Nằm ở độ cao trên 900 m so với mực nƣớc biển, chịu ảnh hƣởng của khí hậu á nhiệt đới nên tài nguyên đa dạng sinh học khu vực hồ Pa Khoang tƣơng đối phong phú.
a. Khu vực hệ thực vật Hồ Pa Khoang:
Tính cho đến hiện tại , đã xác định đƣợc 201 họ, 1014 loài. Rừng ở đây còn giữ đƣợc tính chất nguyên sinh. Trong hệ thực vật Pa Khoang có 51 loài đã đƣợc ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 2007, trong đó có 39 loài trong sách đỏ IUCN 2007.
51
Các cấp quản lý chính quyền sở tại đã phối hợp với các ban , ngành, các cơ quan nghiên cƣ́u đã tiến hành thống kê và nghiên cứu một số nhóm cây có giá trị cao của khu vực hồ Pa Khoang: cây cho gỗ (77 loài); cây làm thuốc (523 loài); cây có hoa làm cảnh và bóng mát (73 loài); cây cho rau và cây có quả ăn đƣợc (188 loài). Sự kết hợp của các yếu tố địa hình, địa chất, thuỷ văn, dân cƣ và dân tộc đã hình thành ở Pa Khoang hệ thực vật có tính đa dạng cao với 5 kiểu thảm thực vật (2 kiểu rừng tự nhiên, 3 kiểu thảm nhân sinh, mặt nƣớc).
Các loài thực vật quí hiếm
Mức độ quí hiếm của các loài thực vật khu vực hồ Pa Khoang và phụ cận đƣợc xác định dựa trên cơ sở phân loại mức độ quí hiếm của Sách đỏ Việt Nam phần thực vật 2007, danh lục đỏ thế giới của IUCN 2007 và nghị định 32 của chính phủ. Trong số 1014 loài thực vật tại khu vực hồ Pa Khoang (phụ lục 1) có 51 loài quý hiếm thuộc 38 họ, trong đó 51 loài trong Sách đỏ Việt Nam (2007), gồm 1 loài bậc CR; 18 loài bậc EN; 32 loài bậc VU. Có 39 loài trong Danh lục đỏ IUCN 2007, gồm 2 loài bậc CR, 16 loài bậc EN và 39 loài bậc VU. Có 4 loài thực vật đặc hữu Việt Nam ở khu vực hồ Pa Khoang, Lục lạc trung bộ (Crotalaria annamensis), Ràng ràng mật (Placolobiumhoaense), (dây) Móng bò diên (Bauhiniaornata), Đồng tiền nhá (Ligularia petelotii) và 8 loài trong nghị định 32 của chính phủ trong đó: 2 loài thuộc nhóm IA (Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại); 6 loài thuộc nhóm IIA (Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại). Ghi chú: Mức độ nguy cấp: CR - Rất nguy cấp - Critically Endangered; EN - nguy cấp - Endangered; VU - sẽ nguy cấp - Vulnerable
Giá trị tài nguyên thực vật
- Nhóm cây cho gỗ
Đây là nhóm cây tƣơng đối quan trọng. Trong 1014 loài có tới 77 loài là cây cho gỗ. Có thể gặp những loài gỗ quý nhƣ các loài thuộc họ Dẻ - Fagaceae; Táu muối (Vatica diospyroides Symingt.), Vàng tâm (Manglietia fordiana Hemsl. Oliv.), Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss.), Trƣờng mật (Pometia pinnata Forst. & Forst. f.), đặc biệt Trai lý (Garcinia fagraeoides A. Chev.), cây có đƣờng kính
52
lớn tới 60-80 cm ở khu vực di tích Mƣờng Phăng và trên khu vực gần đỉnh dãy Chong Chia
- Nhóm cây làm thuốc
Nhóm cây làm thuốc ở khu vực Hồ Pa Khoang phong phú về thành phần loài, đây là nhóm tài nguyên khá quan trọng. Đã phát hiện gặp 523 loài đƣợc sử dụng làm thuốc, chiếm hơn một nửa tổng số loài thực vật ở khu vực Hồ Pa Khoang. Tại Khu di tích Mƣờng Phăng đồng bào dân tộc vẫn khai thác các cây làm thuốc và bán cho khách du lịch.
- Nhóm cây có hoa, làm cảnh và bóng mát
Đã thống kê đƣợc khoảng 73 loài cây có hoa, làm cảnh và bóng mát. Họ có nhiều loài làm cảnh nhất là họ Lan - Orchidaceae, tiếp đến là họ Cau dừa - Arecaceae, họ Euphorbiaceae.
Một số loài Quyết thực vật (Thạch tùng sóng, Thông đất bèo, Thạch tùng nghiên,...) cũng nhƣ nhiều loài cây gỗ (Kim giao, Sấu, Chò chỉ, Chò nâu, Gội nếp, Trƣơng vân, Vàng anh...) có thể dùng làm cây cảnh và trồng lấy bóng mát.
- Nhóm cây ăn được:
Tổng số có 188 loài cây có thể ăn đƣợc trong đó có 123 loài có thể làm rau ăn, 65 loài có thể ăn đƣợc hoặc cho quả ăn đƣợc.
- Cây làm rau ăn:
Trong các cây làm rau ăn tại khu vực hồ Pa Khoang, đáng quan tâm là Rau Sắng (Rau ngót núi, Ngót rừng, Phắc van (Rau ngọt) - Melientha suavis Pierre, thuộc Họ Rau Sắng – Opiliaceae) do khai thác quá mức trong nhiều năm, rau sắng ở Pa Khoang còn ít, chỉ tồn tại ở khu vực núi cao phía Đông bắc vùng.
Cây gỗ nhỏ, cao 4 - 8 m đến 14 m, đƣờng kính 15-25 cm. Mọc rải rác trong rừng thứ sinh. Ra hoa tháng 4-5, có quả tháng 6-7. Trong rau Sắng có 82,4% nƣớc; 5,5-6,5% protit; 5,3-5,5% gluxit; 2,2% cellulo, có đủ các loại axit amin cần thiết cho cơ thể nhƣ: lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, threonin, valin, leuxin và isoleuxin. Đây là loài cây đặc sản vừa có giá trị làm thực phẩm, rau ăn (ngọn, lá
53
non và quả non của cây rau Sắng thƣờng đƣợc dùng để nấu canh, ăn có vị ngọt tự nhiên, hàm lƣợng dinh dƣỡng cao, hàm lƣợng axit amin và đƣờng saccharine trong lá rất cao) vừa có giá trị làm thuốc, hạt rang ăn nhƣ lạc. Rễ đƣợc sử dụng chữa sán.
Bảng 3.3. Giá trị sử dụng của một số loài thực vật ở khu vực hồ Pa Khoang
TT Công dụng Số loài %
1 Lấy Gỗ 77 7.59
2 Làm thuốc 523 51.58
3 Ăn đƣợc 65 6.41
4 Làm rau ăn 123 12.13
5 Cho tinh dầu 11 1.08
6 Làm cảnh 73 7.20
7 Nhuộm 22 2.17
(Nguồn: Báo cáo điều tra đa dạng dinh học tỉnh Điện Biên 2008 - 2013)
b. Khu hệ động vật:
Động vật hoang dã có xƣ ơng sống trên cạn ở Pa Khoang khá đa dạng , trong mô ̣t số báo cáo đã ghi nhận đƣợc , Thú: 32 loài thuộc 15 họ, 8 bộ; Chim: 74 loài thuộc 32 họ, 14 bộ; Bò sát: 17 loài thuộc 8 họ, 2 bộ; ếch nhái: 12 loài thuộc 4 họ, 1 bộ. Khu hệ động vật hoang dã nhìn chung đã bị suy giảm về trữ lƣợng, thành phần loài. Các loài quý hiếm bị đe doạ tuyệt chủng gồm: Thú 5 loài, trong đó, 4 loài ghi trong Danh lục đỏ IUCN (2007); 5 loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và 4 loài ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP; Chim chƣa bắt gặp loài quí hiếm; Bò sát và ếch nhái có 9 loài, trong đó 1 loài ghi trong Danh lục đỏ IUCN (2007); 8 loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và 10 loài ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP.
Bảng 3.4. Danh sách các loài Thú quý hiếm khu vực hồ Pa Khoang
TT Tên Việt Nam Tên Khoa học IUCN
2006
SĐVN 2000
NĐ 32/CP
1 Tê tê vàng Manis pentadactyla LR/nt EN IIB
2 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus VU VU IB
54
4 Sơn dƣơng Capricornis sumatraensis VU EN IB
5 Sóc đen Ratufa bicolor VU
CR - Rất nguy cấp - Critically Endangered; EN - nguy cấp - Endangered; VU - sẽ nguy cấp – Vulnerable
Bảng 3.5. Các loài Bò sát, Ếch nhái quý hiếm khu vực hồ Pa Khoang.
TT Tên Việt Nam Tên khoa học IUCN
2007 SĐVN 2007 NĐ32 2006 1 Cóc rừng Bufo galeatus VU 2 Rồng đất Physignathus cocincinus VU 3 Tắc kè Gekko gecko VU
4 Kỳ đà hoa Varanus salvator IIB
5 Rắn sọc dƣa Coelognathus radiatus EN IIB
6 Rắn ráo thƣờng Ptyas korros EN
7 Rắn cạp nong Bungarus fasciatus EN IIB
8 Rắn hổ mang trung quốc Naja atra EN IIB
9 Rắn hổ chúa Ophiophagus hannah EN CR IB
CR - Rất nguy cấp - Critically Endangered; EN - nguy cấp - Endangered; VU - sẽ nguy cấp – Vulnerable
Phân bố của các loài động vật trong khu vực:
Các tài liệu nghiên cứu về đa dạng sinh học trong khu vực cho thấy các loài động vận phân bố chủ yếu ở kiểu rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh. Sự phân bố của các loài trong khu vực hồ Pa Khoang ở các dạng sinh cảnh nhƣ sau:
1. Rừng á nhiệt đới thƣờng xanh nguyên sinh khu vực Di tích Mƣờng Phăng và trên đỉnh Dãy núi Chong Chia phía Đông Nam Hồ;
2. Rừng Á nhiệt đới thƣờng xanh thứ sinh khu vực xung quanh Hồ Pa Khoang 3. Trảng cây bụi, Trảng cỏ phân bố rải rác trong khu vực;
55
4. Rừng trồng xung quanh khu vực hồ Pa Khoang. 5. Khu vực lòng hồ
Bảng 3.6. Phân bố thú, chim, bò sát, ếch nhái theo dạng sinh cảnh
Sinh cảnh (Số loài)Thú (Số loài)Chim Bò sát và Ếch nhái (Số loài)
Rừng nguyên sinh 16 50 19
Rừng thứ sinh 30 64 23
Trảng cây bụi, Trảng cỏ 8 52 13
Rừng trồng 6 9 2
Hồ Pa Khoang 2 22 8
c. So sánh mức độ da dạng với khu vực lân cận
Đề tài đã tiến hành so sánh thành phần thực vật, động vật ở một số VQG lân cận nhƣ VQG Hoàng Liên nằm ở phía Bắc giáp ranh giữa Lào Cai và Lai Châu. VQG Xuân Sơn nằm ở phía Nam giáp danh giữa tỉnh Phú Thọ và Sơn La.
Bảng 3.7. Số loài động thực vật ở Hoàng Liên, Xuân Sơn và Pa Khoang.
Số loài Khu vực Pa Khoang VQG Hoàng Liên VQG Xuân Sơn Thực vật 1014 1691 1169 Động vật 135 511 335 Thú 32 69 76 Chim 74 347 182 Bò sát ếch nhái 29 135 78
Qua bảng cho thấy Khu vực Pa Khoang có số loài thực vật tƣơng đối cao, nhiều gần bằng VQG Xuân Sơn, Phú Thọ. Điều này phản ánh đai khi hậu á nhiệt đới (từ 700 -1700m) là đai có điều kiện thuận lợi cho sự sinh trƣởng, phát triển của các loài thực vật.
Số loài động vật ở khu vực hồ Pa khoang thấp hơn hẳn so với hai VQG do sinh cảnh sống của động vật rừng Khu vực Hồ Pa Khoang nằm xen kẽ với khu vực dân cƣ từ lâu đời, đồng bào săn bắt các loài thú rừng phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày trong khi lực lƣợng kiểm lâm chỉ tập trung bảo vệ, quản lý việc khai thác gỗ, chƣa quan tâm tới việc ngăn chặn các hành động săn bắt động vât hoang dã.
56