CÒN NHẮC ĐẾN TÍN NGƯỠNG MÀ Ở TRONG XÃ HỘI THÌ NÓ CÒN RẤT NHIỀU ĐIỀU PHỨC TẠP MÀ ĐÃ VÀ ĐANG ĐƯỢC ĐẢNG

Một phần của tài liệu VĂN HÓA VÀ TĨN NGƯỠNG (Trang 33 - 35)

NÓ CÒN RẤT NHIỀU ĐIỀU PHỨC TẠP MÀ ĐÃ VÀ ĐANG ĐƯỢC ĐẢNG TA CHÚ Ý VÀ GIẢI QUYẾT.

Việt Nam là một nước đa dân tộc, trong nước ta hiện nay có khoảng 54 dân tộc sinh sống và làm việc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm tới 8 triệu người, bằng 13% (1993) dân tộc cả nước.

Khi mà chúng ta nhắc đến các ngành khoa học, các con người dân tộc, chính sách, hướng phát triển của tín ngưỡng các dân tộc thiểu số thì ta nhận thấy rằng giữa các dân tộc thiểu số có số dân không đều, phân bố rất lộn xộn, phân tán… có sự chênh lệch về trình độ học thức. Mặt khác lại còn khó khăn về kinh tế - xã hội. Vậy thì vấn đề tín ngưỡng của dân tộc Mường là một vấn đề khá nóng bỏng và được nhiều người chú ý đến nhưng lại ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ở đây em muốn đưa ra một số kiến nghị - đề xuất của mình dựa trên quá trình tìm hiểu (tham khảo) sách vở và ý kiến của nhiều nhà khoa học khác nhau.

Trước hết là trong xã hội nước ta hiện nay luôn luôn tồn tại ranh giới giữa tín ngưỡng và mê tín, tuy nó rất mong manh và không thể nhìn thấy, sờ thấy, nghe thấy và nó là yếu tố của đời sống tâm linh của con người. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn những yếu tố mê tín được đan cài trong vấn đề xã hội mà đặc biệt là lễ hội dân gian, dưới dạng ký sinh vào lễ hội.

Nổi lên trong xã hội còn xuất hiện nhiều hiện tượng hầu bóng, lên đồng trong các lễ hội dân gian làm ảnh hưởng đến đời sống tâm linh - các quan niệm về các vị thần linh đây là một vấn đề rất khó phân biệt mà cũng là một hiện

tượng mà đang xảy ra nhiều tranh luận, là mê tín hay không mê tín. Đó là một hiện tượng tín ngưỡng có nhiều phức tạp và bí ẩn,cần phải nghiên cứu, xem xét một cách khoa học. Ngoài ra còn phương pháp nhập thần (hồn của thần linh hoặc người chết vào thể xác của người sống). Trong xã hội hiện nay hiện tượng này rất phổ biến, đặc biệt là đối với những người nào mà rơi vào tình trạng suy sụp tinh thần. Đi xem bói nó là các hiện tượng mê tín dị đoan mang tính chất hủ tục, đó là việc một số người lợi dụng tín ngưỡng dân gian để buôn thần bán thánh, mưu cầu trục lợi chứ không phải là đáp ứng nhu cầu tự thân của tâm linh, của lòng tin. Đặc biệt trong lúc lên đồng, người ta đã lợi dụng để phán bảo gia chủ phải chuẩn bị cái này, chuẩn bị cái kia, nhất là hình thức nhập hồn… Đó là hàng loạt các hình thức mê tín dị đoan đã và đang ký sinh trong đó nếu chúng ta (con người) mà không có những hành động thì khó mà thoát hỏi tình trạng mê tín - Đây là một hiện tượng khá phổ biến của dân tộc Mường, dù là ở Hoà Bình hay Thanh Hoá, Phú Thọ…

Để hạn chế và dần đưa con người đi đúng quỹ đạo của mình thì việc đề ra các chính sách là cực kỳ cần thiết cho đất nước (nhà nước) ta hiện nay.

+ Đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá đúng về vấn đề này, cần thiết thì lập các hội đồng đánh giá, cần phải có những văn bản pháp quy là cơ sở để đưa nó vào cuộc sống, lập ra những quy trình cụ thể để vẫn đảm bảo cho tín ngưỡng phát triển lâu bền.

+ Cần phải có các chính sách thuận lợi (ưu tiên) cho dân tộc ít người và đặc biệt là cho các dân tộc khó khăn trong đó có dân tộc Mường, làm sao để vấn đề này không được mai một, hoặc mất tên trong danh sách các vấn đề cần quan tâm của dân tộc thiểu số nói chung, nâng cao đời sống các dân tộc ít người xa xôi, hẻo lánh, cơ sở kháng chiến cũ… chú ý đến việc di dân để đảm bảo không bị mai một và pha tạp các loại tín ngưỡng không tốt.

+ Tăng cường phổ cập chữ quốc ngữ cho nhân dân các đồng bào dân tộc thiểu số ; duy trì tiếng nói riêng của dân tộc mình, còn đối với các dân tộc chưa có chữ viết, cụ thể là đối với dân tộc Mường thì trên nguyên tắc bình đẳng giữa

các dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mỗi dân tộc trong quốc gia đều có chữ viết riêng cho mình (tức tự lựa chọn).

+ Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu các hình thức tín ngưỡng ở địa phương mang tính cấp thiết đối với vấn đề tín ngưỡng hiện nay ở các dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Mường, do chưa được hiểu cho lắm về chữ viết và các phương tiện kỹthuật.

Một phần của tài liệu VĂN HÓA VÀ TĨN NGƯỠNG (Trang 33 - 35)