Thực trạng các biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa tại thành phố vĩnh yên đến môi trường sông phan và đề xuất các giải pháp quản lý (Trang 68 - 76)

Hiện nay, chính quyền Tỉnh Vĩnh Phúc đang tập trung chỉ đạo triển khai một số dự án cải tạo, nạo vét ở một số đoạn sông Phan. Vì thực tế vào mùa khô nhiều đoạn sông Phan tƣởng nhƣ ngừng chảy và giống nhƣ dòng sông chết, còn vào mùa mƣa, dòng nƣớc trên một số đoạn sông lƣu thông kém, ảnh hƣởng đến khả năng tiêu úng của đồng ruộng trong khu vực. Nguyên nhân là do các hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép, ngƣời dân tự ý lấn chiếm và ngăn dòng, đổ rác và chất thải sản xuất, chất thải xây dựng… làm cho nhiều đoạn trên dòng sông bị bồi lắng và thu hẹp, đã gây ách tắc dòng chảy và ô nhiễm môi trƣờng nƣớc. Bên cạnh đó, qua điều tra thì hầu hết rãnh thoát nƣớc đã xây dựng chƣa có nắp đạy (tỷ lệ có nắp đậy rất thấp, chiếm khoảng 20 %) nên các chất thải dễ dàng rơi vào rãnh thoát nƣớc và làm tắc hệ thống thoát nƣớc, dẫn đến ứ đọng rác thải và nƣớc thải, thƣờng xuyên bị ngập úng vào mùa mƣa và gây ô nhiễm môi trƣờng.

Để khắc phục, giải quyết những vấn đề cấp bách hiện đang gặp phải, trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai một số chƣơng trình, dự án nhƣ:

- Năm 2008, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phải cấp 1,46 tỷ đồng cho các địa phƣơng để hỗ trợ tháo dỡ các vật cản và các công trình xây dựng trên phạm vi các con sông nhằm xử lý cấp bách luồng tiêu sông Phan, sông Cà Lồ và các tuyến tiêu trọng điểm khác. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là biện pháp tình thế, giải quyết trƣớc mắt và hiệu quả không đáng kể. Mặt khác, đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai dự án nạo vét, cải tạo dòng chảy sông Phan đoạn từ Cầu Vàng (huyện Tam Dƣơng) đến cầu Thƣợng Lạp (huyện Vĩnh Tƣờng) với tổng vốn đầu tƣ là 120 tỷ đồng.

- Từ năm 2009 -2010 đã triển khai đề án hỗ trợ thí điểm cho 15 xã về bảo vệ môi trƣờng nông thôn, trong đó tập trung chủ yếu vào vấn đề thu gom, xử lý rác thải và nƣớc thải.

- Triển khai dự án xây dựng mô hình điểm về bảo vệ môi trƣờng nông thôn ở 03 xã thuộc lƣu vực sông Phan.

- Năm 2011 đã triển khai hỗ trợ trên 80 tỷ đồng cho 112 xã nông thôn xây dựng, cứng hóa và đậy nắp các rãnh thoát nƣớc thải nhằm khắc phục tình trạng nƣớc thải không đƣợc thu gom và xử lý đã đổ thải trực tiếp ra các hệ thống sông và đầm hồ, trong đó có sông Phan.

- Đã triển khai dự án hỗ trợ nhân rộng 15.000 hầm biogas giai đoạn 2006 – 2012 để xử lý chất thải chăn nuôi của các hộ gia đình với tổng kinh phí là 22,5 tỷ đồng và các hộ gia đình này đa số nằm trong lƣu vực sông Phan nên dự án này đã góp phần giảm sức ép đối với sông Phan, Đầm Vạc.

- Hàng năm đều triển khai chƣơng trình quan trắc hiện trạng môi trƣờng tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó có quan trắc hiện trạng và diễn biến chất lƣợng môi trƣờng nƣớc sông Phan và Đầm Vạc để có những cảnh báo, biện pháp xử lý.

Tuy nhiên, những chƣơng trình, dự án và biện pháp triển khai đã nêu ở trên còn manh mún, thiếu tính đồng bộ nên hiệu quả mang lại còn nhiều hạn chế. Do đó, trong năm 2011 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt Đề án Bảo vệ môi trƣờng nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2020 với tổng khái toán vốn là 1.900 tỷ đồng. HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 về cơ chế hỗ trợ bảo vệ môi trƣờng nông thôn giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, dự kiến kinh phí thực hiện trong giai đoạn này là gần 936 tỷ đồng và những nội dung tập trung hỗ trợ bao gồm thu gom, xử lý rác thải; xây dựng và cải tạo rãnh thoát nƣớc; xây dựng công trình xử lý nƣớc thải khu dân cƣ, chất thải làng nghề trong khu dân cƣ; công trình vệ sinh và chuồng trại hợp vệ sinh; xây dựng, cải tạo hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang nhân dân; cấp nƣớc sinh hoạt.

