch toán như trên việc hạch toán, theo dõi phần thanh toán cho công nhân thuê ngoài sẽ gặp nhiều hạn chế, rất khó theo dõi, xác định các khoản đã thanh toán, tạm ứng, số tiền còn phải thanh toán, còn phải thu đối với từng công nhân viên.

Để khắc phục Công ty nên mở sổ chi tiết đối với TK 334 (Phải trả công nhân viên) (Biểu số 3.3) để hạch toán các khoản thanh toán với công nhân viên. Theo chế độ kế toán mới hiện hành áp dụng cho các doanh nghiệp xây dựng nhà nước, thì khoản mục chi phí nhân công trực tiếp xây dựng của Công ty được hạch toán vào TK 3341, đối với công nhân thuê ngoài được hạch toán vào TK 3342. Như vậy, khi hạch toán tiền lương, tiền công cho công nhân viên kế toán phải định khoản như sau:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 3341 (Đối với công nhân trực tiếp xây dựng của công ty) Có TK 3342 (Đối với công nhân thuê ngoài)

Nợ TK 3341 (Đối với công nhân trực tiếp xây dựng của công ty) Nợ TK 3342 (Đối với công nhân thuê ngoài)

Có TK 111 - Tổng số tiền mặt đã thanh toán

Biểu 3.1:

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 334

Quý … năm ...

Số hiệu tài khoản: Tên tài khoản:

Chứng từ Diễn giải TK Số tiền

Số Ngày Nợ Dư đầu kỳ : … … … … … … … … … … … … Cộng phát sinh Dư cuối kỳ Ngày…..tháng…..năm…..

Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị 3.2.2.5. Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép:

Do số lượng công nhân sản xuất nhiều, mặt khác việc nghỉ phép của công nhân là không đều đặn trong năm. Nếu công nhân nghỉ phép tập trung vào một tháng nào đó sẽ làm cho giá thành sản xuất giảm nhưng chi phí nhân công trực tiếp lại tăng. Điều đó làm cho giá thành không phản ánh đúng chi phí thực tế bỏ ra. Vì vậy việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất nhằm ổn định chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm.

Mức trích trước 1 tháng = Tổng số tiền lương chính thực tế phải trả CNSX trong tháng x Tỷ lệ trích trước (%)

Tỷ lệ % trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX

= TL nghỉ phép theo kế hoạch của CNSX trong tháng TL chính của CNSX theo kế hoạch

x100

Cụ thể, hàng tháng khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, kế toán ghi:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 - Chi phí phải trả Khi nghỉ phép thực tế phát sinh, kế toán ghi:

Nợ TK 335

Có TK 334

Trường hợp số phải trả thực tế lớn hơn kế hoạch, kế toán phải trích bổ sung:

Nợ TK 622

Có TK 335

Trường hợp số phải trả thực tế nhỏ hơn kế hoạch, kế toán ghi bút đỏ hoặc ghi bút toán đảo:

Nợ TK 335

Có TK 622 3.2.2.6. Về tài sản cố định:

Để thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm tra, hạch toán tài sản cố định (TSCĐ) và tính chi phí khấu hao vào trong giá thành, Công ty nên mở sổ theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định. Sổ này được mở cho cả năm theo từng nhóm TSCĐ, mỗi loại TSCĐ (TSCĐ hữu hình, TSCĐ cố định thuê tài chính, TSCĐ vô hình) trình bày trên một biểu riêng theo mẫu (Biểu 3.4).

TÌNH HÌNH TĂNG - GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm………. Đơn vị tính: ……….. Nhóm TSCĐ Chỉ tiêu Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, thiết bị Tổng 1 2 3 4 5

I. Nguyên giá tài sản cố định

1. Số dư đầu kỳ 2. Số tăng trong kỳ Trong đó: - Mua sắm mới - Xây dựng mới 3. Số giảm trong kỳ Trong đó: - Thanh lý - Nhượng bán 4. Số cuối kỳ Trong đó: - Chưa sử dụng - Đã khấu hao hết vẫn còn sử dụng - Chờ thanh lý

II. Giá trị đã hao mòn

1. Đầu kỳ 2. Tăng trong kỳ 3. Giảm trong kỳ

III. Giá trị còn lại

1. Đầu kỳ 2. Cuối kỳ - TSCĐ đã dùng để thế chấp, cầm cố các khoản vay - TSCĐ chờ thanh lý Lý do tăng, giảm :... 3.2.2.7.Về việc trích lập dự phòng:

Đối với mỗi công trình, kế toán công ty nên tiến hành trích trước chi phí bảo hành công trình trong thời hạn nhất định theo thông tư số 28/2009/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009. Cụ thể:

do doanh nghiệp thực hiện và đã bán hoặc bàn giao trong năm được doanh nghiệp cam kết bảo hành tại hợp đồng hoặc các văn bản quy định khác.

