Luận chứng cơ cấu phát triển
Giai đoạn đến 2010, do điều kiện đầu tư chưa nhiều, những biến đổi chưa lớn, khả năng khai thác vẫn dựa chủ yếu vào thế mạnh hiện có là khai thác, chế biến hải, đặc sản và một số sản phẩm dịch vụ, du lịch.
Giai đoạn 2011-2015, các hạng mục cơ bản của KKT đã được xây dựng, ngành dịch vụ đã bắt đầu phát huy hiệu quả với việc thu hút nhiều khách du lịch, nhiều du khách nghỉ ngơi, hội họp và đầu tư khai thác. Cơ cấu sẽ được dịch chuyển theo thứ tự dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp, số liệu tương ứng: 58,8% - 32,7% - 10,5%.
Giai đoạn sau 2015, là giai đoạn KKT đi vào hoạt động dần tăng tốc và có hiệu quả, nhất là sau năm 2020 các trung tâm tài chính, thương mại, sân bay quốc tế cũng như các khu vui chơi giải trí cao cấp mang lại giá trị rất cao.
Phát triển du lịch biển chất lƣợng cao
Dự kiến đến năm 2015 Vân Đồn sẽ thu hút khoảng 900000 lượt khách du lịch, trong đó khoảng 40% khách quốc tế; năm 2020 sẽ đón trên 2,5 triệu khách du lịch với trên 56% khách quốc tế. Vân Đồn là trung tâm du lịch lớn với chức năng chủ yếu sau:
Hình 1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Trung tâm nghỉ dưỡng biển-đảo cao cấp của quốc gia và quốc tế.
Du lịch văn hoá, tham quan nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Du lịch thể thao và vui chơi giải trí biển, vui chơi có thưởng cao cấp. Nghiên cứu liên doanh với các nước tạo sân chơi ở các đảo ngoài với điều kiện tách biệt, vừa nghỉ ngơi vừa giải trí.:
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Phát triển những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao. Đó là những ngành liên quan đến công nghệ thông tin và truyền như sản xuất phần cứng, phần mềm cho máy tính.
Công nghiệp dịch vụ du lịch, thương mại. Bố trí tại xung quanh sân bay thuộc xã Đoàn Kết hoặc xã Bình Dân và gần cảng khu vực Vạn Hoa.
Phát triển công nghệ sinh học, công nghiệp sinh học phục vụ việc bảo tồn sinh thái và nâng giá trị hải đặc sản. Bố trí tại vùng đồi, ven biển ở đảo Bản Sen.
Công nghiệp chế biến hàng nông, hải, đặc sản, bố trí về phía Cẩm Phả và gần Tiên Yên sát sông Voi Lớn.
Phát triển thủ công nghiệp, thiết kế thời trang, mẫu mã tầm quốc tế. Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản
Phát triển chăn nuôi với quy mô tập trung theo hộ gia đình và các chủ trang trại vườn rừng theo mô hình kinh tế tổng hợp.
Phát triển lâm nghiệp vừa làm nhiệm vụ bảo vệ, duy trì môi trường sinh thái, giữ nước cho đảo vừa tạo cảnh quan rừng-biển đẹp, không khí trong lành phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng. Chuyển một diện tích đáng kể từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ. Trồng cây tạo cảnh quan, công viên xanh ở các điểm đô thị và ở các bãi tắm, khu vui chơi giải trí.
Phát triển ngành hải sản (chỉ tập trung nuôi trồng) trở thành ngành kinh tế phụ trợ mang lại nguồn thu cho người dân trong khu.
Phát triển các ngành dịch vụ bổ trợ
Xây dựng một số trung tâm thương mại, đặc biệt trung tâm thương mại lớn tại Cái Bầu, phục vụ khách du lịch.
Xây dựng các siêu thị, trung tâm dịch vụ sân bay, cảng biển và dịch vụ các tiện ích đô thị. Hình thành chợ buôn bán trên biển giáp Cửa Ông và đảo Thắng Lợi.
Phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ hàng hải, xây dựng, bảo hiểm tư vấn,… đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại, tầm quốc tế của khu.
Xây dựng khu dịch vụ tổng hợp phục vụ dân cư gắn với sân bay và hệ thống sân bay trực thăng. Dịch vụ tầu chở khách chất lượng cao giữa đảo Cái Bàu và các đảo khác.
Xây dựng khu dịch vụ vận tải hàng hải chất lượng cao gắn với cảng tại khu vực Vạn Hoa, cảng Cái Rồng và các bến tàu khác.
Nghiên cứu xây dựng khu dịch vụ tổng hợp nghề cá gắn với cảng cá tại vùng biển Thắng Lợi.
Qui hoạch bãi đỗ tiện dụng cho vận tải phục vụ sân bay, bến cảng. Phát triển xe buýt, taxi và taxi hàng không.
Định hƣớng kết cấu hạ tầng
- Xây dựng sân bay và phát triển vận tải hàng không
Xây dựng sân bay hiện đại tại xã Đoàn Kết hoặc xã Bình Dân, phía Tây đảo Cái Bầu. Sân bay sẽ có đường băng cất, hạ cánh dài 3,5 km đủ sức để máy bay hiện đại lên xuống.
Đầu tư xây dựng cảng tại khu vực Vạn Hoa công suất trên 1 triệu tấn một năm phục vụ khách du lịch trong nước, quốc tế và đảm trách một phần vận tải hàng hóa cho KKT.
- Mạng lƣới giao thông nội KKT
- Đường và cầu vào KKT
Xây dựng cầu Vân Tiên nối huyện Vân Đồn với huyện Tiên Yên, thành trục giao thông đối nội của khu vực Vân Đồn, nằm trong mạng lưới đường bộ quốc gia (Quốc lộ 4B).
Xây dựng đường tốc độ nhanh và cầu vào KKT từ đường cao tốc Hạ Long- Móng Cái điểm từ Ba Chẽ qua đảo Hà Loan (Cẩm Phả) tạo luồng vận tải từ Cửa Ông vào khu, đi qua cầu Vân Tiên sang Tiên Yên.
- Đường nội khu
Đầu tư xây dựng 3 tuyến đường xuyên đảo Cái Bầu.
Xây dựng thêm các tuyến đường ngang nối 3 trục chính từ phía Tây xuống biển. Các tuyến này sẽ được xây dựng theo thiết kế của qui hoạch chi tiết.
Nâng cấp tuyến đường trục dọc đảo nối hai xã Quan Lạn (Bến Quan Lạn) Minh Châu (Bến Minh Châu), lên đường cấp 3.
Làm mới tuyến đường Quan Lạn-Hải Yến, ven biển phía Nam xã Quan Lạn, quy mô đường cấp 3.
Nâng cấp tuyến đường xuyên đảo tại xã Ngọc Vừng, từ bến Cống Yên đến trung tâm xã và khu vực bãi tắm du lịch. Qui mô đường cấp 3.
Nghiên cứu xây dựng cầu từ Bản Sen sang Quan Lạn, phương án vận chuyển bằng tàu cao tốc từ khu vực Cái Bầu ra các xã đảo.
Làm mới và nâng cấp các tuyến đường từ các làng, xóm đến trung tâm cụm xã và từ các đường trục xã (huyện lộ) tới các điểm du lịch, điểm dân cư.
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG
Luận văn này nghiên cứu các vấn đề môi trường và tác động do quy hoạch phát triển KT-XH KKT Vân Đồn đến toàn bộ diện tích huyện Vân Đồn, trong đó trọng tâm là đảo Cái Bầu (đảo lớn nhất và là trung tâm kinh tế, văn hoác của huyện) và Vườn Quốc gia Bái Tử Long.