Các phương pháp chính sau đã được áp dụng trong quá trình nghiên cứu của tác giả luận văn và các đơn vị hỗ trợ. Các phương pháp này là tiên tiến, đang được ứng dụng phổ biến trên thế giới và trong nhiều phòng thí nghiệm chuyên ngành ở Việt Nam.
- Quan trắc chất lƣợng nƣớc Các thông số quan trắc
Các thông số chất lượng nước đo đạc và phân tích bao gồm: độ pH, độ đục, màu, chất rắn lơ lửng, DO (ôxy hòa tan), dầu mỡ, BOD5, COD, NH4+, tổng Phốtpho, các kim loại nặng (Cr, Cd, Pb, Zn, Hg, Mn).
Phƣơng pháp quan trắc
- Mẫu nước được đựng trong bình nhựa. Mẫu nước sau khi lấy được bảo quản trong hộp lạnh ở 4 độ C để không bị phân giải sau đó được đưa về phòng thí nghiệm. Các phương pháp lấy mẫu, quan trắc đo đạc và phân tích tuân theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam hiện hành.
- Thu mẫu và phân tích nƣớc mặt, nƣớc ngầm
- Các mẫu nước được thu theo TCVN 5994-1995 về hướng dẫn lấy mẫu nước ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo, TCVN 5996-1995 về hướng dẫn lấy mẫu nước ở sông và suối.
- Mẫu nước sau khi thu được bảo quản theo TCVN 5993-1995.
- Mẫu dùng trong phân tích BOD và chỉ tiêu vi sinh (coliform) được lấy vào chai riêng với thể tích 500ml, bảo quản trong điều kiện tối, ở 2-50C.
- Mẫu dùng trong phân tích thông số amoni, tổng N, tổng P, COD được lấy vào chai riêng với thể tích 1000ml, axit hoá bằng H2SO4 đến pH<2 (thêm 3ml axit H2SO4 30% trong 1 l mẫu), bảo quản lạnh ở 2-50C.
- Các chỉ tiêu như SS, độ đục, dẫu mỡ được thu vào chai riêng với thể tích 1000ml và bảo quản ở điều kiện lạnh, từ 2-50C.
- Các chỉ số nhiệt độ, pH, DO được đo ngay sau khi lấy mẫu.
- Phân tích các thông số chất lượng nước được thực hiện bằng các máy móc, thiết bị và phương pháp phân tích như trình bày trong Bảng dưới đây. Phương pháp phân tích là phương pháp tiêu chuẩn Việt Nam (ngoại trừ các thông số: nhiệt độ, pH, DO, độ đục, SS: theo hướng dẫn của thiết bị phân tích dã ngoại).
Thu mẫu, bảo quản mẫu và phân tích các thành phần hóa lý, vi sinh trong nước mặt, nước ngầm theo các quy trình được chấp nhận ở Việt Nam, do các đơn vị hỗ trợ thực hiện (Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường – Sở TN-MT tỉnh Quảng Ninh và Viện Công nghệ mới – Bộ Quốc phòng).
- Thu mẫu và phân tích chất lƣợng không khí đo đạc độ ồn
Thu mẫu không khí, đo độ ồn tại các điểm quan trắc ở huyện Vân Đồn được thực hiện bằng các phương pháp đang được công nhận ở Việt Nam do Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường – Sở TN-MT tỉnh Quảng Ninh và Viện Công nghệ mới thực hiện
Phân tích chất lượng không khí qua các thông số đặc trưng theo các phương pháp được nêu ở Bảng 2.2.
Bảng 2.1. Danh mục thiết bị hỗ trợ phân tích môi trƣờng nƣớc Phân tích chất lƣợng nƣớc
Thông số Thiết bị
1 Nhiệt độ Máy đo EC10, HACH (Mỹ)
2 pH Máy đo EC10, HACH (Mỹ)
3 DO Máy đo DO Cyberscan PD300 (Singapore)
4 EC Máy đo Pro Lab, 4000 (Đức)
5 Độ đục Máy đo độ đục 05559-05, HACH (Mỹ)
6 SS Máy đo đa chỉ tiêu DR /2010, HACH (Mỹ)
7 NH4+(N) Máy quang phổ tử ngoại khả kiến Agilent 8453 (Mỹ)
8 NO3-(N) Máy quang phổ tử ngoại khả kiến Agilent 8453 (Mỹ)
9 BOD520 Thiết bị xác định dựng BOD gồm đầu dò BOD
10 COD5 Chuẩn độ hóa học
11 Fe tổng Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AA 6601F, Shimadzu (Nhật)
12 Al Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử 50 AA,
Varian (Mỹ)
13 Mn Máy quang hổ hấp thụ nguyên tử AA 6601F
(Nhật Bản)
14 Ni Quang phổ hấp thụ nguyên tử (Varian, Mỹ)
15 Coliforms Phương pháp đếm số sinh học MPN
Bảng 2.2. Các thiết bị và phƣơng pháp phân tích môi trƣờng không khí
Phân tích vi khí hậu
1 Nhiệt độ, độ ẩm không khí Máy nhiệt ẩm kế SK - 80 TRH (Nhật)
2 Tốc độ gió Máy đo gió D -79853 (Mỹ)
3 Định vị toàn cầu Garmin - GPS 12 (Mỹ).
Phân tích ô nhiễm không khí
1 Bụi tổng Thiết bị EPAM -5000 (Mỹ)
2 PM10 Máy đo bụi PM10 HAZ -DUST (Mỹ)
3 SO2 Máy quang phổ tử ngoại khả kiến Agilent 8453
(Mỹ)
5 NO2 Máy quang phổ tử ngoại khả kiến Agilent 8453 (Mỹ)
6 VOC Máy sắc ký khí - khối phổ (GS/MS) Agilent
6890N Plus (Mỹ)
7 Chì Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AA 6601F,
Shimadzu (Nhật)
8 Ồn Đo ồn phân tích bằng thiết bị SOUND LEVEL
METER – model NL – 21 (RION CO, LTD), Nhật Bản.
Nghiên cứu hệ sinh thái cạn
- Nghiên cứu các sinh cảnh do các chuyên gia về thực vật học và quy hoạch lâm nghiệp của VESDI thực hiện bằng quan sát bằng mắt, chụp ảnh và so sánh đối chiếu với "Danh pháp các loài thực vật".
- Các sô liệu, thông tin về Vườn quốc gia Bái Tử Long được thu thập từ các báo cáo khoa học của các tác giả khác.