1. KT doanh thu
1.1 KT doanh thu hoạt động tài chính
1.1.1 Nội dung:
Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:
- Tiền lãi: lãi cho vay; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm, trả góp; lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa,dịch vụ; lãi cho thuê tài chính…
- Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản - Cổ tức, lợi nhuận được chia
- Thu nhập về hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
- Thu nhập từ các hoạt động đầu tư khác.
- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ; khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ; - Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn…
1.1.2 Nguyên tắc:
- Doanh thu hoạt động tài chính được phản ánh trên TK 515 bao gồm các khoản doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia và các hoạt động tài chính khác được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền.
- Đối vơi các khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán chứng khoán, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá mua, số lãi về trái phiếu, tín phiếu hoặc cổ phiếu.
- Đối với các khoản thu nhập từ hoạt động mua bán ngoại tệ, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch lãi giữa giá mua vào và giá bán ra.
- Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu thì chỉ có phần tiền lãi của kỳ mà doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư này mới được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ; còn khoản lãi đầu tư nhận được từ các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì giảm giá trị khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó.
1.1.3 Phương pháp kế toán
1.1.3.1 Chứng từ:
- Giấy báo Có của ngân hàng về khoản lãi tiền gửi - Giấy thu chi ngoại tệ…
1.1.3.2 Tài khoản:
Tài khoản sử dụng: TK515 “Doanh thu hoạt động tài chính”
Nợ
- Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp(nếu có)
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang TK 911-“xác định kết quả kinh doanh”
Có
Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ
1.1.3.3 Sổ sách kế toán:
+ Nhật ký chung
+ Sổ cái TK doanh thu hoạt động tài chính
1.1.3.4 Ví dụ minh họa:
Ngày 29/4, công ty trả nợ cho người bán, số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn được người bán chấp thuận là 570.000 VND. Ta có: Nợ TK 331: 570.000 Có TK 515: 570.000 1.2 KT thu nhập khác 1.2.1 Nội dung: - Nhượng bán, thanh lý TSCĐ
- Khoản thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng - Tiền bảo hiểm bồi thường
- Các khoản thu khó đòi đã được xử lý xóa sổ nay lại thu được tiền - Các khoản nợ phải trả mà chủ nợ không đòi
- Được giảm, hoàn thuế GTGT phải nộp
- Khoản thu nhập bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán năm trước, năm nay phát hiện ra.
1.2.2 Nguyên tắc :
Phải được hạch toán chi tiết cho từng nội dung thu nhập khác. Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh”. Không có số dư cuối kỳ
1.2.3 Phương pháp kế toán:
1.2.3.1 Chứng từ:
- Phiếu thu tiền phạt - Hóa đơn tiền bảo hiểm - Hóa đơn thuế GTGT 1.2.3.2 Tài khoản:
Sử dụng TK 711 – thu nhập khác
Nợ
- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác
- Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập khác
Có
Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ
trong kỳ sang tài khoản 911 “xác định kết quả kinh doanh”
Tài khoản 711- “thu nhập khác” không có số dư cuối kỳ
1.2.3.3 Sổ sách kế toán:
- Sổ nhật ký chung - Sổ cái TK 711
1.2.3.4 Ví dụ minh họa:
Ngày 24/4, thu của công ty Bintai 2.345.000 VND tiền phạt do vi phạm hợp đồng số 03….ta có: Nợ TK 111: 2.345.000 Có TK 711: 2.345.000 2 KT chi phí 2.1 KT chi phí bán hàng 2.1.1 Nội dung:
Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Bao gồm:
Chi phí nhân viên bán hàng: gồm các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm hàng hóa, vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ và các khoản trích theo lương.
Chi phí vật liệu bao bì phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm, bảo quản sản phậm, nhiên liệu để vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ; phụ tùng thay thế dung cho việc sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ của bộ phận bán hàng.
Chi phí dụng cụ, đồ dung phục vụ cho hoạt động bán hàng như các dụng cụ đo lường, bàn ghế, máy tính cầm tay…
Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản sản phẩm, hàng hóa, bộ phận bán hàng như khấu hao nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển.
Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động bán hàng như: chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ; tiền thuê kho bãi; tiền bốc vác vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ; hoa hồng phải trả cho các đại lý và các đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu.. Chi phí bằng tiền đã chi ra để phục vụ cho hoạt động bán hàng gồm chi phí
giới thiệu sản phẩm hàng hóa; chi phí chào hàng, quảng cáo, chi phí tiếp khách
bộ phận bán hàng, chi phí tổ chức hội nghị khách hàng; chi phí bảo hàng sản phẩm…
2.1.2 Nguyên tắc:
Được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, Tài khoản 641 Có thể được mở thêm một số tài khoản cấp 2 để phản ánh một số nội dung chi phí thuộc chi phí bán hàng ở doanh nghiệp. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng doanh nghiệp vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quản kinh doanh”.
