Nghĩa của vấn đề này trong đấu tranh, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều ở cán bộ hiện nay

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi ôn tập môn triết học duy vật biện chứng (Trang 40 - 42)

Tri thức kinh nghiệm là những tri thức được chủ thể thu nhận trực tiếp trong

quá trình hoạt động thực tiễn. Tri thức kinh nghiệm hết sức quan trọng trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới. Nó giúp cho con người kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình, giúp cho con người có được những quyết định nhanh chóng và đáng tin cậy trong một phạm vi nhất định, trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định.

Tuy nhiên, nhìn chung những tri thức kinh nghiệm thường chỉ mới là sự khái quát ban đầu và trong một phạm vi hẹp, thường chỉ mới là sự phản ánh sự vật trong những hoàn cảnh cụ thể, cục bộ riêng biệt, và trong nhiều trường hợp, tri thức kinh nghiệm chỉ mới phản ánh được cái bề ngoài, cái ngẫu nhiên. Chính vì vậy, tri thức kinh nghiệm chưa đi sâu vào bản chất và quy luật của sự vật, chưa tạo thành một hệ thống tri thức chặt chẽ. Và cũng vì vậy, phạm vi áp dụng cũng như tính hướng dẫn, chỉ đạo của tri thức kinh nghiệm thường bị hạn chế trong một phạm vi hẹp.

Ở trình độ tri thức lý luận, tư duy đã vượt ra ngoài giới hạn của những tri thức kinh nghiệm. Lý luận là sự tổng kết, là sự khái quát những kinh nghiệm thực tiễn bằng hệ thống những khái niệm, phạm trù, những nguyên lý và quy luật phản ánh sự vận động và phát triển cuiar sự vật mà ta nghiên cứu.

Tri thức lý luận có tính trừu tượng và khái quát cao; nó đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất và quy luật của sự vật; nó có tính hệ thống chặt chẽ. Chính vì vậy, phạm vi áp dụng cũng như tính hướng dẫn, chỉ đạo của tri thức lý luận có một phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều so với tri thức kinh nghiệm. Chỉ có những tri thức lý luận mới làm cho hoạt động của con người trở nên chủ động, tránh được tình trạng mò mẫm, tự phát.

Tuy tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận có một số đặc điểm khác nhau, nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ. Nói đến mối quan hệ giữa trình độ kinh nghiệm và trình độ lý luận, về thực chất cũng chính là quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và lý luận, nói đến sự thống nhất giữa thực tiễn và lý luận.

Kinh nghiệm thực tiễn có vai trò rất quan trọng đối với lý luận. Kinh nghiệm là cơ sở để tổng kết, khái quát thành lý luận. Kinh nghiệm là căn cứ để chúng ta không ngừng xem xét lại, bổ sung, sửa đổi, phát triển lý luận. Tri thức lý luận hinh thành từ sự tổng kết, khái quát kinh nghiệm, nhưng lại phải thông qua tư duy trừu tượng của cá nhân nhà lý luận, cho nên nó cũng chứa đựng khả năng không chính xác, xa rời thực tiễn. Vì vậy, tri thức lý luận phải được thể nghiệm trong thực tiễn

để khẳng định, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện. Mặt khác, lý luận một khi đã được hình thành thì nó không phải thụ động mà có vai trò độc lập tương đối của nó. Lý luận tác động trở lại đối với thực tiễn, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động thực tiễn, dự báo, dự đoán tình hình và phương hướng hoạt động thực tiễn trong tương lai …

Chúng ta coi trọng những kinh nghiệm thực tiễn và không ngừng tích lũy vốn kinh nghiệm quý báu đó. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở trình độ kinh nghiệm, chỉ dựa vào những hiểu biết ở trình độ kinh nghiệm, thỏa mãn với vốn liếng của bản thân, coi kinh nghiệm là tất cả, tuyệt đối hóa kinh nghiệm, đồng thời coi nhẹ lý luận, không chịu học tập, nghiên cứu lý luận, ít am hiểu lý luận, không chịu vươn lên để nắm lý luận, không quan tâm tổng kết kinh nghiệm để đề xuất lý luận, v.v.. thì dễ mắc bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa.

Mặt khác, thái độ thực sự coi trọng lý luận đòi hỏi ngăn ngừa chủ nghĩa giáo điều. Nếu tuyệt đối hóa lý luận, coi thường kinh nghiệm thực tiễn, coi lý luận bất di, bất dịch, nắm lý luận chỉ dừng lại ở những nguyên lý chung trừu tượng, không chú ý đến những hoàn cảnh lịch sử - cụ thể của sự vận dụng lý luận v.v.. thì sẽ mắc bệnh giáo điều.

Thực chất những sai lầm của bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều là vi phạm sự thống nhất giữa thực tiễn và lý luận.

Đề 6. Trong tác phẩm: "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán", V.I.Lênin viết: "Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức".

Đồng chí hãy giải thích luận điểm trên và nói ý nghĩa của vấn đề này trong việc khắc phục bệnh giáo điều ở nước ta hiện nay

TRẢ LỜI

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi ôn tập môn triết học duy vật biện chứng (Trang 40 - 42)