ta cĩ nên bắt chước khơng ?”
- “Nhật Bản thưở trước vẫn theo văn minh của nước Tàu mà bây giớ thay đổi thĩi cũ theo nước Thái Tây, thì dẫu là cĩ nên phú cường, về sau cũng hố ra lồi mọi rợ”. cũ theo nước Thái Tây, thì dẫu là cĩ nên phú cường, về sau cũng hố ra lồi mọi rợ”.
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng B, năm 1997)
Hướng dẫn làm bài
- Trong bài thi văn sách của khoa thi Đình năm 1876 cĩ một câu hỏi “Nước Nhật Bản theo học các nước Thái Tây mà nên được phú cường. Vậy nước ta cĩ nên bắt chước khơng ?” và nhất loạt đa số các nho sĩ đều cĩ câu trả lời “Nhật Bản thưở trước vẫn theo văn minh của nước Tàu mà bây giớ thay đổi thĩi cũ theo nước Thái Tây, thì dẫu là cĩ nên phú cường, về sau cũng hố ra lồi mọi rợ”.
- Qua câu hỏi và câu trả lời chúng ta thấy rõ rằng triều đình nhà Nguyễn đang do dự, một phần nhận thức được nếu cải cách đất nước theo Nhật Bản thì cĩ thể trở nên phú cường và hơn thế nữa chỉ cĩ cải cách thì mới cĩ thể đương đầu với các cuộc tấn cơng ngày càng dồn đập cuả kẻ thù. Thế nhưng, ngược lại các nho sĩ lại đa số cĩ câu trả lời như đã nêu trên. Cĩ thể nĩi, các nho sĩ phần lớn đều được sinh ra trong gia đình quan lại phong kiến hoặc ít nhất đều được giáo dục, tư duy vấn đề trong khuơn khổ của Nho giáo. Trong Nho giáo cĩ nhiều giá trị tinh hoa song cũng cĩ những tư tưởng khơng ít hạn chế so với thời đại. Do đĩ, họ đã ít nhiều ảnh hưởng bởi những tư tưởng thủ cựu, lạc hậu, chậm đổi mới tư tưởng, chưa nhận thức được tầm quan trọng của cải cách – đổi mới. Điều này chứng tỏ, triều đình và các nho sĩ đã chủ trương theo con đường thúc thủ đợi chờ, duy trì chế độ phong kiến để bảo vệ quyền lợi giai cấp của mình.
- Triều đình cũng mang nặng tư tưởng thủ cựu, lạc hậu, muốn duy trì chế độ quân chủ chuyên chê vĩnh viễn, song phải kể đến trong triều đình rõ ràng khơng phải tất cả mọi người đều những tư tưởng ấy. Qua câu hỏi, chúng ta thấy rõ một số người đã cĩ tư duy đổi mới – cải cách đất nước theo gương Nhật Bản, thế nhưng vẫn cịn do dự. Lúc bấy giờ tư tưởng thủ cựu trong triều đình quá đơng đảo nên những tư tưởng cải cách này khĩ cĩ thể thực hiện được.
- Nhà Nguyễn cũng nhận thức và thừa nhận được tầm quan trọng của những đề nghị cải cách...song vì quyền lợi ích kĩ của giai cấp đã từ chối. Đĩ là điều đáng tiếc, nhà Nguyễn đã bỏ lỡ cơ hội cĩ thể làm cho nước ta thốt khỏi nạn xâm lăng.
Câu 2. Tại sao trong những điều kiện, bối cảnh, khơng gian, thời gian và thách thức tương tự Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, vương quốc Xiêm đã thực hiện thành cơng tư tưởng cải cách, trong khi những tư tưởng canh tân ở Việt Nam lại khơng được hiện thực hố ?
Hướng dẫn làm bài
- Cơng cuộc cải cách ở Xiêm và những đề nghị canh tân đất nước ở Việt Nam tuy diễn ra trong cùng một thời kỳ, khi mà chủ nghĩa thực dân phương Tây đang cĩ nhu cầu và âm mưu mở rộng ảnh hưởng, tìm kiếm thị trường phục vụ cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng ở vào những thời điểm khác nhau. Nếu như ở Xiêm, nhà nước trung ương tập quyền đã được xây dựng và củng cố từ giữa thế kỷ XVIII thì quá trình này ở Việt Nam chỉ mới hồn thành vào đầu thế kỷ XIX.
- Những cơ sở chính trị, kinh tế, văn hố xã hội, giáo dục của vương quốc Xiêm so với Việt Nam vào thế kỷ XIX cĩ nhiều thuận lợi hơn cho việc hình thành, phát triển và thực hiện các chủ trương cải cách. Mặc dù cả Xiêm và Việt Nam đều là chế độ phong kiến trung ương tập quyền, nhưng so với Việt Nam, xã hội Xiêm là một xã hội thống nhất, cởi mở hơn. Tuy nền kinh tế của cả hai nước đều lấy canh tác nơng nghiệp làm cơ sở phát triển, nhưng yếu tố hàng hố, thị trường ở Xiêm phát triển mạnh hơn nhiều so với Việt Nam. Nĩi tĩm lại, ở Xiêm, những tiền đề cho xu hướng cải cách được định hình và phát triển đầy đủ hơn so với ở Việt Nam.
- Tầng lớp lãnh đạo tối cao, mà đại diện là các ơng vua từ Rama I đến Rama V và các quan chức cao cấp trong bộ máy hành chính, vừa là những người chủ xướng đưa ra ý tưởng, vừa là những người cĩ quyền lực để thực thi những chủ trương đĩ. Tầng lớp này được đào tạo, bồi dưỡng một cách chủ động, phát huy được tính kế thừa, tiếp diễn, tạo thành một lực lượng và sức mạnh chủ đạo, vượt trội, cĩ khả năng lãnh đạo cải cách đi đến thắng lợi. Trong khi ở Việt Nam, lực lượng cải cách ít về số lượng, kém về chất lượng. Trong triều đình nhà Nguyễn, chưa cĩ sự đồng thuận từ trên xuống dưới, sự ủng hộ của đơng đảo dân chúng, nhân dân nên khơng thể thực hiện. Bên cạnh đĩ, triều đình nhà Nguyễn mà đứng đầu là vua Tự Đức bảo thủ, cĩ chấp, khư khư ơm lấy cái cũ, khơng chịu đổi mới, cĩ bản điều trần khi đưa ra bàn luận đã bị các quan lại trong triều phê là chưa hợp thời thế. Cĩ bản được vua khen là hay nhưng rồi lại để đấy, khơng làm gì. Cĩ những bản điều trần sâu sắc, cĩ tình cĩ lý (như điều trần của Nguyễn Trường Tộ) được nhiều người tán đồng thì triều đình chỉ cho thi hành chiếu lệ và khơng căn bản, rốt cuộc cơ hội duy tân đã bị bỏ qua. Triều đình nhà Nguyễn lẽ ra phải chủ động cải cách (như Thiên hồng Minh Trị ở Nhật, Rama V ở Xiêm) song lại cự tuyệt cải cách.
- Trong quan hệ quốc tế, tầng lớp lãnh đạo Xiêm cĩ nhận thức đúng đắn về tình hình khu vực và quốc tế, biết tận dụng một cách triệt để thời cơ, biết khai thác mâu thuẫn giữa các đối thủ, biết hy sinh những lợi ích trước mắt, phục vụ cho những mục tiêu lâu dài. (Xiêm thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, nước Xiêm vừa lợi dụng được vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực đế quốc Anh – Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc – vốn là lãnh thổ của Campuchia, Lào và Mã Lai). Trên cơ sở đĩ, họ đã đề ra đường lối đối ngoại phù hợp, cởi mở, thực dụng.
Tĩm lại, trong bối cảnh chung của châu Á, Thái Lan đã thực hiện một đường lối cải cách, chính nhờ đĩ mà Thái Lan thốt khỏi thân phận thuộc địa, giữ được độc lập. Trong khi đĩ, những đề nghị cải cách ở Việt Nam khơng được thực hiện dẫn đến hậu quả Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp.
Câu 3. Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã cĩ những đề nghị cải cách gì? Đánh giá vị trí của tư tưởng cải cách trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ nửa cuối thế kỉ XIX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Hướng dẫn làm bài
a) Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ :
- Nửa sau thế kỉ XIX, kinh tế – xã hội Việt Nam khủng hoảng nghiêm trọng…Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã viết hàng loạt đề nghị cĩ tầm chiến lược nhằm canh tân đất nước. Hơn sáu mươi di thảo của Nguyễn Trường Tộ đã đề cập đủ mọi lĩnh vực, các mặt chủ yếu:
Về mặt kinh tế : Mở mang buơn bán trong nước và giao thương với nước ngồi, phát triển cơng thương.
Về mặt khoa học : Phát triển khoa học cơng nghệ, đặc biệt là coi trọng việc chuyển giao cơng nghệ.
Về mặt văn hĩa – giáo dục : đề xuất cải cách phong tục, chủ trương coi trọng dân, sửa đổi chế độ thi cử mở mang việc học hành, thay đổi nội dung giáo dục...(cử người đi đào tạo về sửa chữa thuyền máy”, “đào tạo chuyên viên về mỏ", “gửi người sang Pháp học kỹ thuật", “gửi sinh viên sang Singapore học sinh ngữ”...)
Về mặt ngoại giao: khuyên triều đình nên ngoại giao trực tiếp với chính phủ Pháp, khéo léo chọn thời cơ lấy lại 6 tỉnh Nam Kỳ, xác lập "tư thế làm chủ đĩn khách"....
Về mặt quân sự : khuyên triều đình cải tu võ bị, trọng võ trọng văn, ưu ái người lính, biên soạn binh pháp, đào tạo sĩ quan, mua sắm tàu thuyền vũ khí, xây dựng phịng tuyến...
b) Đánh giá vị trí của tư tưởng cải cách trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ nửa cuối thế kỉ XIX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. thế kỉ XIX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Cuối thế kỉ XIX : Các đề nghị cải cách đều xuất phát từ lịng yêu nước, tư tưởng tiến bộ, duy tân, phát triển đất nước, mong muốn làm cho dân giàu nước mạnh. Tuy vậy, hầu hết các đề nghị cải cách đều khơng được thực hiện, cơ hội duy tân đã bị bỏ qua. Cho dù vậy những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã cĩ tác dụng tấn cơng vào những tư tưởng bảo thủ và chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX. Tuy vậy, các tư tưởng chỉ đưa ra những chương trình canh tân trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
- Đầu thế kỉ XX, các nhà tư tưởng chủ trương giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, vạch trần chế độ phong kiến, đề nghị Pháp thay đổi chính sách cai trị... nổi lên hai gương mặt nổi bật là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Một loạt các phong trào vận động cải cách diễn ra sơi nổi với nhiều hình thức phong phú và đĩng gĩp quan trọng vào phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (Phong trào Đơng Du, phong trào Duy Tân, Đơng Kinh Nghĩa thục…).. Phong trào ra đời nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tồn diện của xã hội Việt Nam vào cuối thể kỉ XIX dẫn đến mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp lồng vào nhau phát triển đến độ cao khi mà tình thế cách mạng cịn chưa chín muồi. Cĩ thể thấy, vào thời điểm này, cải cách đã được đặt ra như một phương thức để thay đổi hẳn thể chế xã hội, xây dựng một xã hội mới mà quyền lực thuộc về dân.
Vị trí : Cải cách, đổi mới để phát triển đất nước là xu thế tất yếu trong lịch sử. Cải cách, đổi mới, cách mạng là những biện pháp mà dân tộc nào cũng cần vận dụng để giải quyết các cuộc khủng khoảng xã hội, đẩy mạnh tiến bộ xã hội. Tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX xuất hiện trước yêu cầu cứu nước và nhằm mục đích cứu nước. Đây là quá trình phát triển, hồn thiện của tư tưởng canh tân Việt Nam trong thời cận đại, thể hiện nhận thức mới của người Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đĩ là sự phát triển mới của tư duy Việt.
Chuyên đề 3 :
PHONG TRAØO CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
PHẦN I : KIẾN THỨC CƠ BẢN