Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của ngựa Bạch thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mức phân đạm đến năng suất, chất lượng của cỏ panicummaxcimum cv hamil , brachiria mulato 2 và sử dụng chúng trong chăn nuôi ngựa bạch giai đoạn 7 – 12 tháng tuổi (Trang 78 - 102)

2. Đề nghị

3.11.Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của ngựa Bạch thí nghiệm

Giai đoạn sinh trƣởng (Tháng thí nghiệm) Lô II.1 (Ngựa sử dụng cỏ P.hamill) Lô II.2 (Ngựa sử dụng cỏ B.mulato 2) ) (%) ) (%) 1 218,31a 8,76 134,77b 5,47 2 248,71a 9,12 164,72b 6,33 3 274,33a 9,18 208,66a 7,47 4 354,66a 10,72 264,49a 8,73 TB 273,83a 9,44 192,66b 7,00

Ghi chú: Các giá trị trong cùng 1 hàng ngang của mỗi chỉ tiêu có chữ cái khác nhau có sự sai khác (P < 0,05)

Qua các tháng thí nghiệm ngựa Bạch đều tăng khối lượng tuyệt đối phù hợp với quy luật của ngựa sau cai sữa là tháng đầu tiên sau cai sữa tăng khối lượng thấp nhất, với lô II.1 chăn ngựa với cỏ P. hamilll cho tăng khối lượng tuyệt đối tháng thứ nhất là 218,31 g/ con/ ngày và tăng dần đến tháng thí nghiệm cuối là 354,66 g/ con / ngày. Tương tự với ngựa Bạch lô II.2 nuôi bằng cỏ B. mulato 2 cho tăng khối lượng tuyệt đối phù hợp quy luật tháng đầu sau thí nghiệm ngựa Bạch tăng 134,77 g/ con/ ngày và tháng cuối kỳ thí nghiệm ngựa Bạch tăng 264,49 g/ con/ ngày. Theo Nguyễn Văn Đại và cs (2012)[17] ngựa Bạch nuôi sau cai sữa giai đoạn 7 - 8 tháng tăng khối lượng tuyệt đối đạt 235,77 g/ con/ngày, và thàng 10 - 11 tăng khối lượng tuyệt đối đạt 333, 87 g/ con /ngày. Cũng theo Lê Viết Ly (2000)[48] ngựa màu nội nuôi tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi, ngựa màu nội sau cai sữa có tháng đầu tiên tăng khối lượng tuyệt đối thấp nhất là 147,98 g/ con/ ngày, tháng thứ 2 sau cai sữa tăng dần và tháng 9 -10 tăng khối lượng tuyệt đối đạt 289,23 g/ con / ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua các tháng thí nghiệm ngựa Bạch tăng khối lượng tuyệt đối phù hợp với quy luật. Hai giống cỏ P. hamilll, B. mulato 2, sử dụng được cho ngựa Bạch, nhưng tăng khối lượng tuyệt đối ở lô II.1 ngựa Bạch tăng khối lượng tuyệt đối cao hơn đạt 273,83 g/ con/ ngày, ở lô II.2 ngựa Bạch sử dụng cỏ cho tăng khối lượng tuyệt đối thấp hơn đạt 192,55g/ con/ ngày. Kết quả tăng khối lượng tuyệt đối có sai khác giữa 2 lô thí nghiệm khi ngựa Bạch ăn cỏ là

P. hamill và ăn cỏ B. mulato 2.

- Sinh trưởng tương đối:

+ Với thí nghiệm trên ngựa Bạch có sinh trưởng tương đối đều tăng từ tháng thứ nhất sau thí nghiệm đến tháng thứ 4 ở cả 2 lô, lô thí nghiệm ngựa bạch sử dụng cỏ P. hamill cho tăng khối lượng tương đối ở tháng thứ nhất đạt 8,76%, tháng thứ 4 tăng cao nhất đạt 10,72%. Lô II.2 ngựa Bạch ăn cỏ B. mulato 2 cho tăng khối lượng tương đối tháng thứ nhất sau thí nghiệm tăng 5,47%, đến tháng thứ 2 sau thí nghiệm đạt 6,33% và tháng thứ 4 đạt 8,73%. Cả hai lô thí nghiệm đều cho giá trị sinh trưởng tương đối tăng dần, phù hợp quy luật, cao nhất tháng cuối cùng của thí nghiệm. Theo Nguyễn Hữu Trà và cs (2007) [64] ngựa Bạch nuôi tại Lạng Sơn, ở giai đoạn 7- 8 tháng tuổi đạt 7,05%, đến giai đoạn 11 - 12 tháng tuổi tăng tương đối đạt 10,78%, kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với tác giả đã nghiên cứu.

3.3.3. Kích thước một số chiều đo của ngựa Bạch

Ngựa Bạch cũng như các gia súc khác, khi tăng khối lượng cũng sẽ tăng kích thước một số chiều đo. Ở giai đoạn trưởng thành việc tăng kích thước thường chậm, khi tăng khối lượng thường được lấp đầy phần khung xương, ngựa sau cai sữa tăng kích thước một số chiều đo là chỉ số quan trọng báo hiệu cho khả năng sinh trưởng giai đoạn tiếp theo. Việc sử dụng cỏ P. hamill B. mulato 2 đã cho ngựa tăng khối lượng ở một số thời điểm phù

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hợp với quy luật, những kích thước một số chiều đo cho phép đánh giá ngựa tăng trưởng có bình thường hay không. Kích thước một số chiều đo của ngựa Bạch được trình bày ở bảng 3.12.

Bảng 3.12. Kích thƣớc một số chiều đo của ngựa Bạch TN (cm)

(tháng thí nghiệm) Lô II. 1 (Ngựa sử dụng cỏ P. hamill) Lô II.2 (Ngựa sử dụng cỏ B.mulato 2) CV VN DTC CV VN DTC Bắt đầu thí nghiệm 92,30 88,74 86,89 93,00 87,60 85,90 1 96,41a 97,23a 91,10a 95,53a 97,52a 90,44a 2 96,92a 98,10a 920,4a 96,72a 97,81a 92,01a 3 97,71a 98,81a 93,81a 97,61a 98,21a 94,71a 4 100,52a 99,52a 97,32a 98,21b 99,51a 97,02a

Ghi chú: Các giá trị trong cùng 1 hàng ngang của mỗi chỉ tiêu có chữ cái khác nhau có sự sai khác (P < 0,05)

- Ngựa Bạch được sử dụng cỏ P. hamill có chiều trong các tháng thí nghiệm đều tăng qua các kỳ đo (từ 92,30 cm - 100, 52 cm). Lô ngựa Bạch sử dụng B.mulato 2 cũng có chiều tăng (từ 93,00 cm - 98,21 cm ). Theo Đặng Đình Hanh và cs (2006) [29] ngựa Bạch sau cai sữa việc tăng chiều cao chậm hơn một số chiều đo khác, ở 6 tháng đạt 95,67 cm, tới 7 tháng đạt 96,33 cm. Chiều cao của ngựa Bạch ở cả hai lô phát triển phù hợp với quy luật nhưng ở lô ngựa Bạch sử dụng cỏ P. hamill có kích thước tăng cao hơn lô ngựa bạch sử dụng P.hamin. Ở tháng thí nghiệm thứ 4 chiều của ngựa bạch ở 2 lô thí nghiệm có sự sai khác về thống kê.

- Vòng ngực: Vòng ngực của ngựa tăng biểu hiện cho sức khoẻ ở giai đoạn sau cai sữa nhiều hơn các chỉ tiêu khác. Ở lô II.1 và lô II.2, số đo vòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngực của ngựa Bạch ở các tháng đều tăng (Lô: II.1 từ 88,24 cm - 99,52 cm;lô II.2: Từ 87,60 cm - 98,22 cm). Theo Nguyễn Hữu Trà và cs (2007) [64] ngựa Bạch nuôi ở hộ nông dân tại Chi Lăng - Lạng Sơn vòng ngựa ở 7 tháng tuổi đạt 97,33 cm, ở 10 tháng tuổi ngưa Bạch đạt 98,77 cm ( tương đương với tháng thứ 1 và tháng thứ 4 của ngựa thí nghiệm). Ngựa Bạch thí nghiệm sử dụng cỏ P. hamill và sử dụng cỏ B. mulato 2 có vòng ngực phát triển phù hợp quy luật là ngựa có sức khoẻ đảm bảo, giữa 2 lô không có sai khác về thống kê.

- Dài thân chéo: Chiều đo này của ngựa Bạch sau cai sữa cũng như các gia súc khác đánh giá khả năng phát triển tốt hay không ở giai đoạn tiếp theo. Theo quy luật chiều đo này tăng nhanh hơn các chiều đo và vòng ngực. Ở lô ngựa Bạch ăn cỏ P. hamill có số đo tăng dần từ 86,89 cm - 97,32 cm; lô ngựa bạch sử dụng cỏ B.mulato 2 cũng có số đo tương ứng 85,90 cm - 97,02 cm. Theo Nguyễn Hữu Trà, (2007) [64] dài thân chéo của ngựa Bạch nuôi tại trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi ở 7 tháng tuổi, ngựa đực và ngựa cái đạt 89,66 cm – 90,33 cm, đến 10 tháng tuổi dài thân chéo đạt 95,33 cm – 96,22 cm, ngựa Bạch tại huyện Chi Lăng- Tỉnh Lạng Sơn, ngựa Bạch 10 tháng tuổi con đực và con cái có chiều đo dài thân chéo là 94,23 cm - 95,20 cm. Dài thân chéo của ngựa Bạch khi được ăn cỏ P.hamillB. mulato 2, tăng chiều đo dài thân chéo phù hợp với quy luật, và không có sự sai khác về thống kê.

3.3.4. Tính hiệu quả kinh tế chăn nuôi ngựa Bạch sử dụng 2 giống cỏ thí nghiệm

3.3.4.1. Tiêu tốn thức ăn thô cho ngựa thí nghiệm

Ngựa thí nghiệm được bố trí sử dụng cỏ P.hamill và trồng đại trà ở giai đoạn 45 -55 ngày tuổi. Lượng cỏ ngựa Bạch sử dụng được và lượng vật chất khô đã tiêu tốn cho kg tăng khối lượng được trình bày tại bảng 3.13.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.13. Tiêu tồn thức ăn thô cho ngựa thí nghiệm

TT Chỉ tiêu ĐVT Lô 2.1 (Ngựa sử dụng cỏ P. hamill) Lô 2.2 (Ngựa sử dụng cỏ B.mulato 2)

1 Tiêu thụ cỏ tươi toàn kỳ kg/ con 1243,56 988,8

2 Số lượng cỏ tươi ăn được % 100 79,51

3 Tiêu thụ VCK toàn kỳ TN kg/ ngựa 268,24 184,02

4 Sản phẩm 1 ngựa tăng kg/ con 32,86 23,12

5 Tiêu tốn cỏ tươi kg cỏ tươi/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kg tăng KL

37,84 42,77

6 Tiêu tốn VCK kg cỏ/1 kg tăng KL 8,16 7,96

- Lượng thức ăn thô và vật chất khô ngựa Bạch nhận được từ lô II.1 sử dụng cỏ P. hamill là 1243,56 kg, ở lô II.2 sử dụng cỏ B.mulato 2 ngựa ăn được 988,8 kg, lượng thức ăn lô II.2 ăn được bằng 79,51% lượng thức ăn ngựa Bạch thu nhận được từ lô II.1.

- Lượng vật chất khô ngựa nhận được từ lô II.1 và lô II.2 cũng đạt tương ứng là 268,24 kg/con và 184,02 kg/con, lô II.1 ngựa Bạch thu nhận được lượng vật chất khô cao hơn.

- Tiêu tốn thức ăn tươi và vật chất khô cho ngựa thí nghiệm:

+ Trong thí nghiệm ở lô II.1 ngựa tăng khối lượng là 32,86 kg/ con, lô II.2 là 23,12 kg/ con; lô II.1 ngựa Bạch tăng khối lượng cao hơn lô II.2.

+ Tiêu tốn cỏ tươi và vật chất khô/ kg tăng khối lượng: Ở lô II.1 là 37,78 kg cỏ tươi/ kg tăng khối lượng, thấp hơn lô II.2 tiêu tốn thức ăn thô là 42,77 kg / kg tăng khối lượng. Tiêu tốn vật chất khô lô II.1 thấp hơn lô II.2.

