Các biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu 34 Câu hỏi và đáp án ôn thi Quản trị Doanh Nghiệp (Trang 27 - 28)

- Phải có ngân sách dành riêng cho việc thực hiện công tác kiểm tra.

1.Các biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp:

- Kiến trúc đặc trưng: gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất công sở.

Phần lớn những doanh nghiệp thành đạt hoặc đang phát triển muốn gây ấn tượng đối với mọi người về sự khác biệt, thành công và sức mạnh của họ bằng những công trình kiến trúc đặc biệt và đồ sộ. Những công trình kiến trúc này được sử dụng như biểu tượng và hình ảnh về doanh nghiệp.

Những thiết kế nội thất cũng rất được các doanh nghiệp quan tâm. Từ những vấn đề lớn như tiêu chuẩn hóa về màu sắc, kiểu dáng, bao bì, loại dịch vụ, trang phục … tất cả đều được sử dụng để tạo ấn tượng thân quen, thiện chí và được quan tâm.

- Nghi lễ,nghi thức: đó là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ lưỡng dưới hình

thức các hoạt động, sự kiện văn hóa xã hội chính thức nghiêm trang, tình cảm được thực hiện định kỳ hay bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ tổ chức và thường được tổ chức vì lợi ích của những người tham dự.

Nó nhấn mạnh thêm những giá trị riêng của tổ chức, tạo cơ hội cho mọi thành viên cùng chia sẻ cách nhận thức về những sự kiện trọng đại, để nêu gương và khen tặng những tấm gương điển hình đại biểu cho những niềm tin và cách thức hành động cần tôn trọng của tổ chức. Có bốn loại nghi lễ cơ bản:

+ Chuyển giao + Củng cố + Nhắc nhở + Liên kết

- Biểu tượng: là một thứ gì đó biểu thị một thứ khác không phải là chính nó và có tác dụng giúp cho

mọi người nhận ra hay hiểu được thứ mà nó biểu thị.

Logo là loại biểu trưng đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn nên được các tổ chức doanh nghiệp rất chú trọng.

- Ngôn ngữ, khẩu hiệu: Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã sử dụng những câu chữ đặc biệt, khẩu hiệu, ví

von, ẩn dụ hay một sắc thái ngôn từ để truyền tải một ý nghĩa cụ thể đến nhân viên của mình và những người hữu quan.

Khẩu hiệu thường rất ngắn gọn, hay sử dụng các ngôn từ đơn giản, dễ nhớ do đó đôi khi có vẻ “sáo rỗng” về hình thức.

Khẩu hiệu là cách diễn đạt cô đọng nhất của triết lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Ấn phẩm điển hình: có thể là những tài liệu giới thiệu về tổ chức, doanh nghiệp, ấn phẩm định kỳ hay

đăc biệt, tài liệu quảng cáo giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp, các tài liệu, hồ sơ hướng dẫn sử dụng, bảo hành …

- Lịch sử phát triển và truyền thống: là những biểu trưng về những giá trị, triết lý được chắt lọc trong

quá trình hoạt động đã được các thế hệ khác nhau của tổ chức tôn trọng và giữ gìn, chúng được tổ chức sử dụng để thể hiện những giá trị chủ đạo và phương châm hành động cần được kiên trì theo đuổi.

Những truyền thống, tập quán, nhân tố văn hóa đã dịnh hình và xuất hiện trong lịch sử vừa là chỗ dựa nhưng cũng có thể trở thành những rào cản tâm lý không dễ vượt qua trong việc xây dựng và phát triển những đặc trưng văn hóa mới.

Một phần của tài liệu 34 Câu hỏi và đáp án ôn thi Quản trị Doanh Nghiệp (Trang 27 - 28)