Tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế:

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế gtgt đối với các công ty tnhh trên địa bàn tp vinh (Trang 65 - 71)

483 8Công ty TNHH Cường

3.2.1. Tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế:

Đây là khâu đầu tiên, quan trọng nhằm đưa cơ sở sản xuất kinh doanh vào diện quản lý của cơ quan thuế. Thực hiện quản lý tốt khâu này vừa góp phần tránh được thất thu thuế do không bao quát hết số lượng đối tượng nộp thuế, đồng thời đảm bảo sự đóng góp công bằng giữa các cơ sở kinh doanh. Trong điều kiện này, môi trường kinh doanh ngày một được cải thiện, nhiều cơ sở kinh doanh mới được thành lập, lĩnh vựa hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng do đó công tác quản lý đối tượng nộp thuế cần được chú trọng và tăng cường trên tất cả các phương diện. Để quản lý tốt đối tượng nộp thuế GTGT cần:

- Có sự cố gắng phát huy vai trò của cơ quan quản lý thu thuế - Cần quản lý tốt công tác cấp Mã số thuế cho Doanh nghiệp.

- Tăng cường công tác quản lý hồ sơ đối tượng nộp thuế. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới đây chi cục phải tiếp tục duy trì và phát triển việc ứng dụng tin học vào trong công tác thuế, trang bị thêm hệ thống máy vi tính hiện đại, đống thời tích cực đào tạo phổ biến các chương trình ứng dụng tin học sâu rộng cho cán bộ thuế để đảm trách công tác này.

Công tác quản lý hồ sơ ĐTNT hiện nay đã có nhiều cải thiện, chi cục đã ứng dụng nhiều phần mềm như QHS – hệ thống quản lý hồ sơ, QLT – phần mềm hệ thống quản lý thu thuế, QCT – phần mềm hệ thống quản lý hộ cá thể. Với số lượng các ĐTNT gia tăng như hiện nay thì khối lượng phải lưu khá lớn và cồng kềnh nên việc ứng dụng các phần mềm trờn đó giúp ích rất nhiều cho công tác quản lý ĐTNT trong chi cục, giúp việc lưu trữ cũng như khai thác số liệu nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn rất nhiều, đồng thời giảm thiểu công việc cho cán bộ thuế.

Việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý ĐTNT thực sự đó giỳp cho việc thu thập thông tin về ĐTNT đảm bảo tính kịp thời, chính xác, tổng hợp, có thể tiến hành đánh giá, phân tích nhanh chóng.

Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh với cơ quan thuế để có thể nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của các cơ sở kinh doanh từ đó có biện pháp quản lý thích hợp, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật của các cơ sở kinh doanh. 3.2.2. Tăng cường công tác quản lý căn cứ tính thuế

Quản lý căn cứ tính thuế là quản lý giỏ tớnh thuế và thuế suất. Để quản lý được giá tính thuế là một việc tương đối khó đối với các cán bộ thuế, bởi vì giỏ tớnh thuế được ghi trờn hoỏ đơn chưa thực sự có thể tin cậy được vỡ cũn sự móc ngoặc giữa người bán và người mua. Chính vì thế trong quản lý giỏ tớnh thuế cần xác minh tính trung thực của người kê khai và tính hợp lý của giỏ tớnh thuế. Muốn minh chứng cho tính chính xác của giỏ tớnh thuế cán bộ thuế cần so sánh với loại hàng hoá giống như thế hoặc hàng hoá tương tự trong cùng thời điểm.

Thuế suất thuế GTGT được áp dụng theo nguyên tắc thống nhất theo loại hàng hoá dịch vụ ở cỏc khõu nhập khẩu, sản xuất gia công hay kinh doanh thuwong mại. Như vậy với từng loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau sẽ phải chịu một thuế suất khác nhau. Đõy chớnh là kẽ hở để các doanh nghiệp lợi dụng để làm giảm số thuế phải nộp, tức là sẽ kê khai chuyển mặt hàng phải chịu thuế suất cao sang chịu thuế suất thấp. Để quản lý được vấn đề này cán bộ thuế phải kiểm tra tỉ mỉ từng loại mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh, ỏp đỳng thuế suất cho các mặt hàng đảm bảo các doanh nghiệp nộp đúng nộp đủ.

Để quản lý tốt căn cứ tính thuế cán bộ thuế cần phải hoàn thiện công tác quản lý kê khai thuế thỏng. Cỏc cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT phải lập và gửi cho cơ quan thuế tờ khai tính thuế GTGT và các bảng kê theo mẫu quy định từng thỏng. Cỏc cán bộ thuế cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Kiểm tra các tờ khai và các bảng kê để xác minh tính chính xác của chúng, tìm ra những sai phạm trong tờ khai và bảng kê yêu cầu doanh nghiệp phải sửa và bổ sung, phạt nếu cố tình vi phạm.

+ Lưu trữ các tờ khai và các bảng kê để thực hiện so sánh giữa cỏc thỏng với nhau nếu có sự chênh lệch lớn cần kiểm tra làm rõ nguyên nhân.

+ Kiểm tra các doanh nghiệp đã kê khai theo từng mức thuế suất hay chưa.

Sau khi kê khai đầy đủ và đúng, đối tượng nộp thuế GTGT có trách nhiệm nộp thuế dầy đủ và đúng hạn vào ngân sách nhà nước.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế, hướng dẫn cho những Doanh nghiệp chưa nắm bắt rõ về tình hình kê khai thuế.

+ Tăng cường ứng dụng tin học, sử dụng phần mềm quản lý, hỗ trợ kê khai thuế.

- Cơ quan thuế cần pahir quản lý theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp:

+ Hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là trong ngành dịch vụ, thương mại, cho nên việc quản lý tính hợp lý, đúng đắn của Hoá đơn, chứng từ, bản kê là rất khó khăn và vô cùng quan trọng. Cán bộ thuế cần kiểm tra Doanh thu trên số hoá đơn đầu ra, đầu vào để tính thuế chính xác.

+ Tăng cường công tác kiểm tra bộ phận kế toán của doanh nghiệp, xem doanh nghiệp có làm đúng không, hàng tháng cán bộ quản lý của từng doanh nghiệp theo dõi tờ khai thuế, phát hiện các sai phạm và kịp thời thông báo cho doanh nghiệp để sửa.

3.2.2.1 Tăng cường công tác quản lý Hoá đơn chứng từ:

Hoá đơn bán hàng phản ánh mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng chống hàng giả, hàng nhỏi… Hoỏ đơn còn là căn cứ cần thiết để cơ quan, xí nghiệp, lực lượng vũ trang yên tâm thanh toán tiền mua vật tư, nguyên liệu, hàng hoá cho nhân viên tiếp phẩm tiếp liệu. Đối với các công tác thuế, hoá đơn là căn cứ pháp lý cho việc tính thuế GTGT đầu ra, khấu trừ, hoàn thuế đầu vào và tớnh cỏc khaonr chi phí hợp lý khi xác định TNDN chịu thuế. Việc lập và ban hành bắt buộc hoá đơn theo đúng chế độ là biện pháp quan trọng làm lành mạnh hoỏ cỏc quan hệ kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy lưu thông hỏng hoỏ theo nề nếp, kỉ cương, hạn chế tiêu cực, làm ăn phi pháp, móc ngoặc tham ô.

Việc quản lý hoá đơn, chứng từ của các công ty TNHH vẫn chưa tốt và còn nhiều vấn đề tồn tại. Đặc biệt là sau ngày 1/4/2001 cùng với sự ra đời của NDD 53/2010 quy định về việc các doanh nghiệp được tự in hoá đơn. Song đến thời điểm này trong tổng số 400000 doanh nghiệp thì vẫn còn khoảng 6000 doanh nghiệp chưa đặt in hoá đơn hoặc chưa in được hoá đơn sử dụng. Điều này đặt ra rất nhiều thách thức cho cơ quan thuế nói chung và chi cục thuế Tp Vinh nói riêng. Để khắc phục những tồn tại trên em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:

Về tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý:

+ Thống kê đầy đủ cũng như huỷ số lượng hoá đơn đó bỏn cho các doanh nghiệo nhưng hiện tại không sử dụng nữa.

+ Tạo điều kiện giỳp cỏc công ty thuận lợi khi tự in hoá đơn bằng cách các cơ quan thuế kết hợp với các công ty thẩm định và cập nhật một số phần mềm tự in hoá đơn và phần mềm kế toán có tính năng in hoá đơn được sử

dụng miễn phí. Như vậy chỉ cần máy in, máy tính là công ty có thể tự in hoá đơn.

+ Với doanh nghiệp không thuộc đối tượng tự in hoá đơn, không đưojc mua hoá đơn của cơ quan thuế, hiện chưa có hoá đơn để sử dụng thì cục thuế làm việc trực tiếp với các công ty in và đề nghị họ thực hiện in hoá đơn cho doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp cú hoỏ đơn để sử dụng trong thời hạn ngắn nhất.

+ Một vấn đề đặt ra là phần mềm tự in hoá đơn cũng như hoá đơn đặt in có đảm bảo an toàn, liệu có xảy ra tình trạng gian lận, lừa đảo và gây thất thoát? Đây cũng là một vấn đề mà cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, quản lý.

+ Về phía cơ quan quản lý nhà nước cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành chức năng nhằm xoá bỏ thị trường mua bán hoá đơn bất hợp pháp, phát hiện bắt giữ và xử lý nghiờm cỏc đường dây in ấn, mua bán vận chuyển hoá đơn bất hợp pháp. Cần có khung hình phạt thích đáng với loại vi phạm này.

+ Tăng cường phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan công an, thanh tra, tổ chức kiểm tra, kịp thời ngăn chặn, phát hiện xử lý nghiêm khắc truơngf hợp bỏn hoỏ đơn tại cơ quan thuế ra thị trường mua bán hoá đơn giả. Đặc biệt, cần quan tâm đến việc truy tìm các cơ sở in hoá đơn giả vỡ hoỏ đơn giả không chỉ gây thất thu thuế mà còn làm rối loạn thị trường và an toàn xã hội. + Sớm tổng kết công tác quản lý, sử dụng hoá đơn và kịp thời nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chế độ vừa đảm bảo yêu cầu chặt chẽ trong quản lý, vừa thuận tiện mang tính khả thi trong tổ chức thực hiện.

+ Cần khuyến khích việc thực hiện đúng chế độ hoá đơn, chứng từ đồng thời thực hiện các việc khen thưởng đối với người có công giúp đỡ cơ quan thuế phát hiện trường hợp vi phạm chế độ hoá đơn.

+ Khuyến khớch cỏc doanh nghiệp trong việc tự in hoá đơn.

Cần nghiên cứu trình quốc hội cho các doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp cú hoỏ đơn hợp lệ, kể cả hoá đơn bình thường, mà thực chất là doanh nghiệp đã nộp thuế GTGT đối với hàng hoá đầu vào. Được như vậy doanh nghiệp sẽ bớt khó khăn trong hoạt động kinh doanh, không phải tìm mua hoá đơn GTGT mới được khấu trừ tiền thuế. Mặt khác, có như vậy thuế GTGT ở nước ta mới khắc phục được tình trạng chồng chéo, đảm bảo tính ưu việt của nó so với thuế Doanh thu cả về mặt lí luận và thực tiễn. Nếu cho rằng hoá đơn bình thường chưa có căn cứ xác

Cần tuyên truyền sâu rộng về chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn để mọi người thấy rõ việc thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hoá đơn không đơn thuần là nhằm chống thất thu thuế có hiệu quả, mà nú cũn mang nhiều ý nghĩa kinh tế - xã hội gắn với quyền lợi của người mua hàng, của đơn vị kinh doanh, của các cơ quan, xí nghiệp, góp phần chống tham nhũng, lãng phí.

Cần giải thích rõ để người mua hiểu rằng họ có thể gặp khó khăn trong việc nắm và nhớ mã số thuế của đơn vị bán hàng, nhưng họ có trách nhiệm phải theo dõi và khẳng định được địa chỉ thực tế ghi trong hoá đơn bán hàng là đsung với địa chỉ của đơn vị bán hàng. Khi bị phát hiện có nghi vấn, họ không được nói là không biết gì mà phải báo cáo trung thực với cán bộ thuế địa chỉ bán hàng, giúp cơ quan thuế xác minh thực tế. Qua đó có thể tháo gỡ cho họ liên đới bán hàng vì có căn cứ chứng minh là họ không có sự thông đồng gian dối để trốn lậu thuế.

Cần có phương pháp giới thiệu công khai, các trường hợp vi phạm chế độ hoá đơn mang tính điển hình trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng, gây dư luận quần chúng rộng rãi nhằm phát huy tác dụng giáo dục, răn đe, từng bước thực hiện chế độ hoá đơn, chứng từ vào nề nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai luật thuế GTGT có hiệu quả cao hơn.

Triển khai và thực hiện tốt các biện pháp nêu trên, thiết nghĩ sẽ hạn chế được rất nhiều tình trạng sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, góp phần lập lại kỉ cương trật tự trong lĩnh vực tài chính – thuế, tăng cường pháp chế của nhà nước trong quản lý kinh tế.

3.2.2.2.Tăng cường quản lý doanh thu

Doanh thu là toàn bộ số tiền bán hàng sau khi đã trừ chiết khấu, giảm giá hàng bán bị trả lại. Doanh thu còn bao gồm các hàng tiêu dùng nội bộ, cho, biếu tặng, phí thụ thu, phụ phí.

Quản lý doanh thu của các cơ sở sản xuất kinh doanh phải đảm bảo các yêu cầu: Đầy đủ, đúng thời gian phát sinh, phục vụ cho công tác thu thuế GTGT đảm bảo thu đúng thu đủ, kịp thời.

Để đảm bảo các yêu cầu đó, đồng thời để phát hiện các gian lận trong việc kê khai thuế cần thực hiện các yêu cầu sau:

+ Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp kỳ báo cáo và kỳ trước.

+ Các trường hợp ký kết với khách hàng về việc cung cấp sản phẩm. + Các hoá đơn bán hàng, các chứng từ vận chuyển liên quan.

+ Các sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết tiêu thụ, sổ chi tiết về thu nhập hoạt động tài chính và bất thường.

- Kiểm tra so sánh đối chiếu quá trình phát sinh doanh thu về sự chính xác, trung thực kịp thời, cụ thể:

+ Kiểm tra việc bán hàng của doanh nghiệp thực xảy ra. + Hàng đã được giao cho khách hàng:

Dựa vào các hoá đơn xuất khẩu, chứng từ vận chuyển kiểm tra cân đối hàng tồn kho và các chứng từ liên quan.

Người mua thanh toán và chấp nhận thanh toán: Dựa vào các chứng từ thanh toán liên quan, các hoá đơn bán hàng, trong trường hợp cần thiết cần có thể gửi thư xác nhận đến khách hàng. Trong đó cần tập trung vào những hợp đồng mua bán có số lượng lớn, các khách hàng đột xuất hoặc các nghiệp vụ mua bán xảy ra vào đầu hoặc cuối kỳ.

+ Kiểm tra việc ghi chép sổ kế toán của công ty. Cán bộ thuế cần kiểm tra việc ghi sổ sách kế toán tuân thủ đúng theo chế độ quy định. Đặc biệt kiểm tra thời điểm phát sinh doanh thu để tính đúng số thuế đầu ra phát sinh.

- Nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh từng mặt hàng, thời điểm có doanh số bán ra, yêu cầu đảm bảo ghi chép đúng kỳ để cho việc thu ngân sách kịp thời, đồng thời còn là cơ sở để phân bổ số thuế GTGT đầu vào khi

- Sau khi đã kiểm tra quản lý chặt chẽ, sát doanh thu thực tế phát sinh, việc ghi chép hạch toán kế toán đúng chế độ kế toán thống kê tại công ty. Cán bộ thuế cần so sánh đối chiếu giữa số thực tế phát sinh tại công ty với số liệu mà công ty đă khai trên tờ khai thuế hàng tháng để làm căn cứ tính thuế GTGT đầu ra.

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế gtgt đối với các công ty tnhh trên địa bàn tp vinh (Trang 65 - 71)