Theo Từ Hoàng Chung (1980)[12] Chăn nuôi gia súc sự phối hợp tương tác giữa thức ăn thô và thức ăn tinh là nhu cầu thiết yếu cần có độ choán, các vitamin khoáng chất từ thức ăn thô và xanh bổ sung không thể thiếu khi phối hợp. Theo Đặng Đình Hanh (2002) [28] lượng thức ăn ngựa cai sữa ăn được từ cỏ B.mulato 2 tỷ lệ thu nhận thấp, chỉ bằng 85% cỏ TD 58, dẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đến tăng khối lượng của ngựa Bạch cũng thấp, dẫn đến tiêu tốn thức ăn thô và VCK tăng cao hơn loại cỏ khác.

3.3.4.2. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng 2 giống cỏ P. hamill và cỏ B.mulato 2 trong chăn nuôi ngựa Bạch trong chăn nuôi ngựa Bạch

Trong chăn nuôi để cấu thành giá thành sản xuất cho 1 kg ngựa tăng khối lượng ta cần tổng hợp chi phí cho chăn nuôi (lao động, vật tư, khấu hao khác) và quan trọng là chi phí của thức ăn chăn nuôi. Hiệu quả sử dụng chăn nuôi ngựa Bạch bằng hai giống cỏ được trình bày ở bảng sau.

Bảng 3.14. Sơ bộ hạnh toán kinh tế

TT Diễn giải ĐVT TN II. 1

(P. hamill)

TN II. 2 (B.mulato 2) 1 Chi cho ngựa Bạchsử dụng cỏ

1.1. - Số lượng cỏ ngưa Bạch đã ăn kg/con/ kỳ TN

1243,56 988,80

1.2. - Đơn giá 1 kg cỏ đ/ kg cỏ 828,23 699,14

1.3. - Tiền cỏ TN (1.1 x1.2) đ 1.029.668 691.171

1.4. Tổng chi CN ngựa Bạch đ 1.029.668 691.171

2 Thu sản phẩm sau thí nghiệm

2.1. - Khối lượng 1 ngựa tăng (kg) 32,86 23,12

2.2. - Đơn giá SP (đ/kg) 150.000 150.000

2.3. - Tổng tiền thu được (2.1 x2.2) (đ) 4.929.000 3.468.000

3 Cân đối

3.1. Thu - Chi đ/ngựa 3.899.332 2.776.829

3.2. So sánh. ( TN 1- TN 2) đ/ngựa 1.122.504

Qua kết quả trên cho thấy ngựa Bạch lô II.1 nuôi bằng cỏsử cỏ P. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hamill có chi phí giá đầu tư cho 1 ngựa cao hơn lô II.2 sử dụng cỏ B.mulato 2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

được nuôi bằng cỏ B.mulato 2 cho tăng khối lượng chỉ đạt 23,12kg/con. Với giá thành bán hiện nay của ngựa Bạch giống là 150.000đ/kg đã giúp cho thu lợi sau chi phí ở lô II.1 đạt 3.899.332 đ/con, còn lô II.2 là 2.776.829đ/ ngựa. Lô II.1 chăn cỏ P.hamill ngựa thích ăn và sử dụng được nhiều hơn, còn lô II.2 ngựa thu nhận được ít hơn đã có lợi nhuận chăn nuôi thấp hơn. Trong chăn nuôi ngựa Bạch nên khuyến cáo sử dụng cỏ P.hamill có hiệu quả và chất lượng con gống tốt hơn khi sử dụng cỏ B.mulato 2 chăn nuôi ngựa Bạch giai đoạn 7-12 tháng tuổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

1.Hai giống cỏ P.hamill, B.mulato 2 Được trồng với 3 mức bón đạm 0, 30, 50 kg N/ha/ lứa

* Cỏ P. hamill: Với mức bón đạm trên thì mức 50 kg N/ha/ lứa là tốt nhất, với 3 lứa cắt đã cho năng suất chất xanh đạt 42,06 tấn /ha, sản lượng vật chất khô đạt 9,18tấn/ ha và tổng sản lượng protein đat 0,89 tấn/ ha. Mức bón đạm giảm cũng cho năng suất chất xanh và giá trị dinh dưỡng giảm theo và thấp nhất nếu không được bón đạm.

* Cỏ B.mulato 2: Năng suất chất xanh và giá trị dinh dưỡng cũng được

tăng dần theo các mức bón đạm. Tốt nhất ở mức bón 50kg/ha/ lứa, với 3 lứa cắt đã cho năng suất chất xanh đạt 53,40 tấn, sản lượng vật chất khô đạt 9,33 tấn/ ha, sản lượng protein đạt 1,03 tấn/ha.

2. Khảo sát khả năng thu nhận thức ăn của ngựa Bạch sử dụng 2 giống P.hamill, B.mulato 2

Ngựa Bạch giai đoạn 7-12 tháng tuổi sử dụng cỏ P.hamill ăn ngon miệng hơn đã ăn được 15,78 kg/ con/ ngày, B.mulato 2 ngựa ăn ít hơn chỉ được 78,85% so với P.hamill.

3. Sinh trưởng của ngựa Bạch sử dụng 2 giống cỏ P. hamill, B .mulato 2

- Sinh trưởng: Ngựa Bạch được thí nghiệm trên 2 giống cỏ đều cho khả năng sinh trưởng, ở lô ngựa Bạch sử dụng cỏ P.hamill cho sinh trưởng tuyệt đối tốt hơn đạt 273,83 g/con/ ngày và sinh trưởng tương đối đạt 9,44% /kỳ thí nghiệm. Lô ngựa Bạch sử dụng cỏ B.mulato 2 cho sinh trương tuyệt đối thấp hơn chỉ đạt 192,66 g/con/ngày và sinh trưởng tương đối 7,00%/ kỳ thí nghiệm.

- Tiêu tốn thức ăn: Ngựa Bạch sử dụng cỏ P.hamill tăng khối lượng trong kỳ thí nghiệm 32,86 kg/con. Ngựa Bạch được sử dụng cỏ B.mulato 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tăng khối lượng trong kỳ thấp hơn (23,12 kg). Sử dụng cỏ P.hamill cho chăn nuôi ngựa Bạch ngựa thu nhận được nhiều hơn, tăng khối lượng cao hơn đã cho lợi nhuận cao hơn khi cho ngựa sử dụng cỏ B.mulato 2. Với kết quả trên chúng ta nên sử dụng cỏ P.hamill trong chăn nuôi ngựa Bạch.

2. Đề nghị

1.Đất trung du khu vực Thái Nguyên nên bón phân cho cỏ P. hamill

B.mulato 2 như sau: Phân chuồng 20 tấn/ ha; vôi 1 tấn/ ha, phân lân (P2O5) 70

kg/ ha/ năm, phân kali (K2O) 14,5 kg/ ha/ lứa và mức bón phân đạm (N) 50 kg/ ha/ lứa.

2. Cỏ cắt 60 ngày ở lứa sinh trưởng và 45 ngày lứa tái sinh cho chăn nuôi ngựa Bạch trong trang trại và nông hộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Văn An và Tôn Nữ Tiên Sa (2005) Phát triển kỹ thuật cây thức ăn

xanh với nông hộ, do ACIAR và CIAT xuất bản, ACIAR chuyên

khảo số 93.

2. Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị (1976), Gây giống và sử dụng một số giống cỏ

năng suất cao, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr, 19-39.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Đỗ Ánh (2005), Độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr, 12.

4. Đào Văn Bảy, Phùng Tiến Đạt (2007), Giáo trình Hóa nông học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr, 88-101; 123-124.

5. Lê Hòa Bình, Nguyễn Ngọc Hà, Hoàng Mạnh Khải, Ngô Đình Giang (1994), Khảo sát năng suất cây thức ăn mới nhập ở một số vùng và ứng

dụng trong hộ chăn nuôi, Công trình nghiên cứu KHKT chăn nuôi 1991-

1992, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr, 121.

6. Lê Hòa Bình, Nguyễn Thị Mùi, Hồ Văn Núng (1992), Khảo sát năng

suất cây thức ăn mới nhập nội ở một số vùng và ứng dụng trong hộ

chăn nuôi, Công trình nghiên cứu KHKT chăn nuôi, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

7. Bộ nông nghiệp và PTNT (2013), Đánh giá thực trạng chăn nuôi và phát

triển chăn nuôi các tỉnh vùng núi phía bắc 2013-2020, Cao Bằng

28/5/2013, Bộ NN và PTNT.

8. Đinh Văn Cải, De Boever, Phùng Thị Lâm Dung (2004), Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn cho trâu bò khu

vực thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y, Phần

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mức phân đạm đến năng suất, chất lượng của cỏ panicummaxcimum cv hamil , brachiria mulato 2 và sử dụng chúng trong chăn nuôi ngựa bạch giai đoạn 7 – 12 tháng tuổi (Trang 78 - 102)