NGHĨA CỦA TÍN NGƯỠNG ĐỐI VỚI DÂN TỘC MƯỜNG (KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI…)

Một phần của tài liệu VĂN HÓA VÀ TĨN NGƯỠNG (Trang 25 - 28)

(KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI…)

Như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : “Đảng ta có chính sách dân tộc đúng đắn, cho nên đã phát huy được truyền thống đoàn kết và yêu nước rất vẻ vang của dân tộc ta …. Phải đoàn kết chặt chẽ giữa các đồng bào lương và đồng

bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đớiongs hoà thuận, ấm nó, xây dựng tổ quốc. Phải chấp hành đúng chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng đối với tất cả các tôn giáo. Ở những vùng tôn giáo có nhiều hợp tác xã nông nghiệp phát triển khá tốt. Nhưng ở một vài nơi, vì có kẻ xấu phản tuyên truyền cho nên một số xã viên thu nhập kém … nguyện vọng của đồng bào giáo dân là “phần xác no ấm, phần hồn thong dong”. Muốn được như thế thì phải ra sức củng cố hợp tác xã, phát triển sản xuất, tăng thu nhập xã viên. Đồng thời phải đảm bảo tín ngưỡng tự do. Nhưng hoạt động tôn giáo không được cản trở sản xuất của nhân dân, không được trái với chính sách pháp luật của Nhà nước”(1) .

Đúng như vậy, tín ngưỡng và lễ hội là một cặp phạm trù mang tính chất tương hỗ. Trong lễ hội bao giờ cũng chứa đựng tín ngưỡng, nhưng tín ngưỡng không chri được thể hiện trong lễ hội. Có thể nói rằng đây là cặp phạm trù không thể tách rới nhau, nhưng phạm vi biểu hiện không hề giống nhau. Lễ hội chính là không gian xã hội để cho tín ngưỡng thể hiện, xét về cấu trúc thì lễ hội là hình thức, còn tín ngưỡng là nội dung. Trong lễ hội thì phần lễ chính là phần thể hiện tín ngưỡng của con người đối với hiện thực khách quan, còn hội là phần đời, phần tục.

Như một nhà văn hoá người Nga M.Bacchie đã từng nói “Thực chất lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới nhiều hình thức lễ tế và trò diễn, đó là cuộc sống lao động cư dân. Tuy nhiên bản thân cuộc sống không thể trở thành lễ hội được nếu như chính nó không được thăng hoa liên kết và quy tụ thành thế giới tâm linh, tư tưởng và các biểu tượng vượt lên trên thế giới của những phương tiện và điều kiện tất yếu. Đó là thế giới là cuộc sống.

Cuộc sống thứ hai thoát li tạm thời thực tại hữu hiệu, đạt tới hiện thực lý tưởng mà ở đó mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ, lung linh siêu việtvà cao cả” (1) . Từ đó mà theo em thì trong các lễ hội nó tồn tại một số loại ý nghĩa mà thực chất là nội dung thể hiện tín ngưỡng của dân tộc Mường.

(1)Hồ Chí Minh - B i nói chuyà ện tại lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác mặt trận, 8-1962

(1) M.Bactrie, sáng tác của Rabơle cổ v phà ục hưng, Nxb Khoa học, Matxcơva, 1990 (bảng tiếng Nga).

+ Giá trị cộng động - ý nghĩa cộng động : Lễ hội là một hoạt động tín ngưỡng, mang tính tập thể cao của các dân tộc nói chung và của dân tộc Mường nói riêng. Mặt khác nó được duy trì trên nền của tín ngưỡng, tôn giáo của một dân tộc. Một tộc người. Nhìn trên lát cắt đồng đại về tín ngưỡng của dân tộc Mường ở (Hoà Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ…) thì ta thấy rằng từ xưa thì mọi người, mọi gia đình đều đóng góp lễ vật của mình hoặc gia đình mình để dâng cho thần linh và qua quá trình thờ cúng với một khoảng thời gian quy định, thì các lễ vật lại được chia cho mọi người để lấy may với tư tưởng (được thần phù hộ). Tất cả những tục lệ đó của dân tộc Mường đã tạo ra được giá trị cộng đồng- ý nghĩa cộng đồng của tín ngưỡng của dân tộc Mường.

+ Ý nghĩa giáo dục : Tín ngưỡng là hoạt động tinh thần để thể hiện tình cảm của con người với thần thánh, tổ tiên để cầu mong mọi lực lượng siêu nhân phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, nghề nghiệp phát đạt, con người khoẻ mạnh bình an. Qua các hình thức của một lễ hội thì nó bao giờ cũng hàm chứa nhắc nhở mọi thành viên của mọi tộc người hay một nhỏ người hãy luôn luôn giữ lấy cái đạo lí của ông cha về tinh thần lạc quan và yêu lao động… và từ đó nó giúp con người nhận ra được các trách nhiệm của mình và không ngừng cố gắng, đặc biệt là tầng lớp thanh niên.

+ Ý nghĩa văn hoá tâm linh : Có thể nói rằng để đáp ứng được đời sống văn hoá tâm linh của dân tộc Mường, thì trong quá trình lao động, sáng tạo, để đáp ứng cho những nhu cầu trong cuộc sống và dần làm tăng đời sống chung của dân tộc Mường nói riêng. Để tạo ra giá trị văn hoá vào thế giới tâm linh, thế giới hữu hình thì con người đã phải trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử và không ít trường hợp con người phải bó tay (đầu hàng) trước sức mạnh của tự nhiên mà phải nhờ đến sự phù hộ che chở của tổ tiên, dòng tộc, thành hoàng các vị thần linh khác trong cuộc sống và trong sản xuất… Họ cầu mong thần linh phù họ cho cuộc sống bình an, cây trồng bội thu, có thành công trong nghê nghiệp, đi rừng thu được nhiều chiến lợi phẩm. Đúng vậy chỉ thông qua lễ hội, các hoạt động tâm linh khác thì mới làm thoá mòn được đời sống tinh thần của nhân dân

ta. Qua nhiều hoạt động khác nhau thì hoạt động, các tín ngưỡng của dân tộc Mường ngày càng được nhiều người biết đến (Du lịch).

Một phần của tài liệu VĂN HÓA VÀ TĨN NGƯỠNG (Trang 25 - 28)