2. Đề nghị
3.8. Sản lượng chất xanh, VCK và protein của 2 giống cỏ thí
TT Chỉ tiêu
Cỏ P.hamill Cỏ B.mulato 2
Lô ĐC Lô 1 Lô 2 Lô ĐC Lô 1 Lô 2
1
Sản lƣợng chất xanh:
Sinh trưởng 11,97 12,97 14,00 15,10 16,37 17,93
Tái sinh lứa 1 12,87 13,80 14,80 15,30 16,87 18,27
Tái sinh lứa 2 11,20 12,30 13,80 14,90 16,00 17,20
Tổng SL 36,04b 39,07b 42,60a 45,30c 49,24b 53,40a
2
Sản lƣợng vật chất khô:
Sinh trưởng 2,68 2,88 3,02 2,96 3,17 3,34
Tái sinh lứa 1 2,88 3,06 3,19 3,00 3,27 3,40
Tái sinh lứa 2 2,51 2,49 2,97 2,92 3,11 3,19
Tổng SL 8,07a 8,43a 9,18a 8,88b 9,55a 9,93a
3
Sản lƣợng protein
Sinh trưởng 0,24 0,28 0,29 0,30 0,32 0,35
Tái sinh lứa 1 0,25 0,29 0,31 0,30 0,33 0,35
Tái sinh lứa 2 0,22 0,24 0,29 0,30 0,32 0,33
Tổng SL 0,71b 0,81ba 0,89a 0,90c 0,98b 1,03a
Ghi chú: Các giá trị trong cùng 1 hàng ngang của mỗi giống cỏ có chữ cái khác nhau có sự sai khác ( P < 0,05)
* Cỏ P.hamill
Sản lượng chất xanh ở các lứa sinh trưởng và tái sinh đều tăng dần theo các mức bón đạm, sản lượng chất xanh tăng tương ứng với mức bón đạm từ 0, 30,50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kgN/ha/ lứa là 36,04; 39,07; 42,06 tấn/ ha/ 3 lứa. Theo kết quả nghiên cứu tại Nông trường Ba Vì (1983) [53], khi tăng lượng phân đạm bón cho cỏ, sản lượng có thể ảnh hưởng mức bón đạm làm tăng tới 26% năng suất.
Sản lượng vật chất khô ở các lứa cắt (sinh trưởng, tái sinh lần 1, tái sinh lần 2) đều có tổng sản lượng vật chất khô tăng theo mức tăng lượng phân đạm được bón. Tổng sản lượng qua 3 lứa cắt tăng từ lô ĐC, lô1, lô 2 tương ứng là 8,07; 8,43; 9,18 tấn/ ha/ 3 lứa, mức bón phân đạm tăng đã làm tăng tổng sản lượng vật chất khô. Theo Burton và Jacson, (1962) [80]; khi nghiên cứu về ảnh hưởng của phân đạm đến sản lượng VCK của cỏ cũng có kết luận tỷ lệ vật chất khô giảm nhưng tổng vật chất khô có thể tăng từ 8-10% năng suất, thí nghiệm của chúng tôi cũng đã có kết quả tương tự như nghiên cứu trên.
Sản lượng protein: Ở lứa sinh trưởng cỏ P.hamill có tổng sản lượng thấp nhất ở lô ĐC (không bón đạm) và tăng dần theo mức bón đạm 30, 50 kg/ha/lứa, cao nhất ở lô 2. Tổng sản lượng protein của lô ĐC, lô 1, lô 2 tăng dần tương ứng là 0,71; 0,81; 0,89 tấn/ ha/ 3 lứa.
Tăng mức bón đạm đã làm tăng tổng sản lượng chất xanh, tăng sản lượng vật chất khô và sản lượng protein, đã làm tăng về số lượng và chất lương thức ăn cho gia súc từ cỏ P.hamill
* Cỏ B.mulato 2:
Tổng sản lượng chất xanh ở các lứa cắt khác nhau có sự khác nhau, nhưng ở các lô thí nghiệm được bón phân đạm ở mức tăng dần (0, 30, 50 kg/ ha/ lứa) cho sản lượng tăng dần từ 45,30; 49,24; 53,40 tấn/ ha/ 3 lứa.
Tổng sản lượng tăng cũng đã cho sản lượng vật chất khô tăng dần theo mức bón đạm đạt 8,88; 9,55; 9,93 tân/ ha/ 3 lứa cắt.
Sản lượng protein cho thấy giá trị dinh dưỡng thu được/ ha cũng tăng theo mức bón phân đạm đạt thấp nhất ở lô đối chứng là 0,90 tấn/ ha/ 3 lứa và cao nhất ở mức bón đạm cao là lô 2 có sản lượng protein đạt 1,03 tấn/ ha/ 3 lứa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua kết quả trên cho thấy cỏ B.mulato 2 được bón phân đạm ở mứa cao dần (30, 50 kg/ha/ lứa) đã cho năng suất chất xanh, sản lượng vật chất khô và sản lượng protein tăng dần và cao nhất ở mức bón 50kgN/ ha/lứa.
Biểu đồ sản lượng chất xanh của 2 giống cỏ thí nghiệm
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Lô ĐC Lô 1 Lô 2 Lô ĐC Lô 1 Lô 2
Cỏ P. hamil Cỏ B. mulato 2 Lô thí nghiệm Sả n l ượ ng tấ n/ha /lứ a Sản lượng chất xanh: Sinh trưởng Tái sinh lần 1 Tái sinh lần 2
Biểu đồ 3.2. Sản lượng chất xanh của cỏ thí nghiệm
Biểu đồ năng suất VCK của cỏ thí nghiệm
0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4
Lô ĐC Lô 1 Lô 2 Lô ĐC Lô 1 Lô 2
Cỏ P. hamil Cỏ B. mulato 2 Lô thí nghiệm N ăng s uấ t tấ n/ ha / lứ a Vật chất khô: Sinh trưởng Tái sinh lần 1 Tái sinh lần 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Biểu đồ sản lượng Protein của cỏ thí nghiệm
0 0,05 0,1 0,15 0,2 0,25 0,3 0,35 0,4 ĐC TN1 TN2 ĐC TN1 TN2 Cỏ P. hamil Cỏ B. mulato 2 Lô thí nghiệm S ản lư ợ ng t tấ n/ ha / lứ a Protein Sinh trưởng Tái sinh lần 1 Tái sinh lần 2
Biểu đồ 3.4. Sản lượng protein của cỏ thí nghiệm
3.2. Kết quả khảo sát khả năng thu nhận thức ăn của ngựa Bạch sử dụng 2 giống cỏ P.hamill, B.mulato 2 (Thí nghiệm 1) giống cỏ P.hamill, B.mulato 2 (Thí nghiệm 1)
Hai giống cỏ P. hamilll, B. mulato 2, bước đầu nghiên cứu để sử dụng cho chăn nuôi ngựa Bạch. Chúng ta biết ngựa là loài gia súc ăn cỏ song có hệ thần kinh rất mẫn cảm, ngựa được thí nghiệm là ngựa giai đoạn sau cai sữa càng mẫn cảm hơn khi gặp cỏ mới có mùi lạ. Để đánh giá khả năng tăng khối lượng của ngựa Bạch khi sử dụng 2 giống cỏ P. hamilll, B. mulato 2, ảnh hưởng đến sinh trưởng của ngựa phụ thuộc khả năng sử dụng. Chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng thu nhận khi cho ngựa ăn loại cỏ mới này, kết quả được trình bày ở bảng 3.9.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.9. (n = 3con/lô) Đơn vị tính: kg/ con/ngày LÔ I. 1 (P. hamill) LÔ I. 2 (B.mulato 2) 35 16,03 13 45 15,76 12,33 55 15,53 12,00 TB 15,78 12,44 % 100 78,85
Theo dõi bảng 3.9. Ngựa Bạch được chọn thí nghiệm gồm 2 lô, mỗi lô có 1 ngựa đực và 2 ngựa cái. Khối lượng ngựa Bạch lô I.1 là 70,28 kg, lô I.2 là 71,37 kg.
Kết quả thí nghiệm cho thấy lượng cỏ ngựa Bạch ăn được ở 2 giống cỏ
P. hamilll và B.mulato 2 có khác nhau, cả hai giống cỏ ở giai đoạn 35 ngày
ngựa Bạch đều ăn được cao nhất và giảm dần ở cỏ 45 ngày.
Cỏ ở 35 ngày lô I.1 ngựa ăn được được 15,78 kg/ con/ngày thì lô I.2 ngựa ăn được là 12,44 kg/ con/ ngày. Ở cả 3 độ tuổi cỏ thí nghiệm lô I.1 đều ăn được nhiều hơn. Nếu lấy lượng ăn được của cỏ P. hamilll là 100% thì lượng
cỏ B.mulato 2 ngựa Bạch ăn được là 78,85%.
Ở cả hai lô thí nghiệm ngựa đều sử dụng cỏ P. hamilll, B. mulato 2, nhưng theo dõi khả năng thu nhận thì cỏ P. hamilll ngựa ăn ngon miệng hơn, trong quá trình ăn ngựa không bới chọn. Giai đoạn nuôi thử nghiệm hai giống cỏ ngựa tiêu hoá (phân) bình thường.
Theo Đặng Đình Hanh và Nguyễn Thị Tuyết ( 2001)[27], ngựa sau cai sữa là giai đoạn thay đổi điều kiện nuôi dưỡng khá quan trọng vì chuyển từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
việc sử dụng sữa mẹ và một phần thức ăn từ ngoài nay chuyển sang nuôi hoàn toàn thức ăn ngoài, thức ăn non mềm tăng khả năng sử dụng của ngựa lên 5- 7% trong bữa ăn hằng ngày, vậy việc cho ngựa ăn cỏ ở 35 ngày tuổi ngựa ăn được nhiều hơn, cỏ phù hợp là yêu cầu cần thiết cho chăn nuôi gia súc non nhưng luôn thận trọng khi ăn quá nhiều có thể gây rối loạn tiêu hoá, đau bung. Ở đây chúng tôi thấy cỏ P.hamill ngựa ăn ngon miệng hơn cỏ B.mulato 2.
Theo Hội chăn nuôi Việt Nam (2000)[34] Ngựa có hệ thống tiêu hoá dạ dày đơn, tiêu hoá cộng sinh vi sinh vật ở manh tràng, nếu lượng nước cung cấp quá cao trong thức ăn có thể gây rối loạn tiêu hoá, nhất là lúc ngựa còn non có thể gây viêm ruột và đau bụng. Ta thấy cần sử dụng cỏ ở giai đoạn 45 ngày tuổi lúc này cỏ tăng lượng vật chất khô mà cỏ không quá non gây đau bụng đi ngoài cho ngựa và hạn chế kế phát rối loạn tiêu hoá.
Theo Tô Du (1994)[21]. Ở ngựa tiêu hoá tốt, phân thải ra cục tròn mượt, theo dõi phân cũng đánh giá được tình trạng tiêu hoá bình thường hay bệnh lý ở ngựa.
Kết quả theo dõi khả năng thu nhận của ngựa Bạch với 2 giống cỏ trên, đủ điều kiện tiến hành thí nghiêm.
3.3. Sinh trƣởng của ngựa Bạch sử dụng 2 giống cỏ P.hamill, B.mulato 2
(Thí nghiệm 2)
3.3.1. Sinh trưởng tích luỹ của ngựa Bạch
Thí nghiệm được tiến hành trên 12 ngựa Bạch ở giai đoạn 7 - 12 tháng tuổi, chia làm 2 lô thí nghiệm mỗi lô 3 ngựa Bạch đực và 3 ngựa Bạch cái được nhốt riêng biệt nhau. Cho ngựa Bạch ăn thức ăn thô theo khẩu phần ăn cơ sở của Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi là 15% khối lượng cơ thể (khi cho ngựa chăn thả) + 5% khối lượng cơ thể khi (nuôi nhốt tại chuồng) là 20% khối lượng, lượng thức ăn thô này được điều chỉnh ngay sau khi cân ngựa thí nghiệm hằng tháng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cỏ thí nghiệm cho ngựa được lấy cỏ trồng theo công thức thí nghiệm lô 2 và cho ăn ở giai đoạn 45 ngày tuổi. Kết quả sinh trưởng tích luỹ của ngựa được trình bày tại bảng sau: