CHƯƠNG VII: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Câu 28 Phân biệt đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội:

Một phần của tài liệu 34 Câu hỏi và đáp án ôn thi Quản trị Doanh Nghiệp (Trang 25 - 26)

- Phải có ngân sách dành riêng cho việc thực hiện công tác kiểm tra.

CHƯƠNG VII: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Câu 28 Phân biệt đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội:

Câu 28. Phân biệt đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội:

Nội dung Đạo đức kinh doanh Trách nhiệm xã hội

Khái niệm Gồm những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh, chúng được người hữu quan (người đầu tư, khách hàng, người quản lý, người lao động, đại diện cơ quan pháp lý, cộng đồng dân cư, đối tác, đối thủ …) sử dụng để phán xét một hành động cụ thể là

Là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội.

đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức. Đặc điểm - Đề cập đến những quy tắc ứng xử được

cân nhắc kỹ lưỡng về mặt tổ chức của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc ra quyết định trong quan hệ kinh doanh.

- Không phải chỉ là sự mở rộng của đạo đức cá nhân, nó là chuẩn mực của cả một doanh nghiệp, một hệ thống, một ngành nhất định.

- Bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh.

- Được quy định cụ thể cho mỗi ngành nghề khác nhau, có thể thay đổi giữa các đơn vị, doanh nghiệp tùy theo mục đích, mục tiêu của doanh nghiệp.

- Liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ chức.

- Thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong doanh nghiệp.

- Thể hiện thông qua tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức.

- Được coi là một sự cam kết của doanh nghiệp hay cá nhân đối với xã hội.

- Là một khải niệm rất rộng gồm các nghĩa vụ sau: nghĩa vụ kinh tế, nghĩa vụ pháp lý, nghĩa vụ đạo đức, nghĩa vụ nhân văn, đạo đức kinh doanh.

- Là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội. - Quy định chung cho toàn xã hội. Có quy mô rộng lớn, bao gồm cả đạo đức kinh doanh.

- Quan tâm tới hậu quả của những quyết định của tổ chức tới xã hội. - Thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài.

- Thể hiện ở sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định.

Câu 29. Khái niệm và đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp:

1. Khái niệm:

Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của doanh nghiệp cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên.

Văn hóa doanh nghiệp còn được sử dụng hướng dẫn cho những thành viên mới và để họ tôn trọng và làm theo cũng như giúp những người hữu quan bên ngoài nhận biết sự khác biệt với các tổ chức, doanh nghiệp khác. Chính vì vậy chúng còn tạo nên bản sắc văn hóa riêng cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 34 Câu hỏi và đáp án ôn thi Quản trị Doanh Nghiệp (Trang 25 - 26)