Về tổng thể không có sự biến động lớn của các chỉ tiêu lý – hóa môi trƣờng nƣớc sông Phan đã quan trắc ở 08 vị trí (Hình 3.1) và cũng không có chênh lệch quá lớn giữa 02 thời điểm quan trắc (chi tiết kết quả phân tích xem tại phần phụ lục của báo cáo).
Trong nhóm chỉ tiêu này, biến động lớn nhất là chỉ tiêu tổng chất rắn lơ lửng và độ đục. Trên đoạn sông từ huyện Vĩnh Tƣờng đến thành phố Vĩnh Yên, hàm lƣợng chất rắn lơ lửng có xu hƣớng tăng lên, đặc biệt là đoạn sông từ thành phố Vĩnh Yên về phía dƣới có hàm lƣợng chất rắn lơ lửng tăng vọt lên. Sự gia tăng của hàm lƣợng chất rắn lơ lửng trên đoạn tuyến sông Phan nghiên cứu có thể thấy rõ khi dòng sông chảy qua các đô thị và các khu công nghiệp. Tuy nhiên, nếu so sánh với tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT thì hàm lƣợng chất rắn lơ lửng vẫn còn ở mức thấp, giá trị trung bình TSS chỉ bằng 50,8– 71,6 % so với TCCP.
Hình 3.1. Biến động các chỉ tiêu lý - hóa môi trƣờng nƣớc sông Phan
Nguồn: Báo cáo Đề án tổng thể cải tạo cảnh quan sinh thái và bảo vệ môi trường lưu vực sông Phan
Chú giải:
SP1: Mẫu nƣớc lấy ở vị trí cầu Vũ Di, xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tƣờng SP2: Mẫu nƣớc lấy ở vị trí thôn Nhân Lý, xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc
SP3: Mẫu nƣớc lấy ở vị trí cầu Tề Lỗ, xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, (cầu Giã Bàng) SP4: Mẫu nƣớc lấy ở vị trí Tân Nguyên, xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc SP5: Mẫu nƣớc lấy ở vị trí cầu Vật Cách, xã Đồng Cƣơng, huyện Yên Lạc SP6: Mẫu nƣớc lấy ở vị trí cầu Lạc Ý, phƣờng Đông Tâm, thành phố Vĩnh Yên SP7: Mẫu nƣớc lấy ở vị trí Xóm Sắn, xã Thanh Trù, huyện Bình Xuyên
SP8: Mẫu nƣớc lấy ở vị trí cầu Tam Canh, thị trấn Hƣơng Canh, Bình Xuyên
Tháng 8/2009 0 50 100 150 200 250 SP1 SP2 SP3 SP4 SP5 SP6 SP7 SP8 Nhiet do pH DO Do dan Do duc Do muoi TSS Tháng 12/2009 0 50 100 150 200 250 300 SP1 SP2 SP3 SP4 SP5 SP6 SP7 SP8 Nhiet do pH DO Do dan Do duc Do muoi TSS
Sự thay đổi về độ đục nhìn chung tƣơng quan tỷ lệ thuận với sự biến đổi về hàm lƣợng chất rắn lơ lửng. Độ dẫn ở những vị trí quan trắc trên đoạn thuộc huyện Vĩnh Tƣờng đến huyện Yên Lạc có sự biến động liên tục, còn đoạn từ thành phố Vĩnh Yên về phía hạ nguồn tƣơng đối ổn định. Sự biến động về độ dẫn chịu ảnh hƣởng tổng hợp của rất nhiều các yếu tố khác nhau, ví dụ nhƣ: nguồn cung cấp các ion hòa tan (nƣớc thải sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp…), khả năng hấp phụ các ion của chất rắn lơ lửng và các vật liệu trầm tích, khả năng hút thu của các thực vật thủy sinh…
Trong phạm vi nghiên cứu, sông Phan nằm trên vùng có địa hình khá bằng phẳng nên dòng chảy tƣơng đối hiền hòa, sự xáo trộn dòng chảy nhỏ do đó lƣợng oxy bổ sung cho nƣớc không cao. Nồng độ oxy hòa tan (DO) đo đƣợc trên toàn bộ dòng sông dao động từ 1,9 – 3,3 mg/l và đều thấp hơn sơ với quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (DO ≥ 4 mg/l). Nồng độ oxy hòa tan thấp biểu thị sự suy giảm chất lƣợng môi trƣờng nƣớc và sẽ gây ảnh hƣởng lớn đến động vật thủy sinh.
Tuy sự biến động về nồng độ oxy hòa tan không lớn, nhƣng vẫn có thể nhận thấy xu hƣớng biến đổi tăng lên ở đoạn phía dƣới sau khi đã qua địa phận thành phố Vĩnh Yên (3,0 – 3,3 mg/l). Nồng độ oxy hòa tan trong nƣớc có thể giảm đi do sự tiêu thụ oxy từ các phản ứng phân hủy chất hữu cơ trong nƣớc.