+ Về phương pháp lập dự phòng: Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất trích bảo hành công trình xây dựng đã tiêu thụ trong năm và tiến hành lập dự phòng cho từng công trình có cam kết bảo hành. Tổng mức trích lập dự phòng bảo hành của các công trình xây dựng theo quy định đã cam kết với khách hàng nhưng tối đa không vượt quá 5% tổng giá trị của các công trình xây dựng. Khi trích lập dự phòng kế toán hạch toán vào chi phí sản xuất chung:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung.

Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Sau khi lập dự phòng cho từng công trình, công ty tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán đối với dự phòng bảo hành công trình xây dựng, khi trích lập hạch toán vào chi phí sản xuất chung

+ Về xử lý các khoản dự phòng: Tại thời điểm lập dự phòng, nếu số thực chi bảo hành lớn hơn số đã trích lập dự phòng thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí bán hàng.

Nếu số dự phòng bảo hành phải trích lập bằng số dư của khoản dự phòng thì công ty không phải trích lập khoản dự phòng bảo hành.

Nếu số dự phòng bảo hành phải trích lập cao hơn số dư của khoản dự phòng bảo hành, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp phần chênh lệch này.

Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư của khoản dự phòng, hoặc hết thời hạn bảo hành mà không phải chi bảo hành hay không sử dụng hết số tiền dự phòng đã trích lập, thì doanh nghiệp phải tiến hành hoàn nhập dự phòng phần chênh lệch vào khoản thu nhập khác, khi đó kế toán ghi:

Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Có TK 711 - Thu nhập khác

3.2.2.8. Hoàn thiện một số sổ kế toán:

Sổ sách kế toán của công ty nên áp dụng đúng theo mẫu quy định của Bộ Tài Chính để phân biệt rõ ràng từng mẫu sổ. Sau đây là mẫu sổ cái và sổ chi tiết theo QĐ 15/2006 của Bộ Tài Chính:

Biểu 3.3:

Đơn vị:... Địa chỉ: ...

Mẫu số S02c1-DN

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

SỔ CÁI

Quý: ...

Tên tài khoản: ... Số hiệu: ... Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nợ A B C D E 1 2 G

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ

- Cộng số phát sinh trong kỳ x x

- Số dư cuối kỳ x x

- Cộng lũy kế từ đầu kỳ x x

- Sổ này có...trang, đánh số từ trang số 01 đến trang... - Ngày mở sổ: ... Ngày...tháng ...năm ... Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) Biểu 3.4: Đơn vị:... Địa chỉ: ... Mẫu số S38-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

Tài khoản: ... Đối tượng: ... Loại tiền: VNĐ Ngày, tháng Chứng từ Diễn giải TK đối Số phát sinh Số dư Số hiệu Ngày, tháng Nợ Nợ A B C D E 1 2 3 4 - Số dư đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ

... ... ...

- Cộng số phát sinh x x x

- Số dư cuối kỳ x x x

- Sổ này có...trang, đánh số từ trang số 01 đến trang... - Ngày mở sổ: ... Ngày...tháng ... năm ... Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 3.2.2.9. Về hình thức kế toán

Hiện nay công ty chưa sử dụng phần mềm kế toán máy. Công tác kế toán còn rất vất vả, nhất là vào các kỳ tính giá thành và trong quá trình tổng hợp quyết toán cuối năm. Một người kế toán kiêm nhiều việc dẫn tới tập hợp chứng từ, cập nhập thông tin hàng tháng không kịp tiến độ, số liệu ghi chép đôi lúc còn sai, nhầm lẫn… Vì vậy Doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm kế toán để giảm bớt lượng công việc ghi chép, tính toán và hạn chế nhầm lẫn.

KẾT LUẬN

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng có một vị trí hết sức quan trọng trong công tác hạch toán kế toán.

Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng là một công việc tỉ mỉ, đòi hỏi sự kiên trì, cẩn thận và sự hiểu biết của người làm kế toán vì hoạt động xây dựng thường phát sinh rất nhiều chi phí. Vì vậy, ở Công ty CP Cầu 11 Thăng Long, việc tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng rất được coi trọng. Công ty luôn quan tâm đến việc cải tiến thiết bị, quản lý giám sát chặt chẽ các hoạt động, tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất và tốt nhất.

Qua thời gian thực tập tại Công ty Cầu 11 Thăng Long, em đã có cơ hội tiếp xúc với thực tế, củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho công tác của bản thân sau này. Với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Nguyễn Quốc Trung và các cô chú, anh chị trong phòng Tài chính – Kế toán của Công ty đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài chuyên đề này.

của bản thân còn hạn chế, phạm vi đề tài rộng, quỹ thời gian thực tập có hạn nên bài chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của thầy cô, của các bạn sinh viên, những người làm công tác kế toán để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Qua đây, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các cô chú, anh chị trong phòng Tài chính – Kế toán của Công ty CP Cầu 11 Thăng Long, đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Quốc Trung đã tận tình giúp đỡ em hoàn thiện bài chuyên đề này.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 11 THĂNG LONG (Trang 78 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w