Cơ chế quản lý vốn hiện tại của Eximbank:

Một phần của tài liệu Luận văn: CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ppt (Trang 50 - 51)

Hiện tại Eximbank quản lý vốn theo cơ chế quản lý vốn phân tán, cơ chế này hoạt động theo cơ chế vay gởi, căn cứ vào khả năng huy động và nhu cầu tín dụng của từng chi nhánh riêng biệt. Cơ chế quản lý vốn phân tán là cơ chế quản lý vốn đƣợc áp dụng hầu hết tại các NHTM tại Việt Nam, ở những ngân hàng có quy mô nhỏ, cơ chế này chƣa bộc lộ hoàn toàn những yếu điểm, tại Việt Nam ngành ngân hàng chỉ thực sự đồng hàng cũng nền kinh tế trong những năm gần đây. Trƣớc đây, ngành ngân hàng mang nặng đặc tính của thị trƣờng bao cấp, các ngân hàng hoạt động cũng không thoát khỏi đƣợc các đặc tính của thị trƣờng. Các chi nhánh ngân hàng trƣớc đây mang tính độc lập rất lớn, do đó việc kiểm soát các rủi ro trong toàn hệ thống của một ngân hàng bộc lộ rất nhiều điểm yếu kém. Kiểm tra và thanh tra nội bộ ngân hàng chỉ phát hiện những rủi ro và sai phạm trong tình trạng đã rồi, quản lý nguồn vốn huy động và sử dụng nguồn vốn này rất hạn chế. Tính kiểm soát thiếu nhất quán dẫn đến tình trạng quản lý vốn tại chi nhánh không hiệu quả

Trong cơ chế này, phần chênh lệch giữa TSN-TSC sẽ đƣợc điều chuyển giữa HO và các chi nhánh. Lãi điều chuyển vốn nội bộ áp dụng cho phần chênh lệch này. Hiện tại mức lãi suất điều chuyển vốn tại Eximbank đã bắt đầu phân chia bậc thang lãi suất theo kỳ hạn nhƣng vẫn còn rất nhiều bất cập. Cơ chế này cho phép các chi nhánh có bảng Tổng kết tài sản cân bằng giữa TSN-TSC, các chi nhánh hoạt động nhƣ một “ngân hàng độc lập” tự cân đối TSN-TSC. Việc phân tán quản lý vốn dẫn đến nhiều khó khăn cho các chi nhánh, mọi rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản đều do chi nhánh chịu trách nhiệm. Hầu hết các chi nhánh tỉnh, nguồn nhân lực có đào tạo và chất lƣợng cao rất ít, việc quản lý cơ cấu TSN-TSC lại đòi hỏi nguồn nhân lực có một trình độ

nhất định, nhân sự chính là một trong những yếu tố quan trọng làm cho các chi nhánh không thể có những dự đoán và có những quyết định phù hợp khi thị trƣờng tài chính có những biến động và điều này tác động nghiêm trọng đến các rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn mà các chi nhánh phải gánh chịu. Nhìn ở góc độ toàn hệ thống, cơ chế quản lý vốn phân tán gây lãng phí vốn do không tận dụng đƣợc hết nguồn vốn nội bộ, mức độ đánh giá sự đóng góp của chi nhánh cho toàn hệ thống không đƣợc đánh giá chính xác do kết quả kinh doanh không thể phản ánh chính xác năng lực của chi nhánh, nếu thị trƣờng tài chính có những biến động lớn, hệ thống sẽ phải đối mặt với sự giảm sút nghiêm trọng lợi nhuận đồng thời cũng tăng cao rủi ro.

Mô hình 5: Cơ chế quản lý vốn phân tán.

Một phần của tài liệu Luận văn: CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ppt (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)