xây dựng và phát triển các công trình du lịch trong khu vực. Hàng năm các hoạt động xây dựng sẽ làm gia tăng mức độ bồi lắng của lòng hồ, dẫn đến giảm công suất của hồ. Ngoài ra sự gia tăng mức độ bồi lắng của hồ còn phải kể đến sự suy thoái của rừng đầu nguồn hàng năm do các hoạt động khai thác bất hợp pháp của ngƣời dân trong việc phát triển nƣơng rẫy làm cháy rừng,...xẩy ra trong khu vực.
Làm mất cảnh quan và ô nhiễm môi trƣờng do các chất thải rắn thải ra từ các hoạt động du lịch trong khu vực.
Các sự cố môi trƣờng từ các hoạt động du lịch có thể gây ô nhiễm nguồn nƣớc hồ Pa Khoang nhƣ rò rỉ dầu từ các tàu, xuồng chở khách du lịch, các sự cố đâm tàu gây tràn dầu. Thực tế cho thấy kết quả lấy mẫu trong khu vực đã chỉ ra một số mẫu có chỉ tiêu dầu mỡ vƣợt tiêu chuẩn cho phép.
3.2.2. Hiện trạng công tác bảo tồn và khai thác khu vực đất ngập nƣớc hồ Pa Khoang Khoang
Theo thông tin thu thập, lợi dụng chủ trƣơng của UBND tỉnh mở đƣờng vành đai phục vụ phát triển du lịch, một số hộ dân đã tự ý thuê máy ủi san gạt nhiều nhánh khe phía thƣợng nguồn hồ làm ao thả cá. Việc san gạt này sẽ làm gia tăng sự bồi lắng của lòng hồ, ảnh hƣởng đến công suất chứa nƣớc của hồ Pa Khoang. Tính đến nay đã có 61 hộ đắp đập làm ao, khối lƣợng đất đá đào bới 33.178m3, diện tích bị lấn chiếm trong khu vực là 17,5ha, trong đó cây rừng bị chặt phá 4,3ha. Vừa qua,
58
các ban ngành liên quan nhƣ Đảng ủy, UBND xã Mƣờng Phăng, Công an tỉnh, Công ty Quản lý thủy nông, Sở Nông nghiệp – và Phát triển Nông thôn tỉnh, Ban Quản lý dự án và Đầu tƣ xây dựng Pa Khoang, Công an huyện Điện Biên, Viện KSND huyện, Hạt Kiểm lâm huyện, phòng Nông nghiệp - Địa chính huyện Điện Biên đã vào làm việc, lập biên bản xử lý các hộ vi phạm lòng hồ. Những ao Cá nằm ở cao trình 923,5m trở xuống phải tháo bỏ còn các ao có cao trình 923,4 - 936m trở lên tạm thời giao cho Công ty Quản lý thủy nông cho mƣợn, khi Nhà nƣớc sử dụng, các gia đình phải tự tháo dỡ mà không đƣợc đền bù.
Do đất đai canh tác, phƣơng tiện và trình độ sản xuất của ngƣời dân địa phƣơng còn hạn chế, đời sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng và các hoạt động canh tác nông nghiệp. Tuy việc sử dụng súng săn cơ bản đã đƣợc ngăn chặn nhƣng việc dùng bẫy vẫn còn khá phổ biến, nhiều tuyến đƣờng mòn trong rừng có dấu tích của bẫy thú. Tập quán sử dụng các sản phẩm động vật hoang dã làm thực phẩm đang là nguyên nhân làm gia tăng việc săn bắt động vật, đặc biệt là các loài thú nhỏ nhƣ cầy, sóc, các loài bò sát nhƣ rùa, rắn.
Ngoài ra các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong khu vực hồ Pa Khoang còn nhiều bất cập, chƣa có quy chế quản lý thống nhất, còn có sự quản lý chồng chéo giữa các ban ngành và địa phƣơng. Đặc biệt trong những năm gần đây việc bồi lắng lòng hồ có nguy cơ gia tăng do sự suy thoái rừng đầu nguồn và các hoạt động san gạt làm ao nuôi cá của các hộ dân tại khu vực thƣợng nguồn của hồ. Công tác quản lý chất lƣợng nƣớc của hồ cũng chƣa đƣợc quan tâm và chú trọng đầu tƣ.
Đặc biệt công tác quản lý và ngăn chặn các hộ vi phạm đất rừng để chặt cây rừng phát nƣơng, làm rẫy còn rất yếu trên địa bàn xã Mƣờng Phăng. Trong năm 2008 đã có 66 vụ phát rừng làm nƣơng làm rẫy và đã giảm 16,78 ha rừng. Riêng từ đầu năm 2009 đến 5/2009 đã có hơn 10 ha rừng bị phát làm nƣơng, rẫy. Nhƣ vậy, rõ ràng công tác quản lý rừng tại địa phƣơng còn rất yếu kém. Nếu chính quyền các cấp không sớm có các giải pháp ngăn chặn thì không bao lâu khu rừng đầu nguồn sẽ biến mất và đe dọa đến sự tồn tại của hồ Pa Khoang và các hệ sinh thái nơi đây.
59
Một vấn đề khó khăn nữa là nhận thức của ngƣời dân địa phƣơng về tầm quan trọng của rừng đầu nguồn của hồ, đa dạng sinh học và ý nghĩa của bảo tồn khu