Phƣơng pháp dự báo diễn biến môi trƣờng và đề xuất các biện pháp giảm

Một phần của tài liệu nghiên cứu dự báo ảnh hưởng của quy hoạch phát triển khu kinh tế vân đồn - tỉnh quảng ninh đến môi trường và đề xuất giải pháp phát triển bền vững (Trang 36 - 119)

giảm thiểu tác động xấu

Dự báo xu hướng diễn biến môi trường do thực hiện các nội dung của quy hoạch là một trong các trọng tâm của luận văn này. Để có thể dự báo chiều hướng tác động môi trường của quy hoạch tác giả đã áp dụng các phương pháp của đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) do Tổng cục môi trường ban hành (2009) và theo các hướng dẫn kỹ thuật về ĐMC do Lê Trình, Lê Thạc Cán biên soạn cho Bộ TN- MT (2008) đồng thờii tham khảo các tài liệu khác.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG KKT VÂN ĐỒN

Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu chất lượng không khí, độ ồn, nước mặt, nước ngầm, trầm tích, thủy sinh tại tất cả các xã trên địa bàn huyện Vân Đồn từ 2 nguồn sau:

- Số liệu về chất lượng môi trường huyện Vân Đồn trước năm 2008 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh cung cấp [19]

- Kết quả phân tích mẫu môi trường vào thời điểm tháng 3 năm 2009 và tháng 11 năm 2011 do Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường - Sở TNMT tỉnh Quảng Ninh cung cấp [22]

Số liệu về hiện trạng chất lượng môi trường ở KKT Vân Đồn được nêu ở

Bảng 3.1 – 3.9.

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn vào tháng 11/2011 tác giả đã khảo sát thực địa, thu mẫu không khí và nước tại các điểm đặc trưng: trong khu dân cư thị trấn Cái Rồng, khu vực xa trung tâm đô thị, vùng ven biển ở đáo Cái Bầu. Các mẫu nước và không khí được bảo quản và phân tích tại Phòng thí nghiệm của Viện Công nghệ mới – Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quân sự, Bộ Quốc phòng.

3.1.1. Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng không khí

Trong những năm trở lại đây, hầu hết các điểm quan trắc ở các xã và TT Cái Rồng chất lượng không khí được đánh giá tốt: các thông số môi trường nằm trong giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng không khí xung quanh

(QCVN 05/2009). Độ ồn ở tất cả các điểm cũng chưa vượt mức cho phép theo

0.04 0.03 0.086 0.009 0.3 0.3 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 mg/m3 Năm 2005 Năm 2006 TCVN KD L B ã i D à i Cảng C ái R ồng 62 59 62 60 90 34.6 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 dBA Năm 2005 Năm 2006 TCVN Cảng Cái Rồng KDL Đông Xá

Hình 3.1. Kết quả quan trắc nồng độ bụi và tiếng ồn tại một số điểm tại huyện Vân Đồn qua các năm 2005 – 2006 [22]

Môi trường không khí huyện đảo Vân Đồn còn tương đối trong lành, mật độ dân cư thấp cùng với các hoạt động sản xuất công nghiệp còn hạn chế giúp cho huyện đảo này tránh được các ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí.

Bảng 3.1. Kết quả phân tích chất lƣợng không khí ở huyện Vân Đồn 2009

T T Thông số Đơn vị QC VN 05/ 2009 Kết quả A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 A10 1 Độ ẩm % - 80 75 83 80 75 73 83 71 84 85

2 Tốc độ gió m/s - 0,4 0,3 0,4 0,3 0,4 0,3 0 0 3,0 0,5 3 Hướng gió - - ĐB ĐB ĐB ĐB ĐB ĐB ĐB ĐB ĐB ĐB 4 Độ ồn tích phân dBA 75() 70 65 60 63 62 60 65 60 62 59 5 SO2 g/ m3 350 49 33 8,5 9,6 11 25 19 10 7,5 10 6 CO g/ m3 3000 0 300 1 330 2 220 0 290 0 270 0 301 0 281 0 290 0 285 0 2720 7 NO2 g/ m3 200 20 31 7,1 8,5 6,8 19 8,5 7,3 8,3 7,1 8 Bụi PM 10 g/ m3 - 29 25 18 27 34 35 29 35 68 15 9 Bụi lơ lửng g/ m3 300 30 30 30 130 150 120 34 140 133 15

Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường - Quảng Ninh, 2009.

Ghi chú: - QCVN 05:2009/BTNMT - Chất lượng không khí xung quanh. (trung bình 1 giờ)

“-“: Không quy định

“kph”: Không phát hiện được

A1: Trung tâm thị trấn Cái Rồng – Bưu điện huyện Vân Đồn

(*):QCVN26:2010: Âm học. Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa

A2: cách Trung tâm TT Cái Rồng 1 km về phía Tây Nam (giáp xã Đông Xá) A3: Bờ biển Cái Rồng (cảng cá).

A4: Xã Đông Xá - Trước trường Trung học cơ sở xã Đông Xá A5: Xã Đoàn kết - Trước trường Trung học cơ sở xã Đoàn Kết

A6: Xã Bình Dân - Điểm giao dịch Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội A7: Xã Vạn Yên - Trước Trạm Y tế xã Vạn Yên

A8: Xã Đài Xuyên - Trước Điểm Giao dịch Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội.

A9: Cảng Vạn Hoa - Bốt gác của bộ đội biên phòng A10: Đảo Trà Bản - ven bờ biển.

Từ Bảng 3.1 trên đây có thể nhận xét:

Hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2009/BTNMT - Chất lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ). Điều này cho thấy môi trường không khí tại khu vực đo khá trong lành, chưa có dấu hiệu ô nhiễm (có thể do nơi đây chưa có các hoạt động phát triển công nghiệp).

Bảng 3.2. Kết quả phân tích nồng độ bụi ở huyện Vân Đồn, ngày 24 tháng 11.2011 do tác giả luận văn thực hiện

STT hiệu Vị trí Bụi lơ lửng (g/m3) (QCVN 05/2009)

1 Đ1, K1 Qua cầu Vân Đồn 1 105

300

2 Đ2, K2 Qua trạm thu phí Vân Đồn 290

3 Đ3, K3 Gần khu dân cư 209

4 Đ4, K4 Xa khu dân cư, trên đường ra cảng

Vân Đồn 60

5 Đ5, K5

Cầu cảng Vân Đồn nơi có hoạt động nhà hàng khai thác thủy sản, phục vụ ăn uống trên tàu thuyền

52

Kết quả đo cho thấy: Nồng độ bụi lơ lửng ở các điểm đo đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, tại điểm đo Đ2, K2, nồng độ bụi lơ lửng gần đạt mức giới hạn cho phép do tại vị trí này, các phương tiện giao thông phải dừng lại mua vé và tăng ga đột ngột; Tại vị trí Đ3, K3 gần khu dân cư, nồng độ bụi lơ lửng khá cao (209 g/m3) do hoạt động giao thông đi lại của người dân nơi đây.

Từ kết quả phân tích trên, nhận thấy chất lượng không khí môi trường tại huyện đảo Vân Đồn tính đến thời điểm hiện nay đều nằm dưới quy chuẩn cho phép nhưng đã xuất hiện dấu hiệu suy giảm chất lượng so với thời điểm tháng 3 năm 2009.

3.1.2. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc

Năm 2009 chất lượng nước biển ven bờ ở hầu hết các xã của huyện đảo Vân Đồn đã được Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường - Quảng Ninh khảo sát và phân tích (bảng 3.3).

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Bảng 3.3. Các thông số hóa lý cơ bản trong nước ven biển tại các xã thuộc huyện Vân Đồn, tháng 3.2009 [22] Thông số Đông Hạ Long Đoàn Kết Bình Dân Vạn

Yên Xuyên Đài

Cảng Cái Rồng TT Cái Rồng Vạn Hoa Bãi Dài Trà Bản pH 7,10 7,80 8,00 7,66 7,94 8,00 7,80 7,80 7,90 7,6 8,00 Độ mặn (o/oo) 23,05 24,10 17,40 20,50 21,80 17,80 23,10 23,20 22,70 24,05 23,05 DO (mg/L) 6,87 5,74 5,22 6,63 5,03 6,57 7,68 7,60 8,0 7,2 7,80 BOD5 (mg/L) 6,3 7,0 7,5 5,5 7,3 6,5 7,0 7,0 5,8 3,1 5,5 TSS (mg/L) 28 48 31 26 42 23 26 25 10 23 9 N-NH4+ (mg/L) 0,05 0,06 0,07 0,06 0,04 0,01 0,06 0,06 0,05 0,02 0,05 N-NO3- (mg/L) 0,50 0,50 1,20 0,50 0,80 0,80 0,70 0,70 0,80 0,30 0,50 T – P (mg/L) 0,01 0,02 kpht 0,03 0,01 0,01 0,05 0,05 0,06 0,01 0,01 As (mg/L) 0,004 0,005 0,004 0,006 0,004 0,004 0,033 0,032 0,005 0,002 0,004 Cd (mg/L) kpht kpht 0,003 kpht kpht Kpht 0,005 kpht 0,003 kpht kpht Zn (mg/L) 0,03 0,03 0,033 0,02 0,03 0,001 0,026 0,024 0,032 0,019 0,03 Coliform (MNP/ml) 235 860 900 225 1.250 1.430 450 445 50 34 50 Dầu mỡ (mg/L) kpht kpht 0,1 kpht kpht kpht 0,47 kpht 0,06 0,03 kpht

Nguồn:Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường - tỉnh Quảng Ninh

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện sự so sánh DO, nồng độ BOD và hàm lượng TSS trong nước biển ven bờ tại các điểm khảo sát thuộc huyện Vân Đồn tỉnh Quảng

Ninh [22]

Từ kết quả phân tích ở bảng 3.3 và các biểu đồ có thể đưa ra các nhận xét sau.

- Ôxy hòa tan (DO)

Tại các điểm khảo sát đều có giá trị > 4, đạt tiêu chuẩn đối với giới hạn của QCVN 10 : 2008/ BTNMT về nước biển ven bờ cho mọi mục đích sử dụng. DO tại các điểm khảo sát khác đồng đều nhau, cao nhất tại vị trí Vạn Hoa (8,0 mg/L) và thấp nhất tại vị trí xã Vạn Yên (5,03mg/L), sự chệnh lệch này không đáng kể.

- Tổng chất rắn lở lửng (TSS)

TSS dao động từ 9 - 48 mg/L. Cũng tương tự giá trị BOD và DO, hàm lượng TSS tại tất cả các điểm khảo sát đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN. Hàm lượng TSS cao nhất tại xã Hạ Long (48 mg/L) xấp xỉ mức giới hạn cho phép theo QCVN và gấp 5,33 lần so với hàm lượng TSS tại đảo Trà Bản, nơi có hàm lượng TSS thấp nhất. Bên cạnh đó, hàm lượng TSS tại xã Vạn Yên cũng đáng lưu ý, tại đây hàm lượng TSS đạt 42 mg/L, khá gần với giới hạn cho phép theo QCVN.

- Ô nhiễm hữu cơ

Nhu cầu ôxy sinh học (BOD) biến đổi trong khoảng nhỏ 3,1 - 7,5 mg/L, còn khá thấp so với tiêu chuẩn nước biển ven bờ cho mọi mục đích sử dụng (TCVN

QCVN 10 : 2008/ BTNMT (DO)

TCVN 5943 – 1995 (BOD)

mg/L

mg/L) và gấp 2,41 lần so với điểm có nồng độ BOD thấp nhất (tại Bãi Dài với nồng độ 3,1 mg/L). Qua biểu đồ, thấy rằng sự biến đổi nồng độ BOD giữa các điểm khảo sát không lớn.

- Ô nhiễm chất dinh dưỡng

Nồng độ NH4+ dao động trong khoảng 0,01 - 0,07 mg/L, thấp hơn rất nhiều so với giới hạn cho phép theo QCVN. Sự biến động về hàm lượng NH4+ giữa các điểm khảo sát không lớn, nồng độ NH4+ cao nhất tại xã Đoàn Kết và thấp nhất tại xã Đài Xuyên.

Nồng độ NO3-: Khu vực ven biển huyện Vân Đồn có nồng độ nitrat trong khoảng 0,3 - 1,2 mg/L. Giá trị cực đại khảo sát được tại xã Đoàn Kết. Nhìn chung, sự biến động về nồng độ NO3- giữa các điểm khảo sát không lớn, ngoại trừ tại vị trí khảo sát thuộc xã Đoàn Kết. Hiện nay, chưa có QCVN về thông số này để so sánh. Ngưỡng của ASEAN là 0,06 mg/L.

Nồng độ photpho tổng số dao động trong khoảng 0,01 - 0,16 mg/L, phần lớn tại các điểm khảo sát, hàm lượng P khá thấp, ngoại trừ tại vị trí Vạn Hoa nồng độ P khá cao so với các vị trí khác. Hiện nay, chưa có QCVN về thông số này để so sánh. Ngưỡng P tổng số của ASEAN là 0,043 mg/L. Ngược với trường hợp nồng độ NH4+

và NO3-, mẫu nước biển ven bờ tại xã Đoàn Kết hàm lượng P rất thấp đến mức không phát hiện thấy.

Nồng độ các chất dinh dưỡng được thể hiện qua bảng 3.3 và hình 3.3. Mẫu nước tại xã Đoàn Kết có nồng độ NH4+ và NO3- cao nhất, nguyên nhân có thể là do môi trường nước biển ven bờ tại đây chịu ảnh hưởng của các sông và luồng gạc chảy từ các vùng lân cận như xã Tiên Yên và thị xã Cẩm Phả.

- Ô nhiễm vi sinh vật (tổng Coliform)

Qua số liệu và biểu đồ được thể hiện ở bảng 3.3 và hình 3.4, cho thấy số lượng coliform trong mẫu nước tại các điểm khảo sát dao động trong khoảng 34 - 1430 MPN/100mL, sự chệnh lệch giữa giá trị cao nhất và giá trị thấp nhất là rất lớn,

sự biến đổi về số lượng Coliform giữa các điểm khảo sát không đồng đều. Tại một số vị trí khảo sát số lượng Coliform rất thấp so với QCVN (Vạn Hoa, Bãi Dài, đảo Trà Bản), tuy nhiên trong các mẫu nước tại xã Hạ Long (860 MPN/100mL) và Đoàn Kết (900 MPN/100mL) có số lượng Coliform gần với giá trị của mức cho phép. Đặc biệt, mẫu nước tại xã Vạn Yên (1250 MPN/100mL) và Đài Xuyên (1430 MPN/100mL) đã vượt mức cho phép theo QCVN đối với nước biển ven bờ cho mọi mục đích sử dụng.

Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện sự so sánh nồng độ các chất dinh dưỡng trong nước biển ven bờ tại các điểm khảo sát thuộc huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh [22]

Rõ ràng, nguyên nhân chính gây nên sự biến đổi lớn này là do các hoạt động của con người bởi vì vị trí lấy mẫu nước biển ven bờ tại Vạn Yên và Đài Xuyên gần với khu vực sinh sống và trồng rau của người dân. Vì thế, chất lượng nước tại các vị trí này đã chịu tác động mạnh bởi các hoạt động sinh hoạt của người dân nơi đây. Mặt khác, các vị trí Vạn Hoa, Bãi Dài và đảo Trà Bản là những nơi cách xa các khu vực sống của người dân, do đó, số lượng Coliform tại các điểm này ở mức rất thấp.

Vị trí quan trắc QCVN 10:2008/BTNMT mg/mL MPN/100mL Vị trí quan trắc QCVN 10:2008/BTNMT

Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện sự so sánh số lượng Coliform trong nước biển ven bờ tại các điểm khảo sát thuộc huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh [22]

- Ô nhiễm dầu mỡ

Qua bảng 3.3 cho thấy, trong 10 điểm khảo sát thì chỉ tại 4 điểm (xã Đoàn

Kết, Cảng Cái Rồng, Vạn Hoa và Bãi Dài) phát hiện thấy sự tồn tại của dầu mỡ, các điểm còn lại đều không phát hiện thấy. Trong đó, mẫu nước tại Cảng Cái Rồng có hàm lượng dầu mỡ cao nhất (0,47 mg/L) gấp 2,35 lần so với giới hạn cho phép của QCVN đối với nước biển ven bờ cho các mục đích sử dụng, tại 3 ví trí còn lại, hàm lượng dầu mỡ vẫn chưa vượt mức cho phép.

- Kim loại nặng

Kết quả ô nhiễm kim loại nặng trong nước biển ven bờ tại các điểm các điểm khảo sát trên huyện Vân Đồn được thể hiện qua bảng3.3 và hình 3.5. Hàm lượng kim loại nặng (As, Cd, Zn) tại tất cả các điểm khảo sát đều chưa vượt giới hạn cho phép của QCVN, nhìn chung, môi trường nước ven biển tại Vân Đồn chưa bị ô nhiễm kim loại nặng.

Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện nồng độ các kim loại nặng (As, Cd, Zn) trong nước biển ven bờ tại các điểm khảo sát trên địa bàn huyện Vân Đồn vào tháng

3.2009 [22]

- Nước biển ven bờ tại các xã của huyện Vân Đồn vào tháng 3.2009 có độ mặn

Vị trí quan trắc

QCVN 10:2008/BTNMT

QCVN 10:2008/BTNMT - Bãi tắm mg/L

nhỏ (< = 50 mg/L) và giá trị oxy hòa tan tương đối cao (5,2 - 7,8 mg/L) phù hợp cho các loài thủy sinh phát triển tốt.

Từ những phân tích trên, tác giả có một nhận xét như sau:

- Nhìn chung, môi trường nước biển ven bờ của huyện Vân Đồn ở mức tốt chưa bị ô nhiễm.

- Tại xã Đoàn Kết, các thông số như BOD, TSS và các thông số dinh dưỡng đều đạt giá trị cao nhất, giá trị DO tại điểm này cũng vào mức thấp (sau xã Vạn Yên) so với các điểm khác, số lượng Coliform cũng đạt giá trị cao hơn so với các điểm khác, cũng tại vị trí này đã xác định được sự có mặt của dầu mỡ (0,1 mg/L), trong khi các điểm khác hầu hết là không phát hiện thấy. Điều này, chứng tỏ chất lượng nước tại xã Đoàn Kết kém hơn so với các vị trí khác của huyện Vân Đồn. Nguyên nhân chính là do xã Đoàn Kết nằm ở khu vực gần Luồng Gạc, sông Voi Lớn chảy qua. Đây chính là những con lạch ngăn cách giữa Cái Bàu với TX Cẩm Phả và Tiên Yên. Do vậy, chất lượng nước tại đây chịu ảnh hưởng của các nguồn thải từ các hoạt động tại TX Cẩm Phả và huyện Tiên Yên.

- Tại vị trí Trà Bản, các thông số cho thấy chất lượng nước ở vùng này ở mức tốt hơn hẳn so với các vị trí khảo sát khác. Điều này chứng tỏ, chất lượng nước tại các đảo thuộc huyện Vân Đồn vẫn còn sạch và chưa bị ảnh hưởng

Một phần của tài liệu nghiên cứu dự báo ảnh hưởng của quy hoạch phát triển khu kinh tế vân đồn - tỉnh quảng ninh đến môi trường và đề xuất giải pháp phát triển bền vững (Trang 36 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)