2.1.3 Phương pháp kế toán
2.1.3.1 Chứng từ :
Bảng phân bổ tiền lương
Bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
2.1.3.2 Tài khoản:
Tài khoản sử dụng: TK 641 “ chi phí bán hàng” - Nợ
- Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ
Có
- Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng
- Kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ vào bên Nợ TK 911 để xác định kết quả kinh doanh
- Hoặc vào bên Nợ TK 1422 – chi phí chờ kết chuyển 2.1.3.3 Sổ sách kế toán: Sổ nhật ký bán hàng Sổ tiền lương Nhật ký chung 2.1.3.4 Ví dụ minh họa:
Cuối tháng 9, trả tiền lương cho nhân viên ở bộ phận bán hàng là 3.400.000 VND ta có Nợ TK 641: 3.400.000 Có TK 334 3.400.000 2.2 KT chi phí quản lý 2.2.1 Nội dung: 43
Phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,. . .); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ. . .); chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị khách hàng. . .)
2.2.2 Nguyên tắc:
Được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, Tài khoản 642 Có thể được mở thêm một số tài khoản cấp 2 để phản ánh một số nội dung chi phí thuộc chi phí quản lý ở doanh nghiệp. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quản kinh doanh”.
2.2.3 Phương pháp kế toán
2.2.3.1 Chứng từ :
- Bảng phân bổ tiền lương
- Bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ - Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
- Hóa đơn tiền điện, nước, fax, tiền thuê nhà… - Hóa đơn ăn uống tiếp khách…
2.2.3.2 Tài khoản:
Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ
- Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ;
- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
- Dự phòng trợ cấp mất việc làm.
Có
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
2.2.3.3 Sổ sách kế toán:
- Sổ tiền lương - Nhật ký chung
2.2.3.4 Ví dụ minh họa:
- Ngày 20/4, chi 2.00.000 VND mua đồ dung văn phòng
- Ngày 30/4, chi 1.800.000 VND trả lương cho chị Hương trợ lý giám đốc. - Ngày 30/4, chi 1.678.000 VND chi phí tiếp khách.
Ta có : (a) Nợ TK 6423: 2.000.000 Có TK 111: 2.000.000 (b) Nợ TK 6421: 1.800.000 Có TK 334: 1.800.000 (c) Nợ 6428: 1.678.000 Có TK 111: 1.678.000 2.3 KT chi phí tài chính 2.3.1 Nội dung:
Phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán,...dự phòng giảm giá đầu tư tài chính, khoản phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ ỷ giá hối đoái,...
2.3.2 Nguyên tắc:
Phải được hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí. Không hạch toán những nội dung chi phí sau:
- Chi phí phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ; - Chi phí quản lý kinh doanh;
- Chi phí kinh doanh bất động sản; - Chi phí đầu tư XDCB;
- Các khoản chi phí được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác; - Chi phí tài chính khác.
2.3.3 Phương pháp kế toán
2.3.3.1 Chứng từ:
- Phiếu tạm ứng
- Hóa đơn mua bán chứng khoán, mua bán ngoại tệ - Hóa đơn mua bán hàng hóa…
2.3.3.2 Tài khoản:
Sử dụng tài khoản TK 635 - Chi phí tài chính
Nợ
- Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính;
- Lỗ bán ngoại tệ;
- Chiết khấu thanh toán cho người mua;
- Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư;
- Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh (lỗ tỷ giá hối đoái đã thực hiện);
- Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục có tính chất tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh (lỗ tỷ giá hối đoái chưa thực hiện);
- Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã trích lạp năm trước chưa sử dụng hết);
- Kết chuyển hoặc phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư XDCB (lỗ tỷ giá- Giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành đầu tư vào chi phí tài chính;
- Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác.
Có
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết); - Cuối kỳ kế toán năm, kết chuyển trường toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
2.3.3.3 Sổ sách kế toán:
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái tài khoản 635- chi phí tài chính
2.3.3.4 Ví dụ minh họa:
- Ngày 2/5, chiết khấu thanh toán cho công ty Bintai được hưởng do thanh toán tiền mua hàng trước hạn là 540.000 VND.
Nợ TK 635: 540.000 Có TK 131: 540.000
2.4 KT chi phí khác
2.4.1 Nội dung:
Phản ánh các khoản chi phí khác phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp.
Chi phí khác của doanh nghiệp gồm:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán (nếu có);
- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi giá vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; - Bị phạt thuế, truy thu thuế;
- Các khoản chi phí khác. 2.4.2 Nguyên tắc:
Phải được hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí. Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh”. Không có số dư cuối kỳ
2.4.3 Phương pháp kế toán
2.4.3.1 Chứng từ:
- Hóa đơn tiền phạt
- Bảng chi tiết thanh lý TSCĐ…
2.4.3.2 Tài khoản:
Nợ
Các khoản chi phí phát sinh trong kỳ.
Có
Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
2.4.3.3 Sổ sách kế toán
- Nhật ký chung
- Sổ cái TK 811- chi phí khác
2.4.3.4 Ví dụ minh họa:
- Ngày 15/3, do vi phạm hợp đồng kinh tế, phải đền bù cho khách hàng khoản tiền là 1.243.000 VND. Ta có:
Nợ TK 811: 1.243.000
Có TK 111: 1.243.000