1. 2.5 Tình hình nghiên cứu về cây Hedychium coronarium tại Việt Nam
1.2.6. Ứng dụng của cây ngải tiên Hedychium coronarium Koenig
Cây Ngải tiên ngày nay được trồng nhiều nơi trên thế giới với mục đích làm cảnh và lấy tinh dầu thân rễ để làm nước hoa và làm thuốc [1]. Thân rễ và quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng khu phong trừ thấp, ôn trung tán hàn, thường được dùng chữa đau bụng lạnh, bụng đầy trướng, tiêu hoá kém, đau mình mẩy phong thấp, nhức mỏi gân xương, cảm sốt, chữa rắn cắn. Tinh dầu thân rễ có tính gây trung tiện, trừ giun. Tinh dầu của hoa là một loại hương liệu cao cấp [3]. Giá trị làm thuốc của Ngải tiên đã có một số công trình ghi nhận [1,3]. Các thân rễ được sử dụng như một thuốc giải nhiệt, thuốc bổ và đặc trị các bệnh về thấp khớp. Các phần chiết từ thân cây được sử dụng trị các bệnh sưng, đau.[20] Các thân rễ của H. coronarium ("Tuqianghuo" trong tiếng Trung Quốc) đã được sử dụng điều trị nhức đầu, tiểu đường cấp và rất tốt cho bệnh thấp khớp theo y học cổ truyền Trung Quốc , trong khi nó cũng được sử dụng như giải nhiê ̣t, thuốc bổ, phấn khích và chống thấp khớp trong hệ thống Ayurvedic của y học cổ truyền Ấn Độ (Jain et al, 1995) . [22]
Một số bài thuốc dân gian từ Hedychium coronarium
Nụ non và hoa ăn được. Được sử dụng trong hương liệu. Trong hoa chứa 0,05- 0,07% một chất sánh với mùi thơm gia vị, cho ra 50-57,8% một chất dầu đặc. Nếu chưng cất bằng hơi nước, chất đông đặc và chất dầu này sẽ cho tinh dầu (hàm lượng 19%) có giá trị cao trong hương liệu. Tinh dầu thường được dùng chữa đau bụng. Thân rễ khô 6-12g sắc uống hoặc tán bột uống. Cũng dùng chữa rắn cắn: Lấy thân rễ tươi giã lấy nước uống, bã đắp.
Ở Hawaii cây được dùng làm thuốc trị thối mũi.
Rễ cây tán bột được dùng làm thuốc hạ nhiệt ở Ấn Độ.
Ở Môluyc, người ta dùng làm thuốc súc miệng; cũng dùng làm thuốc trị tê thấp. Ở Ấn Độ, tinh dầu cũng được sử dụng làm thuốc trị giun.
Trong y học Trung Quốc, được sử dụng cho nhức đầu, đau viêm, thấp khớp. Ở Vân Nam (Trung Quốc), thân rễ trị đòn ngã tổn thương, phong thấp gân cốt nhức mỏi,
36
cảm mạo đau mình mẩy, bạch đới nóng lạnh. Quả dùng trị dạ dày bụng đầy trướng, ăn uống không tiêu.
Dùng phần nước sắc uống của thân cây gần thân rễ được sử dụng như một súc miệng cho viêm amiđan, hoặc viêm răng lợi. .
Nước ép của thân cây được áp dụng bên ngoài cho những vết sưng đau.
Tại Ấn Độ, được gọi là Gulbakawali Ark, được sử dụng như là thuốc bổ mắt và để ngăn chặn đục thủy tinh thể ở mắt.
Tại Thái Lan, lá luộc được áp dụng để giảm các khớp cứng và đau.
Ở khắp nơi, những bông hoa thơm phổ biến trong việc tạo ra vòng hoa và bó hoa cô dâu.[27]
37
CHƢƠNG 2: ĐỀ TÀI, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM