Ảnh hưởng của sóng siêu âm đến hoạt động enzym α-Amylase và kích thích nẩy mầm của lúa mạch trên tạp chí quốc tế hóa học và sinh học (2008) do M.Yaldagard và cộng sự thực hiện. Trong nghiên cứu nhóm tác giả thực hiện các thí nghiệm tại tần số trên 20 kHz ở 3 cường độ siêu âm khác nhau (20, 60 và 100% thiết lập từ tổng công suất của thiết bị) và thời gian (5, 10 và 15 phút) ở nhiệt độ không đổi (30oC). Kết quả cho thấy giai đoạn nẩy mầm được rút ngắn xuống còn 4 - 5 ngày tùy thuộc vào cường độ siêu âm và tiếp xúc thời gian để sóng siêu âm. Để xác định ảnh hưởng của các thông số lên enzyme, tác giả sử dụng phương pháp khảo nghiệm Fuwa dựa trên màu xanh bị giảm khi cho iot vào tinh bột cho thấy hoạt động của enzym.
Ảnh hưởng của nẩy mầm hạt đến hàm lượng phenolic và hoạt động chống oxy hóa trong đậu chickpea trên Tạp chí nghiên cứu dược phẩm Iran (2012) do Babak Ghiassi Tarzia và cộng sự. Trong nghiên cứu tác giả thực hiện ở 200g hạt giống ngâm trong 1000ml sodium hypochlorite 0,07% rồi ngâm 1000ml nước cất trong 5 giờ trong 30 phút lắc một lần. Đậu nẩy mầm ở 20°C, độ ẩm tương đối 99% trong bóng tối trong vòng 5 ngày, năng lực nẩy mầm được đánh giá là cao nhất ở độ ẩm 95%. Quá trình chiết xuất hợp chất phenolic trong ba dung môi khác nhau là acetone, hexane and methanolic ở hạt đậu chưa nẩy mầm và đậu đã nẩy mầm. Kết quả cho thấy hàm lượng phenolic tăng khi đậu nẩy mầm và trích ly bằng aceton. Hàm lượng phenolic được đo bằng phương pháp đo màu với thuốc thử Folin Ciocalteau.
Ảnh hưởng của sóng siêu âm đến nẩy mầm của hạt hướng dương, bài viết được đăng trên tạp chí Học viện khoa học kỹ thuật công nghệ thế giới lần thứ 73 năm 2013 do Thitiporn Machikowa và cộng sự thực hiện. Trong nghiên cứu tác giả thực hiện sóng siêu âm tác động lên 50 hạt hướng dương, Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 1 nhân tố, 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Tất cả các thí nghiệm được thực hiện ở tần số 40kHz với cường độ 40, 60, 80 và 100% của siêu âm với công suất máy phát điện (250W) ở các khoảng thời
gian là 5, 10, 15 và 20 phút ở cùng một nhiệt độ 30oC. Sau đó đem hạt đi ủ bằng khăn ở nhiệt độ 25oC, độ ẩm 95%. Các số liệu về tỷ lệ phần trăm hạt nẩy mầm, năng lực nẩy mầm độ dài của thân và gốc được thí nghiệm cho thấy năng lực nẩy mầm là khác nhau ở mỗi cường độ siêu âm. Cường độ siêu âm ở 40% và 60% cho kết quả cao hơn 80% và 100% ở thời gian là 10 phút.