* Quản lý vốn tập trung và thống nhất:
Tập trung và thống nhất là nguyên tắc cơ bản trong cơ chế quản lý vốn tập trung. Trên nguyên tắc đó HO đảm bảo kiểm soát thu nhập – chi phí của từng chi nhánh, và điều hành thông qua các chính sách chung trong quản lý vốn đƣợc thực thi hiệu quả.
Nguồn vốn đƣợc quản lý theo nguyên tắc tập trung, cả hệ thống là một bảng tổng kết tài sản thống nhất và duy nhất, không tồn tại các bảng cân đối vốn riêng lẻ của các chi nhánh. Vốn do chi nhánh huy động sẽ chuyển vào nguồn vốn chung, chi nhánh đƣợc hiểu nhƣ một “đại lý” huy động vốn cho HO, HO sẽ trả phần “hoa hồng” cho chi nhánh trên cơ sở lãi điều chuyển vốn. Đồng thời đối với các khoản vay giải ngân cho khách hàng sẽ áp dụng trên cùng cơ sở nhƣ vậy nhƣng theo chiều ngƣợc lại, tức là chi nhánh cho vay sẽ nhận vốn từ hội sở. Do đó, chi nhánh chỉ quan tâm đến lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và các hạn mức kinh doanh đƣợc giao làm cơ sở thƣơng lƣợng lãi
suất với khách hàng, không chịu trách nhiệm cân đối các nguồn vốn vay gửi từ phía khách hàng, các rủi ro trong công tác quản lý vốn hoàn toàn do HO chịu trách nhiệm.
Với cơ chế quản lý vốn tập trung việc tính lãi phải thu phải trả giữa các chi nhánh chỉ mang tính chất danh nghĩa mà không có sự dịch chuyển của dòng tiền. Phần thu nhập và chi phí vốn của chi nhánh sẽ đƣợc tính tự động định kỳ theo cơ chế định giá chuyển vốn nội bộ do HO quy định và ghi nhận vào kết quả tài chính của từng đơn vị. Tuy nhiên hiện nay theo yêu cầu báo cáo của NHNN trên địa bàn, thu nhập và chi phí vốn sẽ đƣợc hạch toán vào cân đối của từng chi nhánh, đến khi các NHTM chi phải báo cáo tập trung thì sẽ không xuất hiện quá trình hạch toán và chuyển lợi nhuận cho từng chi nhánh.
Quản lý vốn đƣợc thực hiện thông qua các chính sách và công cụ sau:
- Công cụ kế hoạch kinh doanh (kế hoạch huy động vốn, sử dụng vốn, các cơ cấu lớn…)
- Công cụ hạn mức: Hạn mức tín dụng, đầu tƣ …
- Các chính sách khách hàng, chính sách đầu tƣ, sản phẩm, lãi suất… - Các cơ chế định giá chuyển vốn nội bộ.
- Hệ thống chi tiêu an toàn trong hoạt động kinh doanh.
* Quan hệ điều chuyển vốn nội bộ thực hiện qua cơ chế “ mua – bán ” vốn:
Quan hệ điều chuyển vốn nội bộ giữa HO-chi nhánh theo cơ chế mua – bán vốn, HO thực hiện “mua” toàn bộ tài sản nợ và “bán” toàn bộ tài sản có cho các chi nhánh. Việc mua bán vốn này đƣợc định giá thông qua lãi suất điều chuyển vốn.
Giá điều chuyển vốn (giá FTP) đƣợc HO (trung tâm vốn) xác định và thông báo tới các đơn vị kinh doanh trong từng thời kỳ. Trọng điểm của cơ chế này chính là giá điều chuyển vốn, đây chính là công cụ quan trọng trong hoạt động điều hành vốn của HO và là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động chính xác của của các chi nhánh theo tiêu thức thống nhất trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất thực hiện giữa khách hàng và lãi suất điều chuyển vốn với HO.
* Quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất tập trung tại HO:
Các rủi ro trong quản lý vốn đƣợc tập trung về HO, HO sẽ chịu trách nhiệm quản lý các rủi ro thông qua sự phân cấp, giới hạn và hạn mức do phân công bộ phận quản lý vốn của HO đảm nhiệm.