Mặt khác, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đang đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải thành phố Vĩnh Yên có tổng kinh phí là 352 tỷ đồng (22,37 triệu đô la Mỹ) bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản, công suất thiết kế trạm xử lý nƣớc thải là 21.060 m3/ngày đêm và đang thi công giai đoạn 1 với công suất 10.400 m3/ngày đêm. Khi dự án này hoàn thành và đƣa vào sử dụng sẽ là yếu tố giải quyết tốt vấn đề tác động đến môi trƣờng nƣớc Đầm Vạc và sông Phan đoạn qua địa bàn thành phố Vĩnh Yên. Song song với việc thu gom, xử lý nƣớc thải, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đang xúc tiến triển khai Dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung công suất 500 tấn/ngày đêm theo công nghệ đốt rác phát điện tại tỉnh Vĩnh Phúc theo hình thức kêu gọi doanh nghiệp tự đầu tƣ nhằm xã hội hóa vấn đề xử lý rác thải, tuy nhiên quá trình triển khai dự án đang gặp những khó khăn về chính sách hỗ trợ.

3.4.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường sông Phan

a) Xác lập chức năng môi trƣờng sông Phan

Sông Phan là sông nội tỉnh lớn nhất, chảy qua nhiều huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Do đó, sông Phan sẽ trực tiếp và gián tiếp tiếp nhận nhiều nguồn nƣớc thải, rác thải cũng nhƣ nguồn nƣớc của một số nhánh sông khác chảy từ Tam Đảo.

Dòng sông Phan uốn lƣợn theo các vùng đồi thấp và đồng bằng, đƣợc liên thông với Đầm Vạc, chất lƣợng nƣớc chƣa đến mức ô nhiễm cao và đang chất lƣợng có chiều hƣớng đƣợc cải thiện nên có thể khai thác và sử dụng phục vụ phát triển du lịch sông nƣớc trong thời gian trƣớc mắt và lâu dài.

Trên cơ sở phân tích hiện trạng cảnh quan sinh thái và môi trƣờng, định hƣớng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, cũng nhƣ các yếu tố môi trƣờng đặc thù của dòng chính sông Phan trên, có thể tạm thời phân chia dòng chính sông phân thành 3 vùng nhỏ hơn với các chức năng môi trƣờng quan trọng nhất cần phải bảo vệ nhƣ sau:

* Vùng thượng lưu sông Phan: Bắt đầu là dòng suối nhỏ thuộc các huyện Tam Đảo, Tam Dƣơng đến cầu Thƣợng Lạp, huyện Vĩnh Tƣờng. Vùng lƣợng lƣu sông Phan có chất lƣợng nƣớc khá tốt, địa hình khu vực này và vùng núi Tam Đảo có xu hƣớng nâng cao nên dòng sông đang có xu hƣớng xâm thực sâu.

Chức năng môi trƣờng chính của vùng thƣợng lƣu là cung cấp nguồn nƣớc sạch, điều tiết dòng chảy của toàn bộ lƣu vực. Do đó, cần phải triển khai nạo vét, chỉnh trị dòng chảy cũng nhƣ quy hoạch trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.

* Vùng trung lưu sông Phan: Bắt đầu cầu Thƣợng Lập, huyện Vĩnh Tƣờng đến thành phố Vĩnh Yên. Dòng chính sông Phan vùng này đi qua khu vực canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và hoạt động chăn nuôi và nhiều làng nghề. Một lƣợng lớn chất thải (nƣớc thải, rác thải sinh hoạt) từ các khu vực dân cƣ và làng nghề đổ xuống sông, làm ô nhiễm mạnh mẽ chất lƣợng nƣớc của dòng chính sông Phan.

Chức năng môi trƣờng chính của sông Phan khu vực này là cung cấp nguồn nƣớc cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và thoát nƣớc cho khu vực thƣợng lƣu. Để đảm bảo đƣợc chức năng này cần có một số dự án kiểm soát và xử lý chất thải (nƣớc thải và chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại của các làng nghề); khơi thông một số đoạn trên dòng sông chính nhằm hỗ trợ cho việc tiêu thoát nƣớc ở vùng thƣợng lƣu, bảo vệ các vùng đất ngập nƣớc ven sông.

* Vùng hạ lưu sông Phan: Bắt đầu từ Đầm Vạc đến Bình Xuyên. Ở khu vực này, dòng sông Phan rộng, thoáng, chảy êm đềm và thơ mộng, uốn lƣợn qua thành phố Vĩnh Yên, thị trấn Hƣơng Canh, các khu công nghiệp và cánh đồng lúa, có sự liên thông với Đầm Vạc.

Chức năng môi trƣờng chính của dòng sông Phan khu vực này là tiếp nhận nƣớc thải của các đô thị và khu công nghiệp, điều hòa môi trƣờng không khí và thoát nƣớc mƣa. Phần hạ lƣu và khu vực quanh Đầm Vạc hiện đang bị

ngập úng vào mùa mƣa. Còn chất lƣợng nƣớc sông đang đƣợc cải thiện rõ rệt và cơ bản đã đảm bảo đạt quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1. Để phát huy các giá trị môi trƣờng và cảnh quan sinh thái của vùng này, cần nghiên cứu quy hoạch bảo vệ các hồ, đầm và vùng đất ngập nƣớc ven sông giải pháp thoát nƣớc cƣỡng bức theo dòng sông cổ Cà Lồ ra sông Hồng, đồng thời có nghiên cứu lập quy hoạch du lịch sông nƣớc Đầm Vạc và hạ lƣu sông Phan.

b) Quy hoạch, quản lý cảnh quan sinh thái, tài nguyên sinh học và tài nguyên đất ven bờ

Dòng chảy chính sông Phan giá trị kết nối giữa các vùng sinh thái đô thị, nông nghiệp, công nghiệp và tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc, đây là con sông có dòng chảy hiền hòa và có cảnh quan tƣơng đối đẹp với dòng chảy uốn lƣợn theo địa hình đồi, gò; hai bên bờ có cánh đồng lúa và thảm thực vật cũng nhƣ các hồ và các vùng đất ngập nƣớc liên thông với sông Phan.

Các hệ sinh thái có giá trị bảo tồn nằm trên dòng chảy chính của sông Phan gồm: hệ sinh thái sông Phan vùng trung lƣu và hạ lƣu; hệ sinh thái đầm hồ liên quan với sông Phan; hệ sinh thái các vùng đất ngập nƣớc liên thông với sông Phan; hệ sinh thái nông thôn và nông nghiệp; hệ sinh thái đô thị và khu công nghiệp cổ (Hƣơng Canh, Vĩnh Yên).

Các tài nguyên sinh học có giá trị truyền thống gồm: hến sông Phan, cá và sinh vật nƣớc sông Phan, một số loài thực vật cạn trên bờ sông Phan, động thực vật của các vùng đất ngập nƣớc. Các loại tài nguyên sinh học sông Phan chƣa đƣợc nghiên cứu và thống kê đầy đủ, do vậy việc phân loại và xác định giá của chúng hiện giờ còn tƣơng đối khó khăn.

Việc quy hoạch, quản lý cảnh quan sinh thái và tài nguyên sinh học theo hƣớng bảo tồn tối đa các cảnh quan, hệ sinh thái và tài nguyên sinh học có giá trị; đồng thời khai thác sử dụng tối đa các giá trị trên để phục vụ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng tỉnh Vĩnh Phúc, cụ thể là:

- Bảo tồn cảnh quan và hình dạng uốn lƣợn của dòng chảy dọc theo đồi gò từ Vĩnh Yên tới Phúc Yên. Xác định ranh giới vùng đất bảo vệ dòng chảy để triển khai cắm mốc giới hành lang sông, xây kè ở những khu vực c đang có nguy cơ lấn chiếm lòng sông cao, không triển khai dự án đầu tƣ phát triển công nghiệp và đô thị cần ảnh hƣởng tới cảnh quan dòng chảy sông Phan.

- Quy hoạch sử dụng các lƣu vực nƣớc và cảnh quan dòng chảy sông Phan phục vụ cho hoạt động du lịch sông nƣớc (từ Đầm Vạc đến Phúc Yên). Hạn chế tối đa việc quy hoạch dự án đầu tƣ có ảnh hƣởng trực tiếp tới dòng chảy và cảnh quan môi trƣờng sông Phan, thu hẹp các vùng đất ngập nƣớc và các thủy vực liên thông với sông Phan, đặc biệt là phải duy trì bảo vệ Đầm Vạc.

- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác, đánh bắt tài nguyên sinh học trên sông Phan và các vùng đất ngập nƣớc liền kề, cấm các hoạt động đánh bắt huỷ diệt (đánh cá bằng điện, hoá chất, v.v).

- Tuyên truyền, vận động và giáo dục ngƣời dân có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trƣờng, đặc biệt là những ngƣời dân sống trong các xã, phƣờng tiếp xúc trực tiếp với dòng chảy sông Phan và Đầm Vạc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c) Quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên nƣớc

Sông Phan cũng nhƣ Đầm Vạc có vai trò quan trọng đối với thành phố Vĩnh Yên nhƣ cung cấp nƣớc tƣới cho canh tác nông nghiệp; nuôi trồng thuỷ sản; tiếp nhận, xử lý nƣớc thải và điều hoà môi trƣờng… Nhƣng những vai trò này của sông Phan đang bị giảm bởi nhiều nguyên nhân, do đó cần phải có các giải pháp quản lý và sử dụng hợp tài nguyên nƣớc sông Phan nhƣ:

- Nghiên cứu lập quy hoạch bảo vệ, duy trì các hồ liên thông với dòng sông Phan, các vùng đất ngập nƣớc ven sông Phan (đặc biệt là Đầm Vạc), làm nơi điều tiết dòng chảy và điều hoà chất lƣợng nƣớc sông, duy trì nguồn thức ăn và nơi cƣ trú của các loại động thực vật có giá trị của lƣu vực sông Phan.

- Xây dựng các mô hình điểm xử lý nƣớc thải cụm khu dân cƣ ven sông Phan, Đầm Vạc nhằm mục tiêu hạn chế việc xả thải chất thải gây ô nhiễm

nƣớc sông Phan. Kiểm soát chặt chẽ việc xử lý nƣớc thải của các dự án trong lƣu vực nhƣ dự án sân golf, khu công nghiệp, khu đô thị mới…

- Tuyên truyền, giáo dục ngƣời dân địa phƣơng ý thức bảo vệ tài nguyên nƣớc sông Phan, bao gồm nƣớc dòng chảy sông chính, các đầm hồ và vùng đất ngập nƣớc liên thông với sông Phan.

d) Chỉnh trị và bảo vệ dòng chảy sông Phan

Qua nghiên cứu cho thấy, nƣớc thải và nƣớc mƣa từ thành phố Vĩnh Yên chủ yếu đổ về Đầm Vạc nên thủy vực này có vai trò tối quan trọng đối với thành phố Vĩnh Yên. Tuy nhiên, Đầm Vạc hiện nay đã bị thu hẹp rất nhiều so với trƣớc đây (diện tích từ 500 ha đã giảm xuống còn 144,52 ha) và lại có sự liên thông trực tiếp với sông Phan nên chịu sự chi phối rất nhiều của sông Phan trong trong điều tiết nguồn nƣớc (thoát lũ, chống ngập úng vào mùa mƣa và tích trữ nƣớc vào mùa khô).

Vì vậy, ngoài việc quy hoạch, bảo vệ chống lấn chiếm và duy trì diện tích Đầm Vạc. Cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nhƣ: Bảo vệ rừng đầu nguồn; trồng rừng phủ xanh đất trống vùng thƣợng lƣu sông Phan và các phụ lƣu; nạo vét, mở rộng dòng chảy sông Phan ở vùng thƣợng lƣu; nạo vét và khơi thông dòng chảy ở vùng trung lƣu; quy hoạch bảo vệ địa giới các hồ và vùng đất ngập nƣớc liên thông với sông Phan; xây dựng trạm bơm nƣớc cƣỡng bức từ sông Cà Lồ ra sông Hồng tại Nguyệt Đức huyện Yên Lạc.

đ) Tăng cƣờng hoạt động quản lý chất thải rắn và chất thải.

Trên cơ sở kết quả đã nghiên cứu cho thấy, một lƣợng lớn chất thải rắn sinh hoạt, chất thải xây dựng, nƣớc thải sinh hoạt và công nghiệp… đổ vào ven sông Phan và Đầm Vạc đã gây bồi lấp dòng chảy, ô nhiễm nguồn nƣớc sông. Để giải quyết vấn đề này cần phải triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu sức ép lên Đầm Vạc và sông Phan, cụ thể là:

- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong thu gom, xử lý rác thải, nƣớc thải;

- Tăng cƣờng hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về quản lý và xử lý chất thải.

- Đẩy nhanh tiến độ thi công dự án xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nƣớc thải thành phố Vĩnh Yên. Sớm triển khai dự án đầu tƣ xây dựng dự án xử lý chất thải rắn tỉnh Vĩnh Phúc và mở rộng phạm vi thu gom rác thải của Công ty Cổ phần dịch vụ đô thị và Môi trƣờng Vĩnh Yên.

- Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên nhƣ KCN Khai Quang, CCN Lai Sơn, Sân golf Đầm Vạc, các khu đô thị mới ven Đầm Vạc, Sông Phan và các khu du lịch, dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí…

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa tại thành phố vĩnh yên đến môi trường sông phan và đề xuất các giải pháp quản lý (Trang 68 - 76)