- Phải có ngân sách dành riêng cho việc thực hiện công tác kiểm tra.
2. Các biểu trưng phi trực quan của văn hóa doanh nghiệp:
- Giá trị: là khái niệm phản ánh nhận thức của con người về những chuẩn mực đạo đức mà họ cho rằng
cần phải thực hiện.
Ở những tổ chức đánh giá cao tính trung thực, nhất quán và sự cởi mở, nhân viên luôn hiểu rằng họ cần hành động một cách thật thà, kiên định và thẳng thắn.
- Thái độ: được định nghĩa là một thói quen tư duy theo kinh nghiệm để phản ứng theo một cách nhất
quán thể hiện sự mong muốn hoặc không mong muốn đối với sự vật, hiện tượng. Thái độ được hình thành trên cơ sở những giá trị và triết lý đã được nhận thức.
Nhận thức ở cấp độ thái độ, con người sẽ luôn có xu thế phản ứng trước những vấn đề nhất định. Hành động phản ứng của họ không chỉ thể hiện những giá trị mà họ nhận thức được mà còn thể hiện cả tình cảm của họ.
- Niềm tin: là khái niệm thể hiện nhận thức của một người về việc mọi người cho rằng thế nào là đúng,
thế nào là sai.
Niềm tin của những người lãnh đạo trong văn hóa doanh nghiệp được chuyển hóa thành niềm tin của tổ chức thông qua quá trình nhận thức.
Nhận thức ở cấp độ niềm tin, con người luôn có xu thế hành động một cách chủ động, tự nguyện, trong hành động luôn có thể thấy rõ trạng thái tình cảm ở mức độ cao hơn qua sự tự giác và sự nhiệt tình.
- Lý tưởng: là khái niệm thể hiện niềm tin phát triển ở mức độ rất cao. Trong văn hóa doanh nghiệp lý
tưởng là sự vận dụng lý luận vào thực tiễn.
Lý tưởng khác với niềm tin trên ba phương diện:
+ Niềm tin được hình thành một cách có ý thức và có thể xác minh tương đối dễ dàng, trong khi lý tưởng hình thành một cách tự nhiên và khó giải thích được một cách rõ ràng
+ Niềm tin có thể dược đưa ra diễn giải, tranh luận, đối chứng trong khi không thể làm như vậy được đối với lý tưởng, vì vậy niềm tin có thể thay đổi dễ dàng hơn so với lý tưởng.
+ Niềm tin chỉ là trình độ nhận thức ở mức độ đơn giản hơn trong khi lý tưởng được hình thành không chỉ từ niềm tin hay đức tin mà còn gồm cả những giá trị và cảm xúc của con người.
Câu 31. Sự cần thiết của quốc tế hoá kinh doanh:
Kinh doanh quốc tế không phải là một hiện tượng mới, các quốc gia trên thế giới đã buôn bán với nhau hàng trăm năm nay. Từ sau chiến tranh thế giới lần hai, nhờ thuận lợi hơn trong vận chuyển, lưu lượng của các hoạt động kinh doanh quốc tế đã gia tăng không ngừng. Trong làn sóng toàn cầu hoá, việc mua lại sát nhập lại giữa các tập đoàn liên quốc gia là một hiện tượng nổi bật, phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt trong các ngành hàng không, dược phẩm, luyện thép, ngân hàng… những công ty đa quốc gia đã trở thành những cái tên quen thuộc trên khắp thế giới. Các công ty ấy trải qua một sự gia tăng không ngừng bằng con đường sát nhập và mua lại các doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp, trong điều kiện toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới hiện nay, việc thực hiện quốc tế hoá không còn là một lựa chọn nữa mà tất yếu. Thực hiện chiến lược quốc tế hoá chính là nhằm để khai thác và phát triển lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Không có một quốc gia nào có thể sản xuất được tất cả hàng hoá và dịch vụ mà con người trong quốc gia đó cần. Bởi vậy, các quốc gia có xu hướng xuất khẩu những thứ họ có thể sản xuất tốt hơn chi phí thấp hơn so với những quốc gia khác, sau đó nhập khẩu những thứ họ không thể sản xuất đạt hiệu quả. Tuy nhiên, nguyên tắc rất chung đó không thể giải thích đầy đủ các quốc gia xuất và nhập khẩu làm cái gì và tại sao. Điểm mấu chốt của các quyết định trong số những thứ khác nhau, cho dù một quốc gia có được hay không có được lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh trong việc sản xuất các sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau.
- Lợi thế tuyệt đối: Khi một quốc gia có thể sản xuất một thứ có thể rẻ hơn so với bất kỳ một quốc gia nào. Dầu ở Arập Saudi và gỗ ở Canađa hầu như là lợi thế tuyệt đối, nhưng những ví dụ về lợi thế tuyệt đối là rất ít. Ví dụ: Brazil sản xuất khoảng 1/3 cà phê thế giới, hơn nữa cà phê của họ có chất lượng cao hơn được người tiêu thụ ở mỹ ưa dùng, bởi vậy sản xuất cà phê ở Brazil có ảnh hưởng rất rộng lớn. Chẳng hạn như sương giá mùa đông năn 1994 đã làm giảm 45% sản lượng vụ thu hoạch 1995-1996. Đầu tiên là giá cả thay đổi bởi các nhà sản xuất, chế biến (rang), những nhà đầu cơ làm giá cả lên cao nhất trong 10 năm qua. Sau đó, ba nhà sản xuất cà phê lớn nhất của Mỹ: procter & Gamble, Kraft, Nestlé đã tăng giá bán lẻ 45%.
Theo Adam Smith, lợi thế của một nước có thể là tự nhiên hay do nỗ lực của nước đó. Lợi thế tự nhiên liên quan đến các điều kiện khí hậu và tự nhiên. Còn lợi thế do nỗ lực là lợi thế có được do sự phát triển kỹ thuật và sự lành nghề.
- Lợi thế so sánh: Một quốc gia có lợi thế so sánh về những sản phẩm mà quốc gia đó có thể làm ra rẻ hơn hoặc tốt hơn sản phẩm của quốc gia khác. Ví dụ, một hãng kinh doanh ở một quốc gia có thể làm ra computer rẻ hơn so với ôtô điều đó có nghĩa là hãng có lợi thế so sánh về sản phẩm computer. Ở Mỹ có lợi thế so sánh về công nghệ máy tính, Hàn Quốc có lợi thế so sánh về chế tạo điện tử vì ảnh hưởng của lao động rẻ.
Vì vậy, các doanh nghiệp tiến hành quốc tế hoá do các nguyên nhân: - Tự bảo vệ doanh nghiệp trước những bất trắc và rủi ro.
- Xâm nhập những thị trường mới. - Giảm chi phí.
- Tránh các hàng rào thương mại.
- Phản ứng với những cạnh tranh ngày càng tăng…
Câu 32. Những trở ngại của kinh doanh quốc tế:
Thương mại giữa các quốc gia đã diễn ra cách đây nhiều thế kỷ. Lịch sử đã cung cấp cho chúng ta những ghi chép lý thú về các nhà buôn mạo hiểm, họ đã trải qua hàng tháng, thậm chí hàng năm trời trên đường tìm kiếm cơ hội kinh doanh và của cải. Con đường tơ lụa nổi tiếng và các chuyến đi của Marco polo đã mở đường cho sự giao thương giữa Châu Âu và Châu Á. Đã có nhiều sự phát triển mở mang diễn ra kể từ ngày đầu của các nhà buôn mạo hiểm. Vận chuyển đường bộ, đường biển, và đường hàng không đã tạo
điều kiện cho việc gửi hàng hoá ra nước ngoài của các nhà buôn được thuận tiện, cũng như phân phối chúng một cách nhanh chóng đến người tiêu dùng. Những hàng hoá thuộc các loại dễ hư hỏng như rau quả được chuyên chở bằng đường hàng không một cách dễ dàng và việc giữ cho chúng tươi được bảo quản bằng kỹ thuật đóng gói và đông lạnh tiên tiến. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn không thích có bất kỳ mạo hiểm nào ở các thị trường nước ngoài. Điều này thường do sự thiếu hiểu biết về các nước đó và cũng có thể do những khó khăn trong thực tế kinh doanh quốc tế.
Các trở ngại đó là:
- Sự khác biệt về cung cách quản trị. - Vấn đề ngôn ngữ.
- Khác biệt về văn hoá.
- Thông tin thị trường không đầy đủ. - Sự bất ổn về chính trị.
- Cơ sở hạ tầng kinh tế.
Câu 33. Các hình thức thâm nhập thị trường quốc tế:
Kinh doanh quốc tế càng có nhiều thách thức bởi những chức năng cơ bản của quản trị: hoạch định tổ chức, điều khiển, kiểm soát càng trở nên khó khăn hơn khi thực hiện hoạt động kinh doanh ở nhiều thị trường khác nhau trên thế giới.
Hoạch định dĩ nhiên có nhiều khó khăn nhưng càng khó khăn hơn đối với tổ chức điều khiển kiểm soát. Ví dụ: cấu trúc của một tổ chức có thể hoạt động rất tốt ở một quốc gia nhưng có thể thất bại khi hoạt động ở quốc gia khác. Những kỹ thuật quản trị có thể đạt được năng suất làm việc cao ở Mỹ, nhưng có thể đạt thấp ở Nhật bản, ở Anh…
Quản trị còn được hiểu là ra quyết định, ở khía cạnh này chúng ta xem xét ở khả năng của ba quyết định cơ bản mà quản trị một công ty phải làm khi đối mặt với triển vọng toàn cầu hoá. Dĩ nhiên, quyết định đầu tiên là có thể thâm nhập vào thị trường quốc tế không? Kế tiếp là nhà quản trị phải quyết định mức độ công ty xâm nhập vào thị trường quốc tế và cấu trúc tổ chức để đáp ứng tốt nhất với những nhu cầu.
Sơ đồ 6. Các dạng sở hữu thâm nhập Các hình thức thâm nhập thị trường quốc tế gồm: