- Phải có ngân sách dành riêng cho việc thực hiện công tác kiểm tra.
6. Sở hữu hoàn toàn:
Là một doanh nghiệp với sở hữu 100% cổ phần. Việc thiết lập công ty 100% vốn có thể được thực hiện bằng hai cách: doanh nghiệp có thể xây dựng một nhà máy mới hoặc có thể thôn tính doanh nghiệp đã có sẵn và sử dụng doanh nghiệp đó để khuếch trương sản phẩm của nó tại thị trường đó.
Phân loại: có 2 loại sở hữu hoàn toàn: - Sở hữu hoàn toàn thông qua xây dựng mới. - Sở hữu hoàn toàn thông qua thôn tính.
a. Sở hữu hoàn toàn thông qua xây dựng mới:
Ưu điểm Nhược điểm
- Tiềm năng lợi nhuận cao - Sự ủng hộ của nước sở tại
- Kiểm soát các hoạt động tối đa ở nước ngoài.
- Bảo vệ cao nhất bí quyết công nghệ. - Tiết kiệm chi phí vận tải tránh được hàng rào thương mại.
- Tốn nhiều chi phí và hứng chịu mọi rủi ro của việc thành lập doanh nghiệp ở nước ngoài.
- Xâm nhập chậm vì cần thời gian hình thành.
- Bất lợi với các nhà cạnh tranh địa phương về nguồn lực, vị trí và hiểu biết về thị trường.
- Tạo ra năng lực tăng thêm làm cạnh tranh căng thẳng hơn đòi hỏi quản lý rất nhiều.
- Giảm được những rủi ro của biến động tỷ giá hối đoái.
- Rủi ro chính trị cao.
- Khi quá trình sản xuất đã được thiết lập có thể rất khó thay đổi vì thế là giải pháp thiếu năng động.
b. Sở hữu hoàn toàn thông qua thôn tính:
Ưu điểm Nhược điểm
- Tận dụng được lợi thế về chi phí và địa điểm - Xâm nhập nhanh vào thị trường nước ngoài. - Nhãn hiệu và vị trí thị trường đã được thiết lập.
- Thôn tính được bí quyết công nghệ, hệ thống và nguồn nhân lực.
- Không tạo ra năng lực tăng thêm nên không làm cho cạnh tranh căng thẳng hơn.
- Có ảnh hưởng cộng đồng rộng lớn. - Tiềm năng lợi nhuận cao.
- Tiết kiệm chi phí vận tải, tránh được hàng rào thương mại. - Tránh được những rủi ro biến động tỷ giá hối đoái.
- Đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn nhất, rủi ro cao nhất.
- Gặp những rắc rối của thôn tính và sáp nhập.
- Đánh động các nhà cạnh tranh. - Khó bán lại công ty sau khi mua.
- Thường không đủ thời gian để kiểm tra công ty bị thôn tính.
- Những rắc rối về sự chấp nhận về mặt chính trị.
Câu 34. Việt Nam sau gia nhập WTO (4 năm 2007-2011):
4 năm sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thì 3 năm chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu (từ năm 2008-nay), chỉ có duy nhất một năm (2007) là thuận lợi, tuy nhiên, những mặt "được" và "chưa được" từ WTO cũng đã bắt đầu bộc lộ.
Về thương mại, Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế - Bộ Công Thương cho rằng: Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, thương mại Việt Nam phát triển mạnh mẽ trên cả 2 hướng xuất nhập khẩu và thương mại nội địa. Số liệu từ Viện Quản lý Kinh tế Trung ương đưa ra đầu tháng 4/2011 cho thấy, năm 2007 xuất khẩu của Việt Nam đạt 48,6 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2006; tiếp đó năm 2008 xuất khẩu đạt 62,7 tỷ USD, tăng 29,1% so với năm 2007. Năm 2009, chịu tác động từ khủng hoảng tài chính thế giới, xuất khẩu của Việt Nam đạt 57,1 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm 2008 nhưng vẫn cao hơn năm 2006 khi Việt Nam chưa vào WTO là 45,8% và năm 2010 nhờ giá nhiều nhóm mặt hàng và nhu cầu thế giới tăng trở lại nên xuất khẩu của Việt Nam lại tiếp tục tăng trưởng 26,4%. Tuy nhiên, kết quả này chưa được như những mong muốn và kỳ vọng trước đó, vì nhập siêu vẫn là vấn đề "nóng" cần được quan tâm. Cụ thể, cũng theo số liệu từ Viện Quản lý Kinh tế Trung ương đưa cho thấy, nếu như năm 2006 Việt Nam chỉ nhập siêu 5,5 tỷ USD thì đến năm 2007 (sau hơn 1 năm gia nhập WTO) nhập siêu của Việt Nam là 14,2 tỷ USD và năm 2008 con số này đã là 18 tỷ USD, năm 2009 và 2010 mặc dù đã có nhiều biện pháp kiềm chế nhập siêu nhưng kết quả nhập siêu vẫn lần lượt là 12,8 và 12,6 tỷ USD.
Mặc dù bản chất thâm hụt thương mại là không xấu, nó phụ thuộc vào tác động của xuất hay nhập đóng vai trò như thế nào đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nếu thâm hụt thương mại tiếp tục diễn ra trong nhiều năm liền sẽ kéo theo việc dịch chuyển ngoại tệ ra nước ngoài và gây ra những khó khăn cho việc thanh toán và tiêu dùng.
Tích cực hơn so với xuất nhập khẩu là sự phát triển nhanh của thị trường nội địa. Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương: Kể từ sau khi gia nhập WTO, dịch vụ phân phối tại Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể. Phân phối - bán lẻ đóng góp khoảng 14% GDP, sử dụng hơn 5 triệu lao động, cao nhất trong các ngành dịch vụ. Mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ của Việt Nam từ năm 2006-2008 đã tăng 25%/ năm, cao hơn mức 18,3%/ năm của giai đoạn 2001-2005. Năm 2009 và 2010 là 2 năm có nhiều khó khăn do tác động khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng theo số liệu thống kê từ Tổng
cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) doanh số bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam vẫn tăng lần lượt là 18,6% và 24,5% (nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 12% vào năm 2009 và 14% vào năm 2010). Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất trên thế giới. Cùng với nó, sau khi gia nhập WTO, nhiều tập đoàn bán lẻ trên thế giới đã đặt chân đến Việt Nam mang theo những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, tạo ra một nguồn cung hàng hóa phong phú, đáp ứng tối đa nhu cầu mua sắm của người dân. Thương mại tiêu dùng có sự chuyển dịch cơ cấu truyền thống sang hiện đại, chuyển dịch từ đơn lựa chọn sang đa lựa chọn.
Về đầu tư, theo TS Nguyễn Trí Thành - Viện phó Viện Quản lý Kinh tế Trung ương tại Hội thảo công bố Tác động Hội nhập kinh tế quốc tế vừa diễn ra tại TP Hồ Chí Minh: Từ khi gia nhập WTO, thế giới nhìn Việt Nam như một "miền đất hứa". Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam rất nhiều, tiêu biểu nhất là năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD, gấp 2 lần mức hơn 10 tỷ của năm 2006 và năm 2008 với con số kỷ lục 64 tỷ USD. Tuy nhiên, mức độ "hấp thụ" nguồn vốn FDI này lại chưa được như mong muốn và vẫn còn quá nhiều vấn đề cần phải bàn xoay quanh câu chuyện thu hút FDI tại Việt Nam. Cụ thể, việc phân bổ nguồn vốn vào các lĩnh vực không đều; hay như các dự án FDI mới chỉ phát triển theo chiều rộng và nhằm mục đích khai thác tài nguyên,... chứ chưa tạo ra nhiều giá trị gia tăng và tốc độ lan tỏa cho xã hội.
Sau 4 năm gia nhập WTO, với hình ảnh một Việt Nam phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng GDP nhiều năm liền luôn ở mức cao, thu nhập GDP bình quân theo đầu người của người dân Việt Nam cũng đã có những sự cải thiện đáng kể. Từ 704,37 USD/ người vào năm 2006 đến năm 2010 đã là 1.133,79 USD/ người. Việt Nam đã cơ bản thoát khỏi nước có thu nhập thấp và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về tốc độ xóa đói giảm nghèo.
Ở góc độ thể chế, theo bà Trần Thị Hạnh - Ban Nghiên cứu Thể chế kinh tế - Viện Quản lý kinh tế Trung ương: Sau khi gia nhập WTO, khung pháp lý của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, môi trường kinh doanh được phát triển minh bạch và bình đẳng hơn. Việt Nam cũng có những cải cách thủ tục hành chính thông qua đề án 30 nhằm giảm thiểu các thủ tục hành chính..., song bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng cần được giải quyết như chất lượng và tính ổn định trong các văn bản pháp luật.
Từ những đánh giá trên, các chuyên gia nhận định, sau 4 năm gia nhập WTO, những chỉ số chưa đủ kết luận xu hướng hay những thay đổi đột biến, nhưng điều lớn nhất Việt Nam thu được là những chính sách mở cửa cải cách, minh bạch. Đây là yếu tố giúp Việt Nam nhìn rõ vị thế cũng như những yếu kém của mình, không theo đuổi tăng trưởng cao bằng mọi giá để thành công bền vững trong lộ trình hội nhập tiếp